Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay 2 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận về tình thầy trò tuyển chọn 5 bài văn mẫu kèm theo 2 dàn ý chi tiết siêu hay. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng đã học, viết được bài nghị luận xã hội có nội dung bám sát thực tế học sinh.

TOP 5 mẫu nghị luận về tình thầy trò mà Wikihoc.com giới thiệu sẽ giúp các bạn biết và hiểu rõ hơn về mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa người dạy với người học. Các bạn hãy thử đặt bút và viết bài văn nghị luận tình thầy trò cho mọi người cùng biết nhé. Chắc hẳn sẽ rất thú vị đấy.

Hướng dẫn nghị luận về tình thầy trò

*Giải thích: tình thầy trò là một trong những rường mối đạo đức quan trọng của con người. => mỗi người chúng ta cần có thái độ biết ơn đối với thầy cô từng dạy dỗ mình.
*Phân tích, bàn luận vấn đề:

– Thầy cô là những người đã trực tiếp dìu dắt, truyền dạy chúng ta kiến thức và lễ nghĩa. Tương lai mỗi người có thể ở những vị trí khác nhau, có những thành công khác nhau. Và điều quan trọng là họ đều được bàn tay đào tạo của thầy cô nên mới có được tương lai sau này.

– Cơ sở hình thành tình thầy trò:

  • Sự biết ơn: thể hiện qua những lời nói cảm ơn và cái cái đầu chào thầy cô giáo. Sống mà biết cúi đầu biết ơn mới làm nên nhân cách con người tốt đẹp, mới thực sự là người thành công.
  • Tấm lòng thấu hiểu: nếu không đặt mình vào vị trí của thầy cô ta sẽ không hiểu được thầy cô vất vả, khổ nhọc đến thế nào. Vì vậy, thấu hiểu là yếu tố quan trọng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp của thầy trò.
  • Sự kính trọng: đối với thầy cô chúng ta luôn phải giữ thái độ kính trọng, giữ gìn khuôn phép.

– Dẫn chứng: Vị thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 20/11 vẫn về thăm lại trường cũ, vẫn kính cẩn, kính trọng các thầy cô.

*Liên hệ và bài học: rút ra liên hệ bản thân và bài học cụ thể

Dàn ý nghị luận tình thầy trò

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

II. Thân bài:

– Giải thích: Tình thầy trò là gì ?

Tình thầy trò là mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa người dạy với người học.

– Bàn luận:

  • Quan niệm của dân tộc ta từ xưa đến nay về tình cảm thầy trò như thế nào ? Từ xưa, tình thầy trò là một tình cảm thiêng liêng góp phần tạo nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, tình cảm đó vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy.
  • Tình thầy trò được thể hiện trong trường hiện nay như thế nào ?

– Thời gian và không gian hình thành tình thầy trò…

– Tình cảm thầy trò được xây dựng từ cơ sở nào ? (tình cảm của trò đối với thầy; tình cảm của thầy đối với trò).

+ Phản đề: Nói chung từ xưa đến nay tình thầy trò là tốt đẹp, nhưng cá biệt trong lớp học, trong nhà trường, cũng có những học trò chưa có mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô; và ngược lại cũng có những thầy cô giáo chưa có mối quan hệ tốt với học trò, thậm chí có trường hợp vi phạm đạo đức nhà giáo, đạo đức của người học sinh.

– Bài học nhận thức và hành động: Muốn cho tình cảm ấy ngày càng tốt đẹp thì mỗi chúng ta cần phải nghĩ gì, làm gì để tình cảm ấy bền vững hơn, thiêng liêng hơn ?

III. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

Nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 1

Mỗi người trong cuộc sống đều có những mối quan hệ, những tình cảm tốt đẹp đáng quý, đáng trân trọng. Một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất, đáng trân trọng nhất chính là tình cảm thầy trò trong nhà trường.

Tình thầy trò là sự yêu thương, ân cần dạy bảo của người thầy với mong muốn học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Bên cạnh đó, tình thầy trò còn là sự biết ơn, lòng kính trọng, yêu mến của người học sinh với thầy cô giáo đã giảng dạy mình. Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội.

Thầy cô giáo là những con người xa lạ nhưng mang sứ mệnh dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Người học sinh lớn lên và trở thành những con người có ích cho xã hội cũng là nhờ vào một phần không nhỏ công lao dạy dỗ của người thầy, chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết ơn, kính trọng những người đó bằng tấm lòng chân thành nhất vì không có họ sẽ khó có thành công của mình. Tình thầy trò không chỉ khiến cho xã hội phát triển văn minh hơn mà nó còn góp phần trau dồi, nuôi dưỡng tâm hồn cho con người.

Tham khảo thêm:   Màu sắc may mắn cho 12 con giáp năm 2022 là màu gì?

Mỗi người có thể chung người thầy hoặc khác người thầy dạy dỗ, nhưng một điều nhất định chúng ta phải cùng nhau hướng đến đó là tình yêu thương, sự kính trọng và hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người thầy. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay xuất hiện nhiều biến tướng của tình thầy trò khiến cho tình cảm vốn dĩ cao đẹp này mất đi giá trị của nó. Lại có nhiều trường hợp thầy cô đánh đập học sinh, học sinh vô lễ với thầy cô giáo của mình,… những trường hợp này đáng bị xã hội lên án để mọi người cảnh tỉnh.

Đời người ngắn lắm, mỗi chúng ta có một quỹ thời gian hữu hạn, chính vì thế hãy luôn sống hướng đến những điều tốt đẹp và có hành động đền ơn đáp nghĩa đối với người đã dạy dỗ mình nên người.

Nghị luận tình thầy trò – Mẫu 2

Quan niệm: “tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, nhất là trong cuộc đời học sinh của mỗi chúng ta.

Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.

Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là người cha,vừa là người mẹ, vừa là người bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề, yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho, cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nể ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân, thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kính trọng thì mãi mãi chẳng bao giờ trở thành những người tốt được.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm chương 1 môn Toán lớp 6 Trắc nghiệm ôn tập và bổ túc vế số tự nhiên

Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết, cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không? Có biết rằng những việc đó, làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình, dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.

Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.

Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.

Nghị luận Tình thầy trò – Mẫu 3

Tình thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp nhất trong xã hội. Tình thầy trò là tình cảm của thầy giáo và học sinh, đó là sự yêu thương, gắn bó, biết ơn và trân trọng giữa hai thế hệ. Thầy là người mang trong mình sứ mệnh giáo dục, lòng nhiệt huyết và trái tim tràn đầy tình yêu thương với học trò. Học trò là người học, là người sẽ tiếp thu, lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống được truyền lại từ người thầy của mình. Tình thầy trò chính là tình cảm cao đẹp, xuất phát từ trái tim con người và được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Hiện nay, tình thầy trò vẫn luôn là tình cảm được xã hội đề cao bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nhân cách con người và toàn xã hội. Thế nhưng, bên cạnh những biểu hiện cao đẹp của tình thầy trò thì do sự phát triển chóng mặt của xã hội kéo theo những tệ nạn, cám dỗ, tình thầy trò đang bị mai một và tha hóa với những hành động động xấu như thầy đánh đập, chửi bới, áp đặt học trò, hoặc thậm chí có những em học sinh còn có thái độ, hành động không tôn trọng, bất kính với người đã dạy dỗ mình… Trước những biểu hiện tiêu cực đó, chúng ta cần có thái độ kiên quyết ngăn chặn cùng những biện pháp giáo dục, kỉ luật hiệu quả, có như vậy, môi trường giáo dục mới được lành mạnh, xã hội mới có thể phát triển được.

Nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 4

Viêc dạy học và học không hề đơn giản chút nào. Với học sinh, phải biết quý trọng thầy cô qua lời nói và hành động. Làm chủ trong giờ học, không nói chuyện, không quậy phá nghĩa là bạn đang tôn trọng thầy cô và bạn bè. Vẫn biết rằng tuổi trẻ hiếu động, nhiều lúc ham vui, ngứa miệng, không nói chuyện được thì khó chịu, không nghịch ngợm được thì khó chịu. Thế nhưng, vì quý mến thầy cô, chúng ta vẫn có thể chú ý vào bài giảng mà quên đi việc quấy rối trong giờ học.

Ai từng là học trò cũng đều sợ đòn roi. Thầy cô dùng đòn roi có thể giữ kỉ luật nhất thời nhưng sẽ tạo xa cách với học sinh. Nhiều học sinh bị đòn nhiều trở nên chai lì, thách thức. Có học sinh thì lo sợ, bất an. Đến giờ học tấy sợ sệt, mất tự tin.

Bởi thế, nếu điều ước là có thật thì mong sao giáo viên luôn đứng lớp với lòng yêu thương thực sự, học sinh luôn nhiệt tình với việc học và tin tưởng thầy cô của mình. Như thế, lớp học sẽ là nơi ta tiếp thu kiến thức, là chốn mọi người nhìn nhận nhau với ánh mắt thiện cảm và tin yêu.

Tham khảo thêm:  

“Thầy Địa. cô Sử, cô Hóa…” đó là những từ gọi tên giáo viên theo môn dạy hiện tại mà một số bạn thường dùng. Cách gọi này bất kính nhưng chưa có tình. Vì sao vậy? thầy, cô là danh từ chung, loại cụ thể chỉ nghề nghiệp. Vì vậy, khi gọi tên người vai trên không nên dùng danh từ chung. Thay vì gọi “Thầy Địa”, hãy gọi Thầy X (X là tên của thầy). Thầy cô dạy mình mà mình không biết họ tên thì quả là vô tâm.

Với cách gọi “ông này, bà nọ” thì còn tệ hơn nữa. Vì sao vậy? “Ông bà” trong trường hợp này là danh từ chung để phân biệt giống. Vì thế, những từ ngữ đó không thể gọi thầy cô được. Cho dù bạn viện lý do là thói quen, là phương ngữ, nhưng điều đó vẫn không nên. Cách gọi như thế làm hạ thấp vai trò của người thầy mà đúng ra phải luôn được đề cao.

Hãy gọi đầy đủ chức danh và tên của thầy cô, như thế mới là một học trò lễ phép. “Tiên học lễ, hậu học văn” phải không bạn!

Trong đời học sinh, chúng ta được học với nhiều thầy cô giáo có tính cách khác nhau. Chắc chắn có rất nhiều thầy cô để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn, kể cả khi không còn học với thầy, cô đó.

Những thầy cô thường đánh mắng học trò trong cơ nóng giận thì chỉ để lại sự sợ hãi và chán ghét nơi họ trò. Cho dù nó được biện minh bằng câu: “Vì thương nên cho roi, cho vọt.” thì vẫn để lại dấu ấn không mấy tốt đẹp nơi học trò.Những thầy cô nhìn học trò như những mối lợi nho nhỏ, chút tâm đến việc dạy thêm hơn dạy chính khóa cũng để lại dấu ấn không mấy tốt đẹp

Chỉ có những nhà giáo dạy học trò qua nhân cách và kiến thức thì mới để lại dấu ấn tốt đẹp nơi học trò.

Một số giáo viên dạy văn kiêng kị điểm 10 và lời khen tuyệt đối, có lẽ vì các vị ấy quan niệm điểm 10 là ngang tài với giáo viên hoặc phải là một thiên tài rõ nét thì mới xứng đáng nhận được.

Khi nhận lại bài kiểm tra, trong chúng ta không ai tránh được sự hồi hộp nho nhỏ, vì ngoài số điểm ra, còn có lời phê của giáo viên. Thế nhưng sẽ hụt hẫng và thất vọng khi thấy khung lời phê có những từ ngắn củn: “Tốt”, “Được”,”Yếu văn”,… hay chẳng có một chữ nào cả. Lời phê đúng mức của thầy cô sẽ động viên, khích lệ những bài làm tốt và những bài làm yếu.

Với bài văn hay, tốn nhiều công sức mà chỉ nhận được những lời phê nhát gừng thì thật là mất sướng. Vì tốt là tốt thế nào, giỏi thì giỏi đến đâu? Điều đó sẽ làm cho học sinh cảm thấy chán ghét và thờ ơ với môn học mà thôi!

Nghị luận về tình thầy trò – Mẫu 5

Tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì? Nó là cảm xúc chân thật, là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò. Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, dạy dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho, cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Tình nghĩa thầy trò, mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh. Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất. “Trọng thầy mới được làm thầy”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về tình thầy trò trong nhà trường hiện nay 2 Dàn ý & 5 bài văn mẫu lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *