Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi (Dàn ý + 16 mẫu) Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi đem đến dàn ý và 16 bài văn mẫu siêu hay đạt điểm cao nhất của các bạn lớp 12. Qua đó các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn tập, nắm vững kiến thức, từ đó biết triển khai các luận điểm, luận cứ để viết được bài văn nghị luận hay, hoàn chỉnh.

Văn hóa cảm ơn hay xin lỗi là một trong những biểu hiện của hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong các mối quan hệ xã hội. Nếu lời cảm ơn và xin lỗi được thể hiện chân thành thì một mặt nó phản ánh nét đặc trưng văn hóa của cá nhân, mặt khác nó thúc đẩy cách ứng xử của con người với nhau. Và để hiểu rõ hơn về văn hóa cảm ơn và xin lỗi, mời các bạn cùng theo dõi 16 bài văn mẫu dưới đây nhé.

Nghị luận văn hóa cảm ơn và xin lỗi siêu hay

  • Dàn ý nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi
  • Ý nghĩa của lời cảm ơn và xin lỗi
  • Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi 
  • Nghị luận về cảm ơn và xin lỗi

Dàn ý nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề “Xin lỗi và cảm ơn”

“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mực có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

II. Thân bài:

1. Giải thích “xin lỗi, cảm ơn”

* Cảm ơn là gì?

– “Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.

* Xin lỗi là gì?

– “Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn

* Cảm ơn

– Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn

– Biết ơn thầy cô giáo

– Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình

* Xin lỗi

– Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình

– Có những hành động sửa lỗi.

3. Thực trạng

– Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn

– Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.

4. Nguyên nhân

– Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lối sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.

5. Hậu quả

– Hành động này tạo ra những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.

– Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài:

– Nêu ý nghĩa của “cảm ơn và xin lỗi”

– Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

Ý nghĩa của lời cảm ơn và xin lỗi

Lời cảm ơn và lời xin lỗi không bao giờ là thừa thãi khi nhắc đến trong cuộc sống bộn bề ngày nay, mặc dù không phải ai cũng có thể hiểu được hoặc có những người không quan tâm. Bề ngoài chúng có vẻ là những điều nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống.

Con người, đặc biệt là giới trẻ, ngày càng ít nói lời “cảm ơn” và “xin lỗi” với nhau. Lời xin lỗi ngày càng thiếu vắng trong đời sống xã hội, lời cảm ơn hầu như không có, trong khi phép lịch sự, khiêm tốn, biết ơn và xin lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bạn đã bao giờ tự hỏi bao nhiêu lần một ngày chúng ta thực sự nói những từ này, và khi chúng ta làm vậy, chúng ta có bao giờ nói chúng một cách chân thành không? Và ngoài những lời này thì xin lỗi và cảm ơn cũng cần phải biến thành hành động. Có những người nói được hai từ đó, nhưng có những người chỉ biết nói cho đúng hai từ đó mà không thể diễn tả được điều mình vừa nói từ trái tim.

Nhiều người bảo rằng nói như vậy là khách khí và đôi khi là giả tạo và ai cũng “ngại” khi nói những từ ấy. Điều quan trọng nhất chính là tấm lòng chân thành. Đương nhiên câu nói trên không hoàn toàn là sai, nhưng tại sao người ta không thể sống với nhau, nói với nhau những lời xin lỗi, cảm ơn chân thành từ tận đáy lòng mặc dù đó là những lời vô cùng dễ nói.

Cuộc sống công nghiệp ngày nay đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và không phải lúc nào trong bản chất mỗi người cũng biết đến hai từ cảm ơn và xin lỗi. Nhưng có ai từng đặt câu hỏi: Cuộc sống của những người phương Tây còn bận rộn và nhanh gấp trăm lần cuộc sống của chúng ta tại sao họ vẫn nói được những điều này mà không hề gượng gạo? Vấn đề là lối sống và giáo dục, lâu nay vẫn được dạy cho trẻ em một cách máy móc, giáo điều trong sách Giáo dục công dân, mà giờ học Giáo dục công dân đã bị biến thành những giờ học nhàm chán. Thậm chí nhiều bậc cha mẹ không hề chú trọng trong việc dạy dỗ các con cái về điều này và không coi trọng nó. Cảm ơn và xin lỗi – bài học đầu tiên về phép lịch sự của mỗi người dường như bị nhiều bạn trẻ lãng quên.

Trong những năm gần đây, nền tảng đạo đức rõ ràng đã có sự đi xuống mặc dù nó chưa đến mức báo động như nhiều người đã cảnh báo. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Mọi người dường như không biết về nó hoặc đã cố quên nó đi.

Làm người đã khó, làm người tốt còn khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đừng bao giờ “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé. Bắt đầu xin lỗi vì những sai lầm của bạn và cảm ơn sự giúp đỡ của người khác – bất kể họ là ai.

Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

Bài làm mẫu 1

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Bài làm mẫu 2

Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ. Tuy nhiên, chúng ta cần giữ cho mình thái độ cư xử lịch sự, nhã nhặn, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.

Xin lỗi là tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì sai với họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động; có ý thức sửa chữa những lỗi lầm mà bản thân mình gây ra. Còn cảm ơn là tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi người khác làm điều gì đó giúp mình hoặc khiến mình trở nên tốt hơn. Cảm ơn còn là sự biết ơn của bản thân đối với người khác trước tấm lòng của họ dành cho mình. Xin lỗi và cảm ơn là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nó đánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó. Chính vì thế, mỗi chúng ta hãy biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng thời điểm.

Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn. Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ. Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình khi mình làm sai, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

Bài làm mẫu 3

Một con người toàn diện là một con người không chỉ có tài năng xuất chúng mà trước hết phải là một con người có đạo đức và những phẩm chất quý giá. Một trong những phẩm chất tốt đẹp đó là coi trọng tình nghĩa, biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác và nói lời xin lỗi khi phạm sai lầm. Không được quy định trong bộ luật chính thức nào nhưng nó đã trở quy luật bất thành văn, là thước đo để đánh giá phẩm chất của một con người.

Tham khảo thêm:   Nghị luận về câu nói Hãy luôn sẵn sàng thay đổi để thành công (3 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 12

Mọi đứa trẻ khi bắt đầu bước những bước chập chững khám phá thế giới xung quanh đều được bố mẹ, ông bà và thầy cô dạy rằng khi được ai cho đó cho thứ gì hay khi người ta giúp mình việc gì đó thì phải nói “Cảm ơn” để tỏ lòng biết ơn, trân trọng với sự giúp đỡ đó và khi trót phạm lỗi, gây ra rắc rối cho người khác phải biết nói “Xin lỗi” để tỏ lòng biết lỗi, hối hận của bản thân. Hầu như đứa trẻ nào cũng ghi nhớ và thực hành đúng hai câu nói này dưới sự giám sát, nhắc nhở của bố mẹ hay thầy cô nhưng khi lớn lên, chúng dần dần quên đi phải nói hai câu này và đôi khi có nhớ rằng phải nói thì cũng không còn nhớ lí do thực sự tại sao phải nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” nữa. Rộng ra hơn nữa trong xã hội, rất nhiều người đã không còn nhớ bài học đầu đời nhưng vô cùng quan trọng này nữa rồi.

Một cá nhân sống trong tập thể không bao giờ có thể sống một mình tách biệt với mọi người mà luôn luôn có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bên cạnh đó, không một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, ví dụ như một cô gái sống một mình thì đôi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữ không thể bê một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay một người không thể hoàn thành tốt một hạng mục công việc khó khăn mà không cần đến ý tưởng và công sức của người khác,….do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạn nên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lời tất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơn giản đôi khi cũng là đủ rồi.

Bên cạnh đó, ai đó đã từng nói rằng không một ai trên đời là hoàn hảo, mỗi con người nhất định sẽ mắc ít nhất một lỗi sai nào đó, có những lỗi sai chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân, mình sai mình chịu nhưng cũng có những lỗi lầm làm ảnh hưởng đến cả người khác như đi đường không may xô vào làm ngã một người đang ôm một chồng tài liệu dày hay đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ ô cửa kính của nhà hàng xóm. Chúng ta không thể vặn ngược thời gian để ngăn chặn những sai lầm đó cho nên khi gây ra lỗi lầm thì chỉ có thể tìm cách khắc phục và trước tiên là phải biết nói với nạn nhân mà chúng ta gây ra lỗi hai tiếng “Xin lỗi”.

Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học con chữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩn đạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặt khác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tình cảm nên không khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng con người ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làm sao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người xin vào cái cớ nếu cứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sự hời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau, mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thành nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắc rối mà không chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì? Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”.

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với mọi người.

Bài làm mẫu 4

Những câu chuyện về lời cảm ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói “cảm ơn” và “xin lỗi” với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cảm ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.

Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng “ngại ngại”. Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ “Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi”?

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cảm ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn gượng và coi chuyện nói điều đó ra là giả dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn “Giáo dục công dân”, mà những tiết học “Giáo dục công dân” lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi – bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần…

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng “cảm ơn” đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.

Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở” Đừng “coi thường” những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé… Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác – bất cứ họ là ai.

Bài làm mẫu 5

Có hai câu rất ngắn gọn nhưng con người ta lại thường hay quên nói khi được ai đó giúp đỡ hay khi mắc lỗi với người khác, đó là ” cảm ơn” và ” xin lỗi”.

Bạn cảm thấy thế nào khi giúp đỡ một người và nhận được lời cảm ơn từ họ? Hạnh phúc, vui sướng và thấy mình sống có ích hơn, người với người thân thiện hơn,….? Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó mắc lỗi với bạn mà lại không hề nói lời xin lỗi? Thất vọng, bực tức, ấm ức, thấy con người thật không biết điều….?

Không phải lúc nào chúng ta giúp đỡ người khác cũng vì một lời cảm ơn hay tha thứ, bỏ qua cho người khác chỉ vì một lời xin lỗi mà chúng ta làm những điều đó vì nó đáng làm và nên làm. Thế nhưng một lời cảm ơn sẽ gắn kết con người với nhau hơn, một lời xin lỗi sẽ giúp mọi bực tức quá đi nhanh chóng hơn, khiến con người vị tha hơn, giúp những vết rạn tình cảm nhanh chóng được hàn gắn hơn. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy khó khăn đến vậy khi nói hai câu này hay chúng ta lại thường quên đi việc cần phải nói nó trong cuộc sống?

Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn…..

Có hàng ngàn lý do để chúng ta nói lời cảm ơn và xin lỗi và hãy nói nó bất cứ khi nào có cơ hội và đừng để phải hối tiếc, ân hận vì đã không nói 2 câu này.

” Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Câu nói của cha ông luôn nhắc nhở chúng ta cách đối nhân xử thế. Mỗi chúng ta chỉ cần độ lượng hơn, bớt ích kỷ hơn biết đặt mình vào vị trí của người khác và suy nghĩ thoáng hơn thì cuộc sống này sẽ tốt đẹp hơn biết bao nhiêu. Và để làm được điều đó chúng ta cần học cách nói hai câu “cảm ơn” và “xin lỗi” đúng lúc.

Bài làm mẫu 6

Trong xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt như ngày nay, con người dường như bị hạn chế giao tiếp với nhau. Mỗi cá nhân chú trọng vào việc xây dựng hình ảnh trên mạng xã hội nhiều hơn những phương thức ứng xử thường nhật trong đời sống thực. Chính vì vậy, việc nói lời cảm ơn hay xin lỗi ngày càng giảm thiểu tần suất xuất hiện, tuy đây là những câu nói giản đơn và cơ bản nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nằm lòng.

Lời cảm ơn là lời thể hiện sự biết ơn, quý trong dành cho những người đã giúp đỡ khi ta gặp khó khăn, hoặc đơn giản hơn, lời cảm ơn được thốt ra khi ta nhận được sự tự tế từ đối phương. Không ai tiếc một lời cảm ơn khi được phục vụ một cách chu toàn từ người bồi bàn. Lời cảm ơn kèm nụ cười thân thiện thể hiện bạn là người có học vấn, hòa đồng, vui vẻ và biết trân trọng người khác. Lời xin lỗi là sự nuối tiếc, thừa nhận sai lầm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm khi ta vô tình mắc lỗi. Lời xin lỗi khi làm cha mẹ buồn, xin lỗi khi vô tình làm rơi đồ của người khác,… có khả năng làm dịu đi cơn nóng giận, giải tỏa những hiểu lầm không đáng có. Bản thân chúng ta khi bị làm khó chịu cũng xứng đáng nhận được một lời xin lỗi. Như vậy, cảm ơn là xin lỗi là những câu nói đơn giản nhất, dễ nói nhất, phản ánh văn hóa giao tiếp, trình độ tư duy của mỗi cá thể và làm con người ngày thêm gắn kết. Tuy nhiên, ngày càng ít những lời cảm ơn và xin lỗi được nói ra trong những cuộc hội thoại hàng ngày.

Trên thực tế có thể thấy một cách dễ dàng, con người ngày càng ít nói cảm ơn khi được giúp đỡ hay nói xin lỗi khi phạm sai lầm. Trong số chúng ta, còn được bao nhiêu người nói cảm ơn khi nhận tiền thừa từ những người bán hàng, cúi đầu cảm ơn khi hoàn thành một chuyến xe an toàn, thoải mái. Lời cảm ơn chân thành xuất phát từ đáy lòng không đòi hỏi phải ở trong hoàn cảnh thanh cao, mĩ miều. Cũng không còn nhiều người biết nói lời xin lỗi khi lỡ va quệt vào người tham gia giao thông, thay vào đó là những lời mắng chửi thậm tệ như “không biết đi à”, “mắt để ở đâu mà không biết nhường đường”. Xin lỗi từ những điều nhỏ nhặt không làm chúng ta “mất giá”, đó là cách ứng xử tối cơ bản của những người lịch thiệp, hòa giải mọi khúc mắc và hiểu lầm, gắn kết con người với con người.

Tham khảo thêm:   Cách highlight text trong file PDF bằng 5 bước đơn giản

Một sự thật đáng buồn rằng văn hóa xin lỗi và văn hóa cảm ơn của người Việt Nam ngày càng có chiều hướng đi xuống. Giới trẻ không có phản xạ cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, điều này có thể dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy khi các bạn trẻ giao tiếp với những người bán hàng. Họ thường có suy nghĩ rằng, họ bỏ tiền ra để mua dịch vụ, vì thế, người bán hàng cần cảm ơn họ nhưng họ không cần thiết nói cảm ơn. Suy nghĩ sai lệch này chắc hẳn đã và đang được tư duy bởi phần lớn công dân hiện nay. Tương tự như vậy, người lớn – tấm gương của những mầm non dân tộc, lại rất hiếm khi xin lỗi khi mắc sai lầm. Bậc cha mẹ cho rằng họ không có trách nhiệm phải xin lỗi con cái cho dù họ trách mắng con trẻ sai hay phạm sai lầm trước mặt con trẻ. Chính những hành động ấy tác động vào tiềm thức của trẻ em một lối sống và hành vi tiêu cực. Thậm chí, có những trường hợp cha mẹ ra đường với con nhỏ ngồi sau vẫn sẵn sàng mắng nhiếc, cãi nhau khi gặp sự cố. Con trẻ chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, nên dường như sự suy đồi văn hóa cảm ơn và xin lỗi đã bắt nguồn, tồn tại từ những thế hệ đi trước.

Nguyên nhân của tình trạng này một phần được đổ lỗi do sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Con người dành quá nhiều thời gian cho những thiết bị điện tử hiện đại, cho smartphone, cho ipad, cho laptop… Thay vì ra đường gặp gỡ và tăng cường khả năng giao tiếp, hầu hết mọi người lựa chọn ở nhà, nói chuyện với bạn bè qua tin nhắn, điện thoại. Bản tính con người từ đó bớt thiện lương hơn do ít được đặt trong tình huống giao tiếp trực diện. Những lời xin lỗi, cảm ơn không còn có cơ hội được thể hiện chức năng khi qua khoảng cách màn hình, ta không thể biết đối phương đang làm gì bên kia, xung quanh họ có những ai, họ bình phẩm về ta như thế nào. Nhân tính con người thay đổi theo guồng xoay phát triển của thời đại công nghệ. Hơn nữa, phải thừa nhận một điều rằng, từ trước tới nay, việc giáo dục chuẩn mực ứng xử ít được quan tâm. Các bậc phụ huynh dành thời gian đi kiếm tiền nhiều hơn là dạy dỗ con trẻ cách cư xử sao cho phải phép. Những lớp kỹ năng sống chỉ phần nào khỏa lấp được sự thiếu thốn về mặt giáo dục nhân cách, tuy nhiên, cũng không phải đứa trẻ nào cũng được uốn nắn, bài bản trong môi trường chuyên nghiệp như vậy. Việc không nói lời cảm ơn hay xin lỗi cũng không gây ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến các mối quan hệ nên con người có chiều hướng xao nhãng, bỏ qua dễ dàng, dẫn đến con người không có thói quen nói xin lỗi và cảm ơn trong những tình huống cần thiết. Tồi tệ hơn, có những trường hợp bị giáo dục cách ứng xử tiêu cực để tránh bị xâm phạm, lâu dần sẽ tạo thành bức tường thành ngăn cách với thế giới, thui chột khả năng giao tiếp và ứng xử của cá nhân đó. Hai từ cảm ơn và xin lỗi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có quá nhiều lý do để ngăn cản chúng ta nói ra. Vì “ngại”, vì “tại sao phải xin lỗi”, “sao phải cảm ơn”, vì “bình thường tôi không cần nói cảm ơn”, chung quy lại là vì ý thức. Tác động ngoại lai sẽ không thể ảnh hưởng nếu chúng ta là những người có bản lĩnh vững vàng và có ý thức duy trì những thói quen tốt đẹp, như việc nói lời xin lỗi, cảm ơn.

Cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ khiến cuộc sống thêm hòa nhã, đơn giản. Những cuộc cãi vã không đáng có đều có thể ngăn chặn ngay từ đầu bằng lời xin lỗi chân thành. Những sự quan tâm và yêu thương càng nhân lên gấp bội nếu được lời cảm ơn nuôi dưỡng. Ngược lại, việc “tiết kiệm” lời cảm ơn và xin lỗi đang ngày càng để lại những hậu quả mà chúng ta có thể nhìn thấy hằng ngày. Nhân cách con người không được cải thiện, trẻ em không biết quý trọng những gì chúng đang được thụ hưởng, người lớn gây cho mình cảm giác bất mãn khi buộc phải nói lời xin lỗi, những việc tốt đáng được cảm ơn lại trở thành sự hiển nhiên không đáng được tôn trọng,… Những bài học lý thuyết sáo rỗng trong sách Giáo dục công dân niên đại mười năm có lẽ hoàn toàn không có giá trị nếu không được áp dụng vào thực tế đời sống ngay trước mắt. Những bài viết hô hào từ những cá nhân có tầm ảnh hưởng hoàn toàn phi thực tế nếu chính bản thân mỗi chúng ta không có ý định tiếp thu và vận dụng. Nguyên nhân do chúng ta gây ra, hậu quả cũng do chúng ta hứng chịu. Có những câu cảm ơn không thốt ra lời, cũng có những câu xin lỗi mà cả đời cũng chẳng có cơ hội nói được một lần.

Ngay từ khi con nhỏ, việc giáo dục con trẻ về tác dụng của lời xin lỗi và cảm ơn là rất quan trọng. Chúng ta đã và đang làm rất tốt điều này. Hầu hết mọi đứa trẻ đều thuộc làu các bài dạy cảm ơn và xin lỗi, vậy tại sao người lớn lại không thực hiện được điều đó? Nói cảm ơn khi được giúp đỡ, bày tỏ tấm lòng biết ơn và làm gương cho con cháu. Xin lỗi khi mắc sai lầm, đặc biệt là xin lỗi trẻ em khi bạn hành xử chưa đúng mực với chúng không chỉ dạy cách xin lỗi mà còn khiến chúng có cảm giác được tôn trọng, từ đó trẻ em cũng biết cách tôn trọng người khác. Bản thân chúng ta cũng vậy, cần dần dần dẹp bỏ cái tôi cá nhân để trở thành cá thể cộng đồng. Nói lời cảm ơn và xin lỗi không khiến chúng ta mất mát điều gì, vậy hãy “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, vừa khiến tâm trạng phấn chấn, thanh bình, vừa khiến người đối diện thoải mái, dễ chịu, gia tăng mối quan hệ xã hội và nâng cao vị trí, khẳng định giá trị bản thân. Muốn được đối xử tốt, trước hết hãy đối xử tốt với tất cả mọi người.

Cảm ơn và xin lỗi, những điều tưởng như nhỏ bé, không đáng phải suy nghĩ lại khiến con người ta băn khoăn, trăn trở. Liệu một mối quan hệ bạn bè lâu năm khăng khít phút chốc tan biến chỉ vì thiếu đi lời xin lỗi, có đáng hay không? Liệu một nụ cười tươi rói của bác xe ôm tần tảo, vất vả có xứng đáng để ta nói lời cảm ơn chân thành? Cuộc sống không đong đếm bằng số tiền trong ví, số kiến thức đồ sộ hay bộ quần áo đắt tiền. Giá trị thực tại nằm ở chỗ, bản thân ta là người như thế nào.

Nghị luận về cảm ơn và xin lỗi

Bài làm mẫu 1

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,…Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Bài làm mẫu 2

Một cá nhân sống trong tập thể không bao giờ có thể sống một mình tách biệt với mọi người mà luôn luôn có ít nhất một mối quan hệ nào đó với người khác. Bên cạnh đó, không một ai trong xã hội có thể làm mọi việc bằng tự chính bản thân, ví dụ như một cô gái sống một mình thì đôi khi với sức lực yếu ớt của phụ nữ không thể bên một bình nước nặng lên trên nhiều tầng lầu mà không thấy mệt, hay một người không thể hoàn thành tốt một hạng mục công việc khó khăn mà không cần đến ý tưởng và công sức của người khác,….do vậy, chắc chắn ít nhất một lần trong đời bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của người khác, mà khi nhận sự giúp đỡ đó rồi, bạn nên dửng dưng coi như lẽ tất nhiên hay cần có thái độ biết ơn người đó? Câu trả lời tất nhiên là vế thứ hai và để làm được điều đó, một câu “Cảm ơn” ngắn gọn, đơn giản đôi khi cũng là đủ rồi.

Bên cạnh đó, ai đó đã từng nói rằng không một ai trên đời là hoàn hảo, mỗi con người nhất định sẽ mắc ít nhất một lỗi sai nào đó, có những lỗi sai chỉ gây ảnh hưởng cho bản thân, mình sai mình chịu nhưng cũng có những lỗi lầm làm ảnh hưởng đến cả người khác như đi đường không may xô vào làm ngã một người đang ôm một chồng tài liệu dày hay đơn giản là một đứa trẻ nghịch ngợm trót đá bóng làm vỡ ô cửa kính của nhà hàng xóm. Chúng ta không thể vặn ngược thời gian để ngăn chặn những sai lầm đó cho nên khi gây ra lỗi lầm thì chỉ có thể tìm cách khắc phục và trước tiên là phải biết nói với nạn nhân mà chúng ta gây ra lỗi hai tiếng “Xin lỗi”.

Trong xã hội phong kiến không phải đứa trẻ nào cũng được đến trường để học con chữ nhưng bù vào đó là chúng được bố mẹ dạy bảo nghiêm khắc những tiêu chuẩn đạo đức mà biết nói cảm ơn và xin lỗi là một trong những bài học quan trọng. Mặt khác trong xã hội cũ khi nhịp sống còn chậm, mọi người sống với nhau rất tình cảm nên không khó để nhận thấy những biểu hiện chân thành và lời cảm ơn, xin lỗi. Nhưng thời gian trôi đi, xã hội ngày càng phát triển hơn, những tưởng con người ta sẽ nâng cao tầm hiểu biết về vấn đề này nhưng thực tế thật đáng buồn làm sao khi lời cảm ơn và xin lỗi dần ít đi trong xã hội. Nhiều người xin vào cái cớ nếu cứ nói cảm ơn và xin lỗi liên tục thì chỉ là biểu hiện của sự khách sáo xa cách, sự hời hợt và giả tạo mà không bao giờ nói “Cảm ơn” hay “Xin lỗi”. Nhưng theo tôi, đây chỉ là sự ngụy biện cho lối sống đã xuống cấp. Con người ta dần xa cách nhau, mỗi người sống trong thế giới của riêng bản thân mà không cần quan tâm đến cảm nhận của người khác. Các bạn hãy thử suy nghĩ thêm bằng cách đặt bản thân vào vị trí của người khác, khi bản thân mình giúp đỡ ai đó với sự nhiệt tình, chân thành nhưng nhận lại chỉ là sự hờ hững và khi ai đó gây ra lỗi đẩy bản thân mình vào rắc rối mà không chút ăn năn, hối hận với hành động đó thì các bạn sẽ có cảm xúc gì? Câu trả lời của các bạn cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao chúng ta phải biết nói lời cảm ơn và xin lỗi”.

Tham khảo thêm:   Cách cắt và ghép nhạc trên Windows 10

Lời cảm ơn và xin lỗi tưởng rất ngắn gọn nhưng rất đỗi quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Hãy hướng bản thân đi theo con đường của một người không chỉ có tài năng mà còn có những phẩm chất đạo đức quý giá và hãy thực hành nó ngay từ hôm nay bằng cách nói “Cảm ơn” và “Xin lỗi” với mọi người.

Bài làm mẫu 3

Chắc chắn sẽ thật khủng khiếp. Lịch sử của loài người hình thành đi liền với văn minh nhân loại, những giá trị sống. Nét văn hoá nói lời cảm ơn và xin lỗi nếu không tồn tại thì mọi giá trị của một sự văn minh trong xã hội chẳng còn là định nghĩa gì.

Lời cảm ơn và xin lỗi chính là những lời nói mà chúng ta sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Lời nói cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong những tiêu chí để đánh giá với con người trong văn hoá ứng xử. Con người sử dụng chúng trong nhiều trường hợp. Trong quan hệ xã hội việc nói lời cảm ơn và xin lỗi là một trong những phương thức giao tiếp đơn giản và quan trọng nhất. Khi chúng ta được giúp đỡ từ người khác thì chúng ta nói lời cảm ơn, khi chúng ta làm sai thì chúng ta xin lỗi, điều này sẽ giúp cho chúng ta giải tỏa được nhiều khúc mắc và sống vị tha với nhau hơn.

Nhưng nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi đã có xu hướng giảm trong xã hội. Người ta đã quên mất lời cảm ơn, lời xin lỗi dành cho nhau. Ngay từ khi còn học tiểu học, chúng ta được dạy nói “cảm ơn” khi có một ai đó giúp ta việc gì hay cho ta thứ gì đó. Lời cảm ơn trong kỹ năng giao tiếp khi được thốt ra người nghe sẽ cảm thấy vui hơn. Đó là khi bạn được một người khác mời một thứ gì đó như “Bạn có muốn một tách cafe không?”. Người Việt Nam thì thường trả lời “Không” hoặc “Có, cảm ơn”. Nhưng người nước ngoài họ “cảm ơn” kể cả khi họ không có nhu cầu “Không, tôi uống rồi, cảm ơn bạn !”.

Nhiều năm trở lại đây đạo đức giới trẻ bị báo chí cảnh báo là xuống cấp trầm trọng. Tuy có thể không đến mức đó nhưng chỉ nói cách “cảm ơn – xin lỗi” cũng thấy phép lịch sự trong giao tiếp của giới trẻ đang giảm sút. Ra đường hỏi đường bác xe ôm nhưng lại quên mất cảm ơn khi đã biết đường, đánh rơi đồ vật trên đường người khác nhặt dùm vì quá “vội vàng” lại quên cảm ơn.

Người Việt thường dựa vào địa vị của mình và coi thường người khác. Họ không chấp nhận việc nói lời “cảm ơn” với những người có địa vị thấp hơn mình. Hãy thử nhớ xem khi bạn vào một trung tâm thương mại chú bảo vệ dắt xe dùm bạn, bạn có “cảm ơn” người ta không. Nhiều bạn nghĩ đó là công việc của người ta, họ trả tiền để làm như vậy nhưng bạn lại vô tình quên họ cũng đang giúp bạn đó thôi.

Và rất rất nhiều trường hợp khác nữa. Nhiều bạn trẻ nghĩ những tình huống đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết bí quyết nói lời cảm ơn trong giao tiếp là cần thiết như thế nào. Rõ ràng lời cảm ơn và xin lỗi đã và đang bị mai một đi.

Chắc chắn chúng ta ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, nói năng thiếu suy nghĩ hoặc có những hành động đáng tiếc. Tuy nhiên vấn đề không phải là việc phạm phải sai lầm mà chính là thái độ của chúng ta sau đó cũng như cách ta sửa chữa lỗi lầm.

Xét ở khía cạnh nào đó, phản ứng của chúng ta sau khi mắc phải sai lầm không đơn thuần chỉ là thái độ nhất thời của ta mà còn thể hiện sự trưởng thành ở mỗi người. Chẳng hạn, sau khi nói dối hoặc làm hỏng tài sản, đồ đạc của ai đó, việc bạn chân thành nhận lỗi hay trốn tránh trách nhiệm sẽ thể hiện con người và tính cách của bạn rất rõ.

Thái độ ăn năn hoặc một lời xin lỗi chân thành đều trở nên vô cùng cần thiết, giúp bạn khắc phục phần nào hậu quả mình gây ra. Quả thật, nếu bạn nhìn nhận những sai lầm của mình và biết hối cải, người khác sẽ tha thứ và tạo cơ hội cho bạn sửa đổi. Khi đó mọi lo lắng, căng thẳng của bạn sẽ hoàn toàn biến mất, và chìm theo thời gian, mọi lỗi lầm sẽ trôi qua và chìm dần vào quên lãng. Trong trường hợp mọi người chưa tha thứ, bạn cũng biết mình đang cố gắng sống tốt hơn để sửa chữa sai lầm cũng như chờ đợi một cơ hội nhận được sự cảm thông từ tất cả mọi người.

Ngược lại nếu chúng ta vẫn tỏ ra cố chấp không nhìn nhận những sai lầm mình đã mắc phải và còn tìm cách biện minh hoặc đổ lỗi cho người khác, thì khi ấy, bạn đã tự chuốc thêm sự căng thẳng, hổ thẹn cho mình. Dần dần niềm tin mà mọi người dành cho bạn sẽ không còn nữa cũng như bạn sẽ không bao giờ có được cơ hội để sửa chữa bản thân. Và tất nhiên, với hành động ấy, bạn đang tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp về mình trong suy nghĩ mọi người. Bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi khi nghĩ đến những lỗi lầm mà mình đã phạm phải.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà có thể nói đến đó chính là sự lỏng lẻo trong ứng xử, nền kinh tế thị trường làm cho con người ta thay đổi hay cố khi do bản tính của con người đó không quen với từ cảm ơn và xin lỗi. Và bên cạnh đó thì có một nguyên nhân nữa đó chính là lâu nay, xã hội Việt Nam chúng ta luôn tồn lại suy nghĩ người ít tuổi luôn phải cảm ơn và xin lỗi người lớn tuổi và ngược lại người lớn tuổi không phải làm điều đó.

Trong giao tiếp lời cảm ơn hay xin lỗi là điều hết sức bình thường và chúng ta có thể thực hiện nó mọi lúc mọi nơi khi cần thiết, điều này thể hiện được trình độ văn hóa của con người. Vì hà cớ gì mà chúng ta không nói cảm ơn, xin lỗi.

Chúng ta cần có những biện pháp nhất định để cải thiện tình hình này. Mà việc duy nhất chúng ta có thể làm chính là giáo dục ý thức văn hóa cảm ơn và xin lỗi đến với đông đảo nhân dân. Việc làm này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng vì việc cảm ơn và xin lỗi nó thuộc lĩnh vực văn hóa nên phương pháp có thể thực hiện là tuyên truyền và giáo dục để cải thiện vấn đề này.

Mỗi chúng ta hãy luôn nêu cao văn hóa cảm ơn và xin lỗi. Mỗi người cần có những ứng xử nhất định với những sai lầm của mình. Và xin lỗi và cảm ơn là điều đầu tiên mà chúng ta nên học tập.

Bài làm mẫu 5

Với một đất nước có bề dày lịch sử. Với những truyền thống văn hóa vô cùng đặc sắc. Những truyền thống văn hóa cao đẹp được ông cha ta truyền thừa từ nhiều thế hệ tới nay. Có thể nói, những truyền thống ấy, đã đi sâu vào đời sống người dân. Biết ơn người khác giúp đỡ, chúng ta sẽ cảm ơn. Còn nếu làm sai điều gì, chúng ta sẵn sàng xin lỗi. Đây là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Chúng ta sống ở bất cứ đâu cũng có rất nhiều người xung quanh cùng tồn tại. Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều người. Và đôi khi, chúng ta có việc gì cần những người xung quanh mình giúp đỡ. Chúng ta hãy nói cảm ơn họ. Chẳng mất nhiều sức lực khi nói hai từ “cảm ơn” nhưng chúng ta lại nhận được rất nhiều thứ. Cũng như vậy, xin lỗi người khác về những điều mình đã làm sai. Cũng chính là giúp bản thân mình.

Tại sao chúng ta phải xin lỗi, cảm ơn. Bởi chỉ những hành động nhỏ đó thôi. Cũng gắn kết con người lại với nhau. Người khác giúp đỡ bạn, và đôi khi, họ chẳng cần bạn đền đáp bất cứ thứ gì. Một lời cảm ơn cũng là niềm vui cho họ. Chẳng khó gì khi nói một lời cảm ơn cả. Chúng ta sống trong một quần thể người chứ không phải mỗi chúng ta. Vì thế, biết cảm ơn sẽ giúp loài người trở lên gần gũi và hiểu nhau hơn. Còn xin lỗi, là một đức tính không thể thiếu được trong cuộc sống. Biết xin lỗi, nhận lỗi lầm mà mình đã mắc phải. Là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để chúng ta nhận được sự tha thứ. Cũng như biết nhận lỗi sẽ được người khác quý trọng hơn là giấu giếm. Bởi giấu giếm lỗi lầm đến khi bị phát giác, chúng ta sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác với mình.

Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi thì quá rõ ràng. Chúng ta sẽ mất đi sự tôn trọng của người khác đối với mình. Sẽ chẳng ai có thể gần gũi, thân thiện với chúng ta như trước nữa. Mọi người đến với chúng ta chỉ vì vụ lợi, không có sự chân thật. Hơn thế nữa, nếu chúng ta không biết nói lời cảm ơn, giúp đỡ. Sau này, có chuyện gì xảy ra với chúng ta, ai sẽ ra tay giúp đỡ. Ai còn có thể tin tưởng chúng ta mỗi khi chúng ta mắc sai lầm nhưng giấu giếm, dùng mọi biện pháp để bao che sai phạm.

Mà cuộc sống hiện đại của chúng ta đang xảy ra tình trạng như vậy. Những lời cảm ơn, xin lỗi dần mất đi. Con người trở lên thờ ơ, lạnh nhạt với những người xung quanh. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước. Được tiếp xúc, học tập những kiến thức tiến bộ của nhân loại. Được không ngừng trau dồi phẩm chất lại là những người đánh mất giá trị đạo đức truyền thống. Những lời cảm ơn từ họ dần thưa thớt, đối với bạn bè, thầy cô, thậm chí là chính gia đình mình. Họ cũng chẳng còn nói được một tiếng cảm ơn, xin lỗi. Chưa làm bài tập về nhà thì ngụy biện cho hành động của mình, chẳng nói được một lời xin lỗi cô giáo.

Tại sao tình trạng này lại diễn ra? Có thể nói, đó là do sự phát triển của đời sống thị trường. Con người chỉ mưu cầu hạnh phúc cá nhân, tính toán cho bản thân nhiều hơn, bớt quan tâm tới người xung quanh. Và những người trẻ tuổi, sinh ra trong một xã hội không ngừng phát triển như vậy. Ít nhiều bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của xã hội làm mất đi dần những giá trị đạo đức lâu đời của dân tộc.

Tác hại của lối sống ích kỷ, chỉ biết có bản thân. Lạnh nhạt, thờ ơ với cuộc sống. Không biết cảm ơn, xin lỗi về những hành động của mình. Là nó tạo lên những con người chai lì, vô cảm, khiến cho xã hội mất mất đi sự gắn kết, sống lẻ tẻ, rời rạc. Một đứa trẻ nếu không biết xin lỗi, cảm ơn khi lớn lên sẽ biến thành một đứa trẻ vô ơn, không biết tôn trọng người khác.

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, và con người sống trong đó cũng phải vận động không ngừng để phát triển. Nếu sống một cuộc sống chỉ biết tới bản thân, không biết nói ra những câu xin lỗi, cảm ơn. Con người sẽ chẳng thể nào hòa nhập được.

Bản thân mỗi chúng ta, hãy tự suy nghĩ xem đã biết nói lời xin lỗi, cảm ơn hay chưa? Nó có xuất phát từ chính trong tâm chúng ta hay chỉ là lời nói cho có, cho qua hay không. Việc biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong cuộc sống hiện đại này là vô cùng cần thiết. Với cuộc sống không ngừng đầy đủ, đời sống mọi người không còn thiếu thốn nhiều như trước. Thì việc giữ gìn những giá trị truyền thống là việc làm cần thiết. Để làm được điều ấy, chúng ta cần có một hệ thống giáo dục hiệu quả hơn. Ngay từ khi còn bé, chúng ta cần phải rèn luyện cho lớp trẻ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Tự rèn luyện lối sống của bản thân mỗi người cũng góp phần làm giàu nét đẹp văn hóa chung cho cả một cộng đồng.

Biết nói lời xin lỗi và cảm ơn, là một hành động tốt. Chúng ta chẳng mất gì nhiều nhưng bù lại, chúng ta giành được tình yêu thương của những người xung quanh. Hãy lắng nghe cuộc sống, hòa nhập vào với cuộc sống bằng chính trái tim của mình. Để thấy được cuộc sống quanh chúng ta biết bao điều tốt đẹp. Hạnh phúc sẽ mỉm cười với chúng ta. Xin cảm ơn!

………….

Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về văn hóa cảm ơn và xin lỗi (Dàn ý + 16 mẫu) Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *