Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 6: Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô 10 đoạn văn mẫu lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô, thuộc sách Kết nối tri thức 6, tập 1.

Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô
Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô

Tài liệu bao gồm 10 đoạn văn mẫu lớp 6, vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.

Đề bài: Trong Cô Tô, mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng (5 – 7 câu) chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của các tác phẩm khác mà em biết). 

Đoạn văn mẫu số 1

Trong bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân đã có đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc vô cùng đặc sắc. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn” cùng với đó, tác giả cũng có cách miêu tả rất tinh tế, độc đáo “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”; “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Hình ảnh mặt trời mọc hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, tròn đầy và căng tràn sức sống. Thế mới thấy được cái tài tình trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh của Nguyễn Tuân.

Đoạn văn mẫu số 2

Khi đọc đoạn trích bài kí Cô Tô, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh so sánh mặt trời mọc. Nguyễn Tuân đã có những câu văn đầy tinh tế, độc đáo về mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”; “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”. Từ đó, tôi cảm nhận được vẻ đẹp tròn đầy, rực rỡ của mặt trời lúc bình minh ở Cô Tô. Cùng với đó, thiên nhiên cũng hiện lên mang vẻ huy hoàng, rực rỡ. Có thể liên tưởng so sánh với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận cũng miêu tả: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Ở bài thơ này, mặt trời mọc gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Tham khảo thêm:   Top 5 quán bún riêu luôn đông khách tại TP.HCM

Đoạn văn mẫu số 3

Ở bài kí “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã có một đoạn văn miêu tả cảnh trời mọc độc đáo. Nhà văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh mặt trời “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Hình ảnh so sánh cho thấy được tài năng sử dụng ngôn từ bậc thầy cũng như cái tinh tế, khéo léo của Nguyễn Tuân. Người đọc có thể hình dung vẻ đẹp của thiên nhiên Cô Tô đầy rực rỡ, tròn đầy và đặt trong mối giao thoa với con người.

Đoạn văn mẫu số 4

Khi đọc đoạn trích Cô Tô, người đọc sẽ cảm thấy ấn tượng nhất với đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Với cách so sánh này, hình ảnh mặt trời hiện lên đầy sinh động, tuyệt đẹp. Từ đó, chúng ta thấy được vẻ đẹp tráng lệ của thiên nhiên nơi đảo Cô Tô. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự tinh tế, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đoạn văn mẫu số 5

Với đoạn trích “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã có một đoạn văn miêu tả mặt trời mọc hết sức thần tình. Đặc biệt, chúng ta phải nhắc đến hình ảnh so sánh “mặt trời trên đảo sau cơn bão” với “lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn tròn trĩnh, phúc hậu”. Có thể thấy, vẻ đẹp rực rỡ cũng như màu sắc của mặt trời lúc bình minh hiện lên thật sinh động qua cách so sánh thật thú vị. Chúng ta có thể hình dung về hình ảnh của một vầng thái dương không chỉ huy hoàng rực rỡ mà còn tượng trưng cho cuộc sống ấm no, bình dị trên đảo Cô Tô thân thương. Ta có thể so sánh với bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận cũng đã có một hình ảnh mặt trời trên biển “Mặt trời đội biển nhô màu mới” đầy ấn tượng. Mặt trời trong câu thơ của Huy Cận gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển. Hình ảnh này thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới thiên nhiên. Mỗi hình ảnh đều có nét độc đáo riêng, thể hiện được cái tài tình của tác giả.

Tham khảo thêm:   Địa lí 8 Bài 2: Địa hình Việt Nam Soạn Địa 8 sách Cánh diều trang 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99

Đoạn văn mẫu số 6

Trong đoạn trích của bài kí Cô Tô, đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc đã đem đến nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Tuân đã sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo: “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên như một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”. Việc sử dụng hình ảnh khiến cho thiên nhiên trở nên rực rỡ, tráng lệ. Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự tinh tế, sáng tạo của nhà văn Nguyễn Tuân.

Đoạn văn mẫu số 7

Tác giả Nguyễn Tuân trong bài kí Cô Tô đã có đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc rất đẹp. Nhà văn đã sử dụng hình ảnh so sánh “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…”. Với việc sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, hình ảnh so sánh trên đã cho thấy vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ của thiên nhiên Cô Tô. Khung cảnh thiên nhiên rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

Đoạn văn mẫu số 8

Trong đoạn trích bài kí Cô Tô, Nguyễn Tuân có sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh, nhưng ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh so sánh mặt trời mọc. Nhà văn đã khéo léo so sánh mặt trời lúc bình minh: “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm…”. Qua cách so sánh này, hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận cũng miêu tả: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Hình ảnh mặt trời mọc ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Tham khảo thêm:   9 điều cấm kỵ mà chị em phụ nữ cần lưu ý khi 'tới tháng'

Đoạn văn mẫu số 9

Trong bài kí “Cô Tô”, Nguyễn Tuân đã có một đoạn văn miêu tả cảnh trời mọc độc đáo. Nhà văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh – “mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn”, “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Những hình ảnh trên đã cho thấy được tài năng của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh. Cảnh tượng hiện lên thật hùng vĩ, đường bệ y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.

Đoạn văn mẫu số 10

Đến với bài kí “Cô Tô”, Nguyễn Tuân có sử dụng rất nhiều hình ảnh độc đáo, trong số đó là hình ảnh mặt trời mọc. Nhà văn đã so sánh mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. C ách so sánh gợi tả ra trước mắt người đọc hình ảnh mặt trời trên biển hiện lên huy hoàng, rực rỡ qua tài năng quan sát tinh tế của Nguyễn Tuân. Đến với “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh mặt trời mọc: “Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Nhưng mặt trời ở đây gắn với cuộc sống lao động của người dân miền biển, thể hiện hy vọng về một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Còn cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới thiên nhiên. Cách so sánh độc đáo cũng đã cho thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Tuân.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 6: Ý nghĩa của hình ảnh so sánh mặt trời lúc bình minh trong bài Cô Tô 10 đoạn văn mẫu lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *