Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp những kết bài về tác phẩm Sóng hay nhất (87 mẫu) Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh bao gồm 87 mẫu kết bài dễ nhớ, ngắn gọn và các mẫu nâng cao dành cho các bạn học sinh giỏi lớp 12. Thông qua kết bài hay về bài thơ Sóng các bạn có nhiều tư liệu tham khảo để có thêm những cảm hứng cho cách kết thúc bài viết của mình.

Sóng của Xuân Quỳnh là một trong những tác phẩm trọng tâm thuộc chương trình Ngữ văn 12 và ôn thi THPT Quốc gia. Chính vì thế với 87 kết bài Sóng sẽ giúp các bạn nhận được sự đánh giá cao của người đọc. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài văn phân tích Sóng, cảm nhận Sóng và mở bài Sóng.

Mục Lục Bài Viết

Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh hay nhất

  • Kết bài cảm nhận bài thơ Sóng 
  • Kết bài phân tích bài thơ Sóng
  • Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu
  • Kết bài phân tích khổ thơ 3 và 4
  • Kết bài phân tích khổ thơ 5 và 6
  • Kết bài phân tích ba khổ cuối
  • Kết bài phân tích hai khổ thơ cuối
  • Kết bài phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ
  • Kết bài cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng 
  • Kết bài vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại 

Kết bài cảm nhận bài thơ Sóng

Kết bài mẫu 1

Tình yêu dù có mãnh liệt, dữ dội đến bao nhiêu cũng không thể vượt qua được quy luật khắc nghiệt của cuộc đời, cũng có lúc sẽ gặp phải những trắc trở, thâm chí là chia ly, đó là lẽ đương nhiên. Nhưng không vì thế mà nó lại mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng muôn thuở hay sớm bị lãng quên; mà qua năm tháng, càng nhiều khó khăn thử thách thì tình yêu ấy lại càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc và bền vững hơn. Dù có thể là tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa kia không thể đến được bến bờ của hôn nhân, của hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một kỷ niệm đẹp, một kỷ niệm đáng nhớ trong đời của mỗi con người, nếu chúng ta biết nâng niu, biết trân trọng và gìn giữ nó như một món quà quý giá mà cuộc sống đã ban tặng cho ta!

Kết bài mẫu 2

Như vậy, với kết cấu song hành của hai hình tượng “sóng” và “em” vừa hòa quyện, vừa tách biệt, nhà thơ Xuân Quỳnh đã diễn tả về một tình yêu vừa mang vẻ đẹp hiện đại mới mẻ, nhưng cũng đậm chất truyền thống qua lăng kính độc đáo của người phụ nữ đang say đắm trong tình yêu. Bằng thể thơ năm chữ quen thuộc cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, nữ thi sĩ đã tạo lên một khúc tình ca bất hủ về tình yêu gắn với niềm thương, nỗi nhớ và hạnh phúc giản dị đời thường.

Kết bài mẫu 3

Tình yêu dù mãnh liệt, dữ dội đến mấy cũng không thể vượt qua qui luật khắc nghiệt của cuộc đời, cũng có lúc gặp phải trắc trở, chia ly, đó là lẽ tất nhiên. Nhưng không vì thế mà tình yêu mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng, hay sớm bị lãng quên; mà qua năm tháng, càng nhiều thử thách tình yêu ấy càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc hơn. Dù có thể, tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa không thể đến được bến bờ của hôn nhân, hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một ký ức, kỷ niệm đẹp trong đời của mỗi con người, nếu chúng ta biết nâng niu, trân trọng, gìn giữ, như một món quà quí giá mà cuộc sống đã ban tặng cho ta!

Kết bài mẫu 4

Như vậy, qua kết cấu song hành bằng việc sử dụng hai hình tượng “sóng” và “em” vừa quyện hòa, vừa tách biệt, tác giả Xuân Quỳnh đã diễn tả về một tình yêu vừa mang vẻ đẹp hiện đại mới mẻ, vừa đậm chất truyền thống qua lăng kính độc đáo của người phụ nữ say đắm trong tình yêu. Bằng thể thơ năm chữ cùng cách ngắt nhịp linh hoạt, nữ sĩ đã tạo nên một bài ca bất hủ về tình yêu gắn với niềm thương, nỗi nhớ và hạnh phúc bình dị đời thường.

Kết bài mẫu 5

Đầy đủ sắc thái của tâm trạng người đang yêu nỗi khát khao, niềm đam mê bất tận, nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ bắt gặp một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ nữa. Nhưng rõ ràng, ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Kết bài mẫu 6

Tóm lại, “Sóng” là tác phẩm tuyệt vời viết về tình yêu, một bài thơ trong sáng, ý nhị mà sâu sắc. Bài thơ như tiếng lòng của nữ sĩ về tình yêu và khao khát yêu thương. Như trong tác phẩm “Tự hát” Xuân Quỳnh từng viết:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Trái tim vẫn ngừng đập khi không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.

Kết bài phân tích bài thơ Sóng

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà.

Kết bài mẫu 2

Với hình tượng “sóng” giàu sức biểu cảm và trên cơ sở khám phá sự tương đồng “sóng” và “em”, Xuân Quỳnh đã diễn tả một cách chân thực và đầy đủ nhất tình yêu của một người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách, bão giông của cuộc đời và sự hữu hạn của đời người để sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu ấy vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa có những nét hiện đại.

Kết bài mẫu 3

Đầy đủ sắc thái tâm trạng của người đang yêu: nỗi khát khao niềm đam mê bất tận nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ còn bắt gặt một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ tình nữa, nhưng rõ ràng, ở bài “Sóng”, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh đã làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Kết bài mẫu 4

Qua hình tượng sóng để tác giả cũng nói lên quy luật bất diệt của tình yêu. Các câu thơ mặc dù ngắn về số lượng từ nhưng lại có sức cô đọng và giàu giá trị gợi hình gợi tả. Để rồi, người đọc cũng cảm thấy những con sóng đang gối thúc vào lòng mình.

Kết bài mẫu 5

Tác giả Xuân Quỳnh đã thổi và tâm hồn người đọc những cảm xúc thật giản dị, nhưng cũng vô cùng mãnh liệt về tình yêu của mình. Bài thơ “Sóng” đã trở thành một tuyệt phẩm vô cùng hay của tác giả về đề tài tình yêu. Nó trở thành dấu ấn riêng khó phai khi nhớ về thơ của Xuân Quỳnh.

Kết bài mẫu 6

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ.

Kết bài mẫu 7

Khát khao tình yêu luôn là niềm trăn trở trong tim mỗi người. Tình yêu mà người nữ nghệ sĩ ấy gửi tới chúng ta qua bản hòa ca Sóng thật chân thành, giản dị. Mấy ai trong tình yêu có thể đắm say, trọn vẹn và dâng hiến hết mình. Sẽ không ngoa khi nói những vần thơ Xuân Quỳnh ý nghĩa và tha thiết. Mỗi người độc giả hôm nay, bạn và tôi. Tất cả chúng ta đều chiêm nghiệm được cho mình một dòng chảy yêu ngọt ngào trong lời ca Sóng.

Kết bài mẫu 8

Đọc thơ của Xuân Quỳnh thích lắm, thích vì cái hồn nhiên, yêu đời, thích vì cái mong ước về tình yêu lứa đôi thật dung dị, nhưng tràn đầy cảm hứng lãng mạn, bay bổng. Dù trong độ tuổi nào, nhưng ta có thể thấy rằng thơ Xuân Quỳnh viết về tình yêu vẫn vậy, vẫn tràn ngập hy vọng đẹp đẽ, thể hiện cái tôi của người phụ nữ Việt Nam trong tình yêu, cuộc sống. Nỗi khao khát yêu và được yêu lúc nào cũng mãnh liệt, trực chờ tuôn trào mạnh mẽ. Thơ của bà cũng ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt, một lòng một dạ, hy sinh vì tình yêu. Tác giả sử dụng tài tình hình ảnh con sóng để nói thay cho tâm trạng người phụ nữ khi yêu, một hình ảnh vừa giản dị, dễ hình dung lại mang tính biểu tượng cao, đem lại cho bài thơ hiệu quả nghệ thuật và mạch cảm xúc dạt dào, việc thể hiện tâm tư của Xuân Quỳnh được trọn vẹn. Sóng – Bài thơ cho tình yêu của phụ nữ.

Tham khảo thêm:   Trứng cá tầm có công dụng gì? Vì sao trứng cá tầm có giá rất đắt?

Kết bài mẫu 9

Xuân Quỳnh đã thăng hoa tình yêu trong trái tim mình để thành một tác phẩm tuyệt tác. Nổi bật lên trong bài thơ tâm trạng khi đang yêu của nhân vật “em” với nhiều cung bậc cảm xúc. Bài thơ sẽ sống mãi trong lòng những ai đã, đang và sẽ đến với tình yêu.

Kết bài mẫu 10

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có một cách thể hiện riêng về khát vọng tình yêu. Bao trùm lên là sự chân thực trong tình cảm, dường như chỉ nói những điều mà nhà thơ đã thể nghiệm sâu sắc. Cách nói ở đây táo bạo, nhiều khi quyết liệt chứ không dè dặt, sẽ sàng. Hình tượng “sóng” được xây dựng sinh động, hàm chứa nhiều ý nghĩa phong phú, tuy nhiên nó thường bị giải thích bằng những lời thổ lộ tình cảm trực tiếp của nhân vật trữ tình. Với một vẻ đẹp khá độc đáo, khá riêng đó, bài thơ đã giành được cảm tình tốt đẹp của rất nhiều người đọc trong những năm qua. Như mong ước của Xuân Quỳnh, “giữa biển lớn tình yêu”, con sóng thơ được chị hóa thân vẫn còn dào dạt vỗ.

Kết bài mẫu 11

Đoạn thơ trên đã khắc họa lại hình tượng sinh động hình tượng sóng và hình tượng em. Qua hình tượng sóng tác giả muốn nói lên quy luật bất diệt tình yêu. Đoạn thơ trên rất thành công với thể thơ 5 chữ. Các câu thơ ngũ ngôn nối tiếp nhau như những con sóng miên man, dạt dào ngoài đại dương.

Kết bài mẫu 12

Xuân Quỳnh đã tìm được một cách nói riêng để bộc lộ tình yêu, những dung động của lòng mình với một giọng thơ kể lể, tâm tình vừa êm ái, nhẹ nhàng vừa thiết tha. Âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ngân nga do sự phối âm, phối vần tài tình như những con sóng cứ nối nhau không dứt. Sự hiệp vần – cước vận và yêu vận xen kẽ nhau – tạo ra bài thơ giàu nhạc tình. (vần xen kẽ giữa các câu: lẽ – bể – thế – trẻ…, vần liền nhau: trẻ – bể, phương – dương, bờ – trở). Sự hiệp vần và phối thanh nhịp nhàng, hài hòa này nhằm diễn tả những cơn sóng của thiên nhiên và lòng người cứ trải dài triền miên, vô tận. Bài thơ vì thế có cả âm vang của sóng, gió thiên nhiên và sóng của tâm hồn. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay, mãi mãi còn âm vang trong lòng người đọc.

Kết bài mẫu 13

Sóng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh và của thơ ca Việt Nam hiện đại viết về đề tài tình yêu. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Kết bài mẫu 14

Thơ Xuân Quỳnh là tiếng thơ vừa dịu dàng vừa sâu lắng vừa dữ dội lại vừa thiết tha. Nhớ tới chị chúng ta càng thêm trân trọng những thi phẩm đặc sắc của chị. Cùng với “Thuyền và biến”, “Sóng” là những bài ca không thể nào quên của tuổi trẻ và tình yêu. Xin cảm ơn nữ thi sĩ đã hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp về tình yêu con người và cuộc sống.

Kết bài mẫu 15

Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ.

Kết bài hình tượng sóng và em trong bài thơ Sóng

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, “Sóng” là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi đã nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn ngập yêu thương của chị.

Kết bài mẫu 2

Sóng là một bài thơ tiêu biểu về tình yêu cho phong cách thơ của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, thủy chung. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, hạnh phúc lớn lao của con người. Hình tượng “sóng” được khám phá dựa trên sự tương đồng, hòa hợp với “em”.Hình tượng “em” vừa mang nét truyền thống lại vừa mang nét hiện đại, chủ động tìm tình yêu, táo bạo thể hiện nỗi nhớ, niềm lo âu. Bằng ngôn ngữ trong sáng và bình dị, bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng “sóng” và “em”, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Kết bài mẫu 3

Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn vướng đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng “sóng” mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nỗi khao khát tình yêu của nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt Nam, trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng , một cách cảm nhận riêng về sóng – biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất vĩnh hằng mãi mãi.

Kết bài mẫu 4

“Sóng” của Xuân Quỳnh là một bài thơ hay nhất về tình yêu, qua bài thơ ta cảm nhận được vẻ đẹp trẻ trung, tâm hồn trong sáng đa tình của người con gái. Người con gái ấy đã chủ động bày tỏ tình yêu những khao khát rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu.

Kết bài mẫu 5

Qua bài thơ “Sóng”, tác giả Xuân Quỳnh đã tái hiện trái tim khao khát yêu đương và hạnh phúc đời thường của người phụ nữ qua nhiều cung bậc khác nhau và đa sắc thái giống như âm điệu của những con sóng trên biển cả. Âm điệu đó được tạo nên từ hai hình tượng “sóng” và “em” song hành, đồng hiện xuyên suốt bài thơ, vừa sóng đôi, quyện hòa vừa tách biệt. Ngoài ra, thể thơ năm chữ cùng sự linh hoạt trong cách phối âm, ngắt nhịp cũng góp phần diễn tả tình yêu lúc nồng nàn, tha thiết, lúc trầm lắng, suy tư. Qua đó, chúng ta có thể thấy được “Nỗi khát vọng tình yêu – Bồi hồi trong ngực trẻ” luôn thường trực trong trái tim và tâm hồn ngập tràn tình yêu thương đằm thắm, thiết tha của nữ sĩ Xuân Quỳnh.

Kết bài mẫu 6

Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được khát vọng tình yêu mãnh liệt và khao khát vươn tới sự vĩnh hằng, bất biến nhưng vẫn chứa đựng dự cảm của sự lo âu qua nhãn quan của một người phụ nữ đa sầu, đa cảm. Tất cả đã được tái hiện thành công thông qua việc sử dụng thể thơ năm chữ, nhịp điệu linh hoạt. Tình yêu đã được khám phá, nhìn nhận thông qua hình tượng “sóng” trong sự quyện hòa, sóng đôi với hình tượng nhân vật trữ tình “em”. Qua đó, chúng ta có thể thấy được cái “tôi” tràn đầy cảm xúc khao khát hướng đến một tình yêu tuyệt đối, thể hiện một trái tim đang yêu đằm thắm, chân thành giống như những vần thơ trong bài thơ “Tự hát”:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi…”

Kết bài mẫu 7

Như vậy, qua cấu trúc song hành giữa hai hình tượng “sóng” và “em”, bài thơ đã khắc họa thành công tâm trạng của người phụ nữ đang đắm chìm trong một tình yêu đằm thắm, tha thiết cùng khát vọng về sự thủy chung. Đồng thời, sắc điệu trữ tình của bài thơ đã góp phần thể hiện vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Đặc biệt, ra đời trong bối cảnh tàn khốc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, thi phẩm đã tô đậm hơn nữa khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhà thơ. Qua đó, chúng ta có thể khẳng định: “Sóng không chỉ là “Hoa dọc chiến hào” mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng”.

Kết bài mẫu 8

Như vậy, với đầy đủ sắc thái tâm trạng, cảm xúc của người đang yêu đó là nỗi khát khao, niềm đam mê bất tận có được hạnh phúc và nỗi nhớ nhung, suy tư lắng đọng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ một cách thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ “Sóng”. Sau này, ta sẽ còn bắt gặt một Xuân Quỳnh với giọng thơ tha thiết, nồng nàn, hay một Xuân Quỳnh với tấm lòng nhân hậu trong nhiều bài thơ tình khác nữa, nhưng rõ ràng, ở “Sóng”, nhà thơ đã thể hiện khá đầy đủ phong cách thơ ca của mình. Giữa những năm tháng chiến tranh khốc liệt đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh đã làm cho người ta có thêm niềm tin vào sự sống, vào con người hơn nữa. Sóng đã mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn độc giả, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Kết bài mẫu 9

Sóng là một bài thơ về tình yêu tiêu biểu nhất cho tư tưởng cũng như phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, đằm thắm vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, lại vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã trải qua nhiều cay đắng trong tình yêu, thì giọng thơ của nhà thơ đã không còn phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng về tình yêu vẫn tồn tại vĩnh hằng trong trái tim tràn ngập yêu thương của nhà thơ.

Kết bài phân tích 2 khổ thơ đầu

Kết bài mẫu 1

Và dẫu cho thời gian mãi là một dòng tuyến tính không bao giờ quay trở lại thì sóng vẫn cứ mãi hát khúc ca của đại dương bất diệt, vẫn cứ là mình, vẫn “dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ”.Cũng giống như tình yêu,những khát khao về tình yêu luôn luôn là những hoài bão đang đập nhanh trong trái tim của những người trẻ. Câu chuyện tình yêu là câu chuyện của tôi, của bạn, của chúng ta, của quá khứ, hiện tại và muôn đời sau sẽ còn nhắc mãi, nhắc hoài. Còn đại dương là còn sóng, còn những trái tim đang đập trong lồng ngực là còn tình yêu.

Kết bài mẫu 2

Từ ngàn năm trước đến vạn năm sau, từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất đến khi con người vĩnh viễn tan biến vào cõi hư vô, những con sóng cứ miệt mài xô vào bờ cát, vẫn náo nức cất lên bản tình ca tha thiết, ngọt ngào. Từ ngàn năm qua, sóng đã xôn xao, rạo rực như thế và ngàn năm sau, sóng vẫn cồn cào, da diết. Có khác nào sóng biển mãi xô bờ, yêu đương là khát vọng muôn đời của loài người. Hàng ngàn năm qua, con người đã yêu, hàng vạn năm sau.

Kết bài mẫu 3

Đoạn thơ đã giúp chúng ta hiểu được về tình cảm và hồn thơ của Xuân Quỳnh. Dù sống trong hoàn cảnh nào tiếng thơ của Xuân Quỳnh vẫn hồn nhiên tươi tắn với những khát vọng hạnh phúc đời thường. Đúng như lời chị viết:

“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau
Niềm vui sướng với em là có thật
Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực
Giây phút nào tim chẳng đập vì anh”

Kết bài mẫu 4

Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.

Kết bài mẫu 5

Xuân Quỳnh khám phá tình yêu không phải bằng lí trí mà bằng trực cảm của một trái tim yêu chân thành và hồn nhiên. Đằng sau con sóng ấy, đằng sau quy luật ấy, ta thấy chính bóng dáng của nhà thơ: một cô gái tinh tế, nữ tính, khao khát yêu và được yêu.

Tham khảo thêm:  

Kết bài mẫu 6

Với trái tim yêu thiết tha, nồng nàn cùng lý trí sắc sảo và một tâm hồn chân thành, Xuân Quỳnh đã phát hiện và khái quát nên quy luật của tình yêu qua hình tượng sóng. Nét đặc sắc trong cả nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ này đã góp phần tạo nên sự thành công của tác phẩm cũng như khẳng định tài năng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Kết bài mẫu 7

“Với Xuân Quỳnh, thơ là sống, sống là thơ. Cứ hết mình sống, hồn nhiên viết, trút trọn vẹn cái tôi của mình vào mỗi thi phẩm, thi tứ, mỗi thi ảnh, thi điều đó là cách thơ Xuân Quỳnh. Không mặt nạ, không son phấn, không vay mượn, không lên gân, Xuân Quỳnh đã gửi mình vào thơ.” (Chu Văn Sơn). Và Xuân Quỳnh đã sống mãi bằng những câu thơ như thế.

Kết bài mẫu 8

Con gái khi yêu luôn là như thế, luôn mâu thuẫn, đối lập trong lời nói và hành động. Nếu yêu một người con gái mà không biết nhìn thẳng vào mắt người đó thì chắc chắn một điều rằng anh chàng sẽ khó lòng hiểu và yêu thương cô gái trọn vẹn.Hành trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế. Họ dũng cảm từ bỏ những ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu bao dung. Việt Nam là một nước có lịch sử ơn một nghìn năm phong kiến và chế độ phong kiến đã đè nặng tư tưởng phụ nữ Việt. Thời kì những năm 1967 ảnh hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, mà thậm chí còn rơi rớt đến một số thế hệ trẻ hiện nay thế nhưng ở Xuân Quỳnh ta bắt gặp một con người hiện đại, thông minh và sắc sảo,luôn khát khao hướng tới một tình yêu vĩ đại.

Kết bài mẫu 9

Thế nhưng câu thơ mang sắc thái mạnh mẽ thể hiện được sự kì công, quyết liệt của người phụ nữ trong tình yêu. Dám khát khao, dám mơ ước và dám hành động để đi tìm hạnh phúc cho cuộc đời mình. Con sóng trong thơ Xuân quỳnh thật phi thường có bản lĩnh và đầy cá tính. Đây là nét độc đáo của người phụ nữ hiện đại, vô cùng chủ động, táo bạo và đầy dũng cảm. Lúc này trong tâm hồn và trái tim người phụ nữ đang chan chứa biết bao hạnh phúc, bao ước niệm tươi đẹp về tình yêu.

Kết bài mẫu 10

Câu chuyện tình yêu sẽ không là của riêng một ai, trong trái tim chúng ta đều tồn tại một tình yêu có lúc bình lặng rồi sẽ có lúc trào dâng mạnh mẽ, luôn muốn yêu và được yêu. Hai khổ thơ đầu bài Sóng cho thấy rõ hơn về phong cách thơ của Xuân Quỳnh và nét hiện đại của thi sĩ trước tình yêu nồng nàn, sôi nổi, chủ động.

Kết bài mẫu 11

Hai khổ thơ đầu giống như khúc nhạc dạo đầu, đã mở ra toàn bộ mạch cảm xúc của bài thơ Sóng, đồng thời gợi cho người đọc những cảm nhận mới lạ bởi cách diễn đạt trẻ trung, mà vô cùng sâu sắc, đậm chất thơ Xuân Quỳnh.

Kết bài phân tích khổ thơ 3 và 4

Kết bài mẫu 1

Một nhà phê bình Pháp từng khẳng định: “Thơ, tự truyện của khát vọng” có lẽ là dành cho Xuân Quỳnh. Thơ ca, với bà, là sự sống, là tình yêu, làm thơ là được sống với chính mình, sống đầy đủ và trọn vẹn mình. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta cũng cảm nhận được tình yêu và nghe được khát vọng trong mình. Đó là lý do, vượt qua sự băng hoại thời gian, thơ ca đã, vẫn và sẽ sống cùng ta đến ngày tận thế.

Kết bài mẫu 2

“Tình yêu luôn có quy luật riêng mà lí trí thì không thể nào hiểu nổi”. Tình yêu đôi lứa mêng mang như đại dương, tự nhiên và bí ẩn. Đó là những chân lí xưa cũ mà ai cũng biết. Đóng góp của Xuân Quỳnh là tạo ra tiếng nói rât riêng đằm thắm nét duyên con gái về những điều xưa cũ ấy. Không nghiêng về tư duy logic như ông hoàng thơ tình Xuân Diệu, nữ sĩ Xuân Quỳnh nói bằng tiếng nói của cảm xuac trái tim. Không cắt nghĩa rõ ràng cụ thể, Xuân Quỳnh chỉ khơi gợi để người đọc tự chiêm nghiệm suy ngẫm. Chính điều đó tạo nên sức hấp dẫ của Xuân Quỳnh.

Kết bài mẫu 3

Bài thơ “Sóng”, và đặc biệt là hình tượng sóng đã phần nào thể hiện được ngổn ngang những trăn trở, bâng khuâng trong lòng nhà thơ Xuân Quỳnh. Nữ sĩ ngẫm về tình yêu – thứ tình cảm muôn đời đẹp đẽ, thiêng liêng. Đó có thể là thứ tình cảm mang trong mình nhiều đối lập. Và đọc khổ thơ ba, bốn ta hiểu được tình yêu trong cảm nghĩ Xuân Quỳnh còn là một tình yêu đẹp chỉ có thể được cảm nhận mà không thể tìm kiếm cội nguồn và cắt nghĩa, lý giải được nó. Từ chân lý đó, người yêu văn chương, yêu thơ Xuân Quỳnh càng ấn tượng hơn với bài thơ “Sóng” và yêu mến cái nhìn nghệ thuật đầy tinh tế cùng cách thể hiện sinh động, sáng tạo của nhà thơ.

Kết bài mẫu 4

Chỉ với hai khổ thơ ngắn, nhưng cách diễn đạt nhỏ nhẹ cùng với những câu hỏi vừa như nghi vấn, vừa như giãi bày đã phần nào lột tả nét nữ tính, mềm mại trong hồn thơ Xuân Quỳnh. Đồng thời ở hai khổ thơ này, người đọc cũng thấy thêm một nét mới mẻ nữa của những trái tim yêu trong hành trình kiếm tìm, chinh phục, lí giải cội nguồn của tình yêu.

Kết bài mẫu 5

Chỉ với hai khổ thơ ngắn gọn, cô đọng nhưng ta vẫn cảm nhận được nỗi niềm của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một tình yêu đằm thắm thiết tha nhưng không kém phần nồng hậu da diết. Đây cũng chính là một hồn thơ đầy thiên tính nữ. Gieo vào lòng người những xúc cảm nhẹ nhàng về tình yêu nhưng cũng đủ lắng đọng để ta phải chiêm nghiệm.

Kết bài mẫu 6

Người thiếu nữ trong bài thơ “Sóng” đã “tự hát” về nỗi khao khát được yêu thương, được sống thủy chung trong tình yêu hạnh phúc. Hình tượng “sóng” gợi lên bao cảm xúc mạnh mẽ, nồng nàn, phong phú và bất ngờ. Sóng thật mãnh liệt. Em thật nồng nàn say mê bởi lẽ với em thì tình yêu là “khát vọng”.

Kết bài mẫu 7

Người thiếu nữ trong khổ 3 và 4 bài sóng đã “tự hát” về nỗi khao khát được yêu thương, được sống thủy chung trong tình yêu hạnh phúc. Hình tượng sóng gợi lên những rung động nồng nàn, còn “em” hiện lên thật say mê bởi lẽ với em, tình yêu là một nỗi khát vọng dường như kéo dài vô tận.

Kết bài mẫu 8

Ra đời trong hoàn cảnh khói bom những năm 1967, “Sóng” đã vượt thoát ra khỏi dòng thơ cách mạng vốn rất phổ biến lúc bấy giờ để mang đến cho người đọc cảm xúc thơ mới mẻ. Nó xứng đáng trở thành một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỉ XX.

Kết bài phân tích khổ thơ 5 và 6

Kết bài mẫu 1

Tình yêu vốn là đề tài muôn thuở của thơ ca. Trong tình yêu, con người luôn có nhu cầu được chia sẻ, giãi bày. Có thể nói, trong bài thơ này, với “Sóng”, Xuân Quỳnh đã tìm thấy một hình tượng nghệ thuật độc đáo, phù hợp để nói lên một cách đầy đủ và chân thật những biểu hiện đa dạng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

Kết bài mẫu 2

Hai khổ thơ là những chiêm nghiệm, khám phá và đúc kết của nhà thơ về tình yêu: yêu là nhớ, yêu là thủy chung. Những người đang yêu có lẽ thấy chính mình cũng là “em”, cũng bồi hồi nhớ người yêu và một lòng mong ước bền chặt gắn bó. Những người chưa yêu có lẽ thấy khát khao cũng được trải qua những sắc thái chẳng gì có thể mang lại được ấy. Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã khơi dậy sắc thái yêu trong lòng người đọc như thế đấy.

Kết bài mẫu 3

Với hai khổ thơ, Xuân Quỳnh một lần nữa khắc họa tình yêu người phụ nữ. Cách sử dụng các biện pháp tu từ, đối lập, tương phản, điệp, cách sử dụng từ cảm thán và cách mượn hình tượng sóng đã góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Với thành công của mình, Sóng luôn xứng đáng là bài thơ tình được mọi thế hệ thanh niên yêu thích.

Kết bài mẫu 4

Tóm lại, Sóng là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Sóng đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của sóng và của em:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Dẫu ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.”

Kết bài mẫu 5

Đoạn thơ thể hiện những tâm tình xao xuyến, trăn trở đi kèm với những nồng nhiệt say mê của người con gái trong tình yêu. Qua đó cũng thể hiện nỗi khát vọng tình yêu, khát khao được yêu thương được nếm trải những cung bậc tình yêu trong cuộc sống của nhà thơ.

Kết bài mẫu 6

Tóm lại, “Sóng” là câu chuyện tình yêu đẹp và nhân văn của một hồn thơ nữ tính luôn giàu những khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ đã đi vào lòng người và mãi mãi khắc ghi một bài ca không quên về một câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn. Gấp trang sách lại rồi mà dường như trong ta vẫn còn ngân nga một giai điệu của “sóng và em”.

Kết bài mẫu 7

Tóm lại, qua phân tích trên, người đọc có thể thấy được một trái tim yêu thương với những khát mong về tình yêu thật cao đẹp. Cũng giống như trong Tự hát, Xuân Quỳnh cũng từng viết:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhưng biết yêu anh ngay cả khi chết đi rồi

Kết bài mẫu 8

Như vậy, “Sóng” là một bài thơ đẹp về tình yêu. Bài thơ nói hộ tiếng lòng của biết bao người con gái trong tình yêu. Và hai khổ thơ năm và sáu là một trong những khổ thơ hay của bài thơ này.

Kết bài mẫu 9

Hai khổ thơ đã thể hiện được những vẻ đẹp truyền thống của người con gái trong tình yêu. Khi đọc “Sóng” của Xuân Quỳnh, chắc hẳn mỗi người đều cảm thấy rung động trước những cung bậc cảm xúc đầy yêu thương của tình yêu.

Kết bài phân tích ba khổ cuối

Kết bài mẫu 1

Qua những suy tư, lo âu khát vọng trong tình yêu nói riêng và qua bài thơ Sóng nói chung, đã cho người đọc một cảm nhận mới mẻ và sâu sắc hơn trong tình yêu. Nó vượt qua mọi giới hạn, mọi quy luật để tồn tại mãi mãi vĩnh hằng trong tình yêu bất tử. Đó chính là giá trị nhân văn lớn lao mà Xuân Quỳnh để lại cho đọc giả mọi thế hệ qua bài thơ Sóng.

Kết bài mẫu 2

Một Xuân Quỳnh nhẹ nhàng đằm thắm, một Xuân Quỳnh khiến người khác nể phục khi trong tình yêu, dám yêu hết mình, dám hy sinh, dám khao khát và mơ mộng. Qua bài thơ Sóng nói chung và ba khổ thơ cuối bài thơ nói riêng, ta thấy một Xuân Quỳnh đầy chất thơ lãng mạn, một nhà thơ tài năng trong phong trào thơ ca của kho tàng dân tộc Việt Nam. Với giọng điệu nhẹ nhàng, lúc mãnh liệt, đôi khi sâu lắng , ba khổ thơ cuối đã cho ta thấy, một tâm hồn trăn trở, khao khát yêu thương gắn bó. Một tình yêu đẹp, lãng mạn, sự hy sinh trong tình yêu của tác giả.

Kết bài mẫu 3

Đoạn thơ hội tụ bão vẻ đẹp. Một ý tưởng đẹp: niềm tin về tình yêu hạnh phúc. Lời thơ đẹp: thanh tao, ý vị. Giọng thơ nồng nàn, ngọt ngào. Hình tượng “con sóng nhỏ” và “biển lớn tình yêu” rất sáng tạo. Đoạn thơ mang vẻ đẹp nhân văn sáng giá.

Kết bài phân tích hai khổ thơ cuối

Kết bài mẫu 1

“Sóng” mãi là tác phẩm nổi trội khi được sáng tác để truyền tải đề tài tình yêu lứa đôi. Qua những áng thơ của Xuân Quỳnh, người đọc có thể cảm nhận được những tình cảm chân thật, tuyệt vời của những con người đương yêu. Dù trải qua bao thăng trầm sóng gió, thì Xuân Quỳnh vẫn luôn sống hết mình cho cuộc đời. Thơ của bà sẽ còn in đậm mãi hôm nay và mai sau.

Tham khảo thêm:   Những công dụng tốt cho sức khỏe của nước lá vối và cách uống đúng

Kết bài mẫu 2

Gấp trang thơ lại mà hình ảnh những con sóng đang xôn xao đua nhau xô vào bờ vẫn như hiện lên trong tâm trí người đọc. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh cũng như hai khổ thơ cuối đã diễn tả thành công tâm trạng của người phụ nữ khi yêu luôn thấp thỏm lo âu về sự mong manh trong tình yêu, đồng thời cũng nhấn mạnh khát khao mãnh liệt và vô cùng cháy bỏng của nữ sĩ muốn sống hết mình trong tình yêu vĩnh hằng. Bằng việc sử dụng hình ảnh “sóng” để nói lên tiếng lòng của mình, bài thơ trở thành một tác phẩm xuất sắc đã và sẽ để lại nhiều dư vang trong trái tim bạn đọc và đặc biệt là những tâm hồn đang say đắm trong tình yêu.

Kết bài mẫu 3

Với thể thơ năm chữ giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính triết lí, giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…Đoạn thơ đã thể hiện ước vọng một tình yêu thật đẹp, thật mới mẻ trong tâm hồn lại thêm quan niệm người phụ nữ khi đã yêu. Ngoài tình yêu riêng, mang vẻ đẹp truyền thống lại thêm một ước vọng, một tình yêu bất tử, vĩnh hằng là lẽ sống đẹp, vẻ đẹp của tình yêu chung trong tâm hồn người phụ nữ. Phải chăng, tình yêu là sự kết hợp giữa cái riêng và cái chung giữa bản thân và cộng đồng, quê hương và đất nước mãi mãi là tình yêu bất tử vĩnh hằng.

Kết bài mẫu 4

Đầy đủ sắc thái của tâm trạng người đang yêu nỗi khát khao, niềm đam mê bất tận, nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ Sóng. Sau này, ta sẽ bắt gặp một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ nữa. Nhưng rõ ràng, ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Kết bài mẫu 5

“Sóng” mãi là tác phẩm nổi trội khi được sáng tác để truyền tải đề tài tình yêu lứa đôi. Qua những áng thơ của Xuân Quỳnh, người đọc có thể cảm nhận được những tình cảm chân thật, tuyệt vời của những con người đương yêu. Dù trải qua bao thăng trầm sóng gió, thì Xuân Quỳnh vẫn luôn sống hết mình cho cuộc đời. Thơ của chị sẽ còn in đậm mãi hôm nay và mai sau.

Kết bài mẫu 6

Gấp trang thơ lại mà hình ảnh những con sóng đang xôn xao đua nhau xô vào bờ vẫn như hiện lên trong tâm trí người đọc. Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh cũng như hai khổ thơ cuối đã diễn tả thành công tâm trạng của người phụ nữ khi yêu luôn thấp thỏm lo âu về sự mong manh trong tình yêu, đồng thời cũng nhấn mạnh khát khao mãnh liệt và vô cùng cháy bỏng của nữ sĩ muốn sống hết mình trong tình yêu vĩnh hằng. Bằng việc sử dụng hình ảnh “sóng” để nói lên tiếng lòng của mình, bài thơ trở thành một tác phẩm xuất sắc đã và sẽ để lại nhiều dư vang trong trái tim bạn đọc và đặc biệt là những tâm hồn đang say đắm trong tình yêu.

Kết bài mẫu 7

Tác giả nói lên tâm sự của bao người trong đó, đặc biệt là những thế hệ trẻ. Người ta bảo, khi yêu con trai phải là người chủ động, nhưng với Xuân Quỳnh, nhà thơ đã vượt qua biên giới đó, chủ động làm chủ tình yêu, nói lên tiếng nói khát khao tự trái tim mình, mang đến một quan niệm tình yêu hết sức mới mẻ và đầy nhân văn. Có những thứ như tình yêu không dễ gì có được nhưng lại có thể dễ dàng mất đi nếu ai đó thay lòng, bởi vậy, trong tình yêu bao giờ cũng cần sự thủy chung, cần sự vun đắp và cả những lăng lỡ cho tình yêu ấy. Để có thể có một tình yêu thật đẹp, thật thơ, mãi mãi thế hệ sau còn trân trọng và gợi nhắc như tình yêu của thi sĩ Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.

Kết bài mẫu 8

Với thể thơ năm chữ giàu tính tự sự, giàu sức biểu cảm, giàu tính triết lí, giàu chất suy tưởng, kết hợp những biện pháp tu từ đặc sắc như nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… Đoạn thơ đã thể hiện ước vọng một tình yêu thật đẹp, thật mới mẻ trong tâm hồn lại thêm quan niệm người phụ nữ khi đã yêu. Ngoài tình yêu riêng, mang vẻ đẹp truyền thống lại thêm một ước vọng, một tình yêu bất tử, vĩnh hằng là lẽ sống đẹp, vẻ đẹp của tình yêu chung trong tâm hồn người phụ nữ. Phải chăng, tình yêu là sự kết hợp giữa cái riêng và cái chung giữa bản thân và cộng đồng, quê hương và đất nước mãi mãi là tình yêu bất tử vĩnh hằng.

Kết bài mẫu 9

Đầy đủ sắc thái của tâm trạng người đang yêu nỗi khát khao, niềm đam mê bất tận, nỗi nhớ nhung cùng sự sôi nổi và suy tư lắng đọng rồi cả ước mơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả thật tinh tế và tài hoa trong bài thơ Sóng. Sau này, ta sẽ bắt gặp một Xuân Quỳnh tha thiết, một Xuân Quỳnh nồng nàn, một Xuân Quỳnh nhân hậu trong nhiều bài thơ nữa. Nhưng rõ ràng, ở bài Sóng, Xuân Quỳnh đã bộc lộ khá đầy đủ phong cách thơ của mình. Giữa những năm chiến tranh đầy máu lửa, thơ tình Xuân Quỳnh làm người ta tin vào sự sống, tin vào con người hơn nữa. Thơ tình Xuân Quỳnh mang lại khoảng bình yên cho tâm hồn người đọc, mang lại tình yêu cho đôi lứa đang yêu.

Kết bài mẫu 10

Những vần thơ của “Sóng” mang nhịp đập thổn thức của một trái tim tha thiết mãnh liệt. Vì thế bài thơ “Sóng” đã trở thành bản tình ca đẹp nhất trong văn chương hiện đại: đó cũng là tâm nguyện cao đẹp thường xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Đúng như Đê Gốc đã nói: “Chừng nào tâm hồn một con người cần đến với một tâm hồn khác, chừng đó tác phẩm nghệ thuật còn cần thiết cho con người”.

Kết bài mẫu 11

“Thơ khởi phát từ trong lòng người ta”. Sự khám phá vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu ở bài thơ chính là sự thể hiện chiều sâu tâm hồn thi sĩ. Với nét mới mẻ hiện đại mà vẫn có cội rễ từ truyền thống dân tộc, vừa say đắm trong tình yêu vừa khao khát được yêu, “Sóng” đã làm nên vị trí hàng đầu của dòng thơ tình dân tộc.

Kết bài phân tích vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ

Kết bài mẫu 1

“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và cũng rất gần gũi với tình yêu giới trẻ hiện nay, thật đẹp và tinh khiết. Riêng em, tình yêu còn tùy vào “duyên” và yêu sao cho phải đạo, để mọi người không lên án, để gia đình không lo lắng, buồn phiền mà còn cảm thấy vui và tự hào.

Kết bài mẫu 2

Đọc xong bài thơ Sóng ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

Kết bài mẫu 3

“Sóng” là biểu hiện đầy đẹp đẽ, tinh tế của tâm hồn người phụ nữ khi yêu, tìm hiểu về bài thơ Sóng, bên cạnh bài Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài Sóng của Xuân Quỳnh, các em có thể tìm đọc thêm: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh, Bình giảng hai khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh, Phân tích bài thơ Sóng để làm nổi bật rõ quan điểm về tình yêu của Xuân Quỳnh, Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.để tự củng cố kiến thức cho mình.

Kết bài mẫu 4

Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Có thể thấy rõ đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Người đọc yêu và thuộc thơ chị có lẽ vì họ tìm thấy nhiều nỗi niềm tha thiết, nhiều ước vọng trong sáng, nhiều niềm vui và khổ đau của tình yêu trong thơ chị. Mà điều đó chỉ có ở những nhà thơ biết và dám giữ lấy cái riêng của mình và bằng cách đó tạo nên sự cách tân, sự phong phú cho thơ nhất là thơ tình yêu.

Kết bài mẫu 5

Xuân Quỳnh viết bài thơ tình này vào những ngày cuối năm 1967, khi mà cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Trai tráng ào ào ra trận “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Sân đình, bến nước, gốc đa, sân ga, sân trường… diễn ra những “cuộc chia ly màu đỏ”. Có đặt bài “Sóng” vào trong bối cảnh lịch sử hào hùng ấy, mới cảm nhận hết nỗi nhớ và khao khát về hạnh phúc của người con gái đang yêu:

Ôi con con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được…

Kết bài mẫu 6

Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của Xuân Quỳnh luôn tự bộc lộ những khát vọng, những say đắm rạo rực, những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Có thể thấy rõ đặc điểm của thơ Xuân Quỳnh trong bài thơ “Sóng”. Người đọc yêu và thuộc thơ chị có lẽ vì họ tìm thấy nhiều nỗi niềm tha thiết, nhiều ước vọng trong sáng, nhiều niềm vui và khổ đau của tình yêu trong thơ chị. Mà điều đó chỉ có ở những nhà thơ biết và dám giữ lấy cái riêng của mình và bằng cách đó tạo nên sự cách tân, sự phong phú cho thơ, nhất là thơ tình yêu.

Kết bài mẫu 7

Qua hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã làm nổi bật tâm trạng người con gái Việt Nam khi yêu: dịu dàng, thủ thỉ, đằm thắm mà không kém phần sôi nổi, mãnh liệt. Nét đẹp ấy được thể hiện bằng một hình thức tưởng như cũ mà lại rất mới. Hình tượng sóng nhiều nhà thơ lớp trước đã sử dụng nhưng vào thơ Xuân Quỳnh nó lại mang một vẻ đẹp lấp lánh, khác lạ. Người đọc yêu mến bài thơ “Sóng” vì nó đã biểu hiện những gì tinh tế nhất, huyền diệu nhất của một tâm hồn phụ nữ khi yêu và một trái tim nhạy cảm luôn khao khát yêu thương.

Kết bài mẫu 8

Tóm lại, bài thơ “Sóng” giúp người đọc hiểu rõ hơn tâm hồn của những người người phụ nữ đang yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng”, chúng ta càng ngưỡng mộ hơn người phụ nữ Việt Nam – những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu.

Kết bài mẫu 9

Như vậy, Xuân Quỳnh đã khắc họa vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ “Sóng” với những nét đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống. Sóng đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu.

Kết bài cảm nhận khổ 3 và 4 bài thơ Sóng

Kết bài mẫu 1

Như vậy, hai khổ thơ trên đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của bài thơ “Sóng”. Lí giải về nguồn gốc của tình yêu, Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những cảm nhận thật tinh tế.

Kết bài mẫu 2

Qua hai khổ thơ trên, người đọc đã thấy được sự tinh tế, sâu sắc của người con gái trong tình yêu. Bạn đọc yêu thơ Xuân Quỳnh chắc chắn sẽ không thể không yêu thích bài thơ này.

Kết bài mẫu 3

Xuân Quỳnh chính là nhà thơ của tình yêu. Hồn thơ của chị đã bộc lộ những khát vọng say đắm rạo rực, cũng như những suy tư day dứt, trăn trở của lòng mình trong tình yêu. Chỉ với hai khổ thơ nhưng Xuân Quỳnh đã giúp người đọc hiểu được về nguồn gốc của tình yêu.

Kết bài vẻ đẹp tình yêu truyền thống và hiện đại

Kết bài mẫu 1

Như vậy, qua bài thơ “Sóng” người đọc vừa cảm nhận được những nét mới mẻ, hiện đại vừa thấy được những quan niệm truyền thống về tình yêu. Chính sự kết hợp đặc sắc này đã làm nên sức hấp dẫn đặc biệt cho bài thơ Sóng trong trái tim của những người đang yêu.

Kết bài mẫu 2

Bài thơ “Sóng” của nữ hoàng thi ca tình yêu Xuân Quỳnh giống như câu chuyện cổ tích về tình yêu. Nó đánh thức ta, khơi dậy trong ta về nguồn gốc, về đạo lý, ân tình của tình yêu khiến mỗi câu thơ như sợi chỉ đan vào tâm hồn ta bao sợi nhớ sợi thương. Từ đó soi chiếu vào tình yêu của mình chúng ta biết trân trọng những gì có trong cuộc sống hôm nay.

Kết bài mẫu 3

Người phụ nữ nhân vật trữ tình trong bài thơ mang về đẹp hài hòa giữa những nét đẹp truyền thống đặc trưng cùng với đó là về đẹp vô cùng hiện đại táo bạo mà vẫn thật chân thành và tha thiết. Tuy nhiên dù là vẻ đẹp nào thì đó tất cả đều là tập trung thể hiện cho khát vọng yêu và được yêu một người phụ nữ. Đó là khát khao và là giá trị muôn đời của bất cứ người con gái nào trong tình yêu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Tổng hợp những kết bài về tác phẩm Sóng hay nhất (87 mẫu) Kết bài Sóng của Xuân Quỳnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *