Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet của giới trẻ 3 Dàn ý & 18 Nghị luận về mạng xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet bao gồm 3 gợi ý cách viết chi tiết kèm theo 18 bài văn mẫu khác nhau cực hay để các bạn tham khảo ôn luyện củng cố kỹ năng viết văn nghị luận hay hơn.

Internet là một phương tiện vô cùng tuyệt vời. Internet có rất nhiều mặt tích cực nhưng cách chúng ta lạm dụng nó là sai. Nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Để tránh việc chúng ta bị nghiện mạng xã hội thì hãy có ý chí, tiềm thức để quyết định đúng, tránh lạm dụng mạng xã hội để lâm vào tình trạng bị nghiện. Vậy sau đây là 18 bài nghị luận về nghiện Internet hay nhất mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nghị luận về mối quan hệ giữa thành công và hạnh phúc, nghị luận về cuộc đời là những chuyến đi.

TOP 18 bài Nghị luận về mạng xã hội siêu hay

  • Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Internet
  • Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet
  • Suy nghĩ về vấn đề dùng mạng xã hội
  • Nghị luận về mạng xã hội ngắn gọn
  • Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet 

Dàn ý nghị luận về hiện tượng nghiện Internet

I. Mở bài

Trong suốt dòng lịch sử con người, đã có những người phải vất vả chống lại tính nghiện ngập, nào là nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, hiện nay, có một tình trạng nghiện mới xuất hiện: nghiện Internet.

II. Thân bài

1. Thực trạng về căn bệnh nghiện Internet trong giới trẻ

  • Với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi.
  • Quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng; cần trang bị máy tính mạnh hơn, nhiều phần mềm mới; biểu hiện trầm cảm, hay cáu giận và tách biệt với xã hội.
  • Nghiện Internet – một hành vi gây căng thẳng cho cuộc sống của chính nạn nhân và cho cả gia đình, bạn bè, đồng nghiệp – là một căn bệnh tâm lí đang lan tràn trên toàn thế giới.
  • Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ.

2. Hậu quả của nghiện Internet

  • Trong đó có tình trạng vì quá mê mệt Internet mà các con nghiện xao lãng chuyện học hành, thậm chí bỏ học.
  • Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chat room” hay chơi những trò chơi bạo lực.
  • Các thiếu niên mắc bệnh này thường là những em có vấn đề về thái độ hành xử, mặc cảm.
  • (Lưu ý: Internet chỉ là chất xúc tác chứ không phải là nguyên nhân gây nghiện)

3. Giải pháp

  • Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị.
  • Không được phủ nhận, vai trò của tích cực của Internet trong đời sống xã hội, nhưng cần có những định hướng đúng đắn.
  • Liên hệ bản thân

III. Kết bài

Cũng giống như nghiện rượu hay ma túy vậy, nghiện Internet mang lại những hậu quả nhất định về tâm lí thể xác và các mối quan hệ xung quanh. Đừng để thành quả được coi là có ý nghĩa nhất đối với xã hội loài người lại huỷ hoại chính bạn – công dân của thời đại.

…………………

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện Internet

Trong xã hội hiện nay, các mạng xã hội, Internet, game điện tử,… đang là nội dung được nhiều bạn trẻ yêu thích, nhất là các bạn trẻ đang còn ở lứa tuổi học sinh. Nhưng phổ biến nhất là tình trạng nghiện mạng xã hội đang lan tràn trong giới trẻ hiện nay. Vậy cùng đi tìm hiểu xem vấn đề này đang có sức ảnh hưởng thế nào?

Trước hết chúng ta phải hiểu được “Mạng xã hội” là gì? Đó là một thiết bị, ứng dụng được trang bị trên các cửa hàng tải trò chơi trên điện thoại, máy tính… Là nơi cho chúng ta biết mọi tin tức, những tình hình, trạng thái mới mẻ ở khắp nơi. Đa dạng như Facebook, Zalo, Tiktok, Instagram… Và nhiều các mạng xã hội khác. Tiếp đến “”nghiện” là gì? Nghiện là một sự say mê, cuốn hút, không ngừng thúc giục chúng ta phải sa vào mỗi thứ gì đó, làm cho ta không thể không rời khỏi nó. Luôn tạo cho ta cảm giác thèm khát, mong muốn có được nó. Vậy chúng ta có thể hiểu “Nghiện mạng xã hội” nghĩa là gì? Là hiện tượng giới trẻ đang bị sa đà vào mạng xã hội, đắm chìm vào thế giới ảo, không thể ra khỏi được thực tại. Luôn ăn ở như người vô hồn, tâm trí lúc nào cũng chỉ có mạng xã hội. Dần dần ăn mòn trí não chúng ta và khiến chúng ta trở thành một nạn nhân bị nghiện mạng xã hội.

Thế thì nguyên nhân là do đâu? Là do sự thờ ơ, vô tâm của các bậc phụ huynh chăng? Họ mua thiết bị cho con cái rồi bỏ mặc cho con muốn làm gì làm, họ lại thiếu trách nhiệm trong việc quản tâm, giám sát con cái. Dẫn đến việc con cái truy cập vào mạng xã hội tìm tòi, khám phá những nội dung không hợp với lứa tuổi, dễ bị dụ dỗ, sa đà vào mạng xã hội và dễ bị giảm chất lượng học tập. Hay là do ý thức của giới trẻ còn kém, không phân biệt được mặt lợi hại của mạng xã hội mang lại hay đã biết mà vẫn cố chấp lạm dụng để thoả mãn.

Vậy nó dẫn đến hậu quả như thế nào? Không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí và nhân cách của họ. Khi đã bị cuốn vào mạng xã hội thì lúc nào bạn cũng chỉ muốn cầm điện thoại lên để truy cập vào nó. Nếu như cứ để tình trạng này tiếp diễn, có thể xã hội này lại có thêm một kẻ tự kỉ, tù đày. Chỉ góp phần làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của dân tộc mà thôi!

Thế nên, để tránh việc chúng ta bị nghiện mạng xã hội thì hãy có ý chí, tiềm thức để quyết định đúng, tránh lạm dụng mạng xã hội để lâm vào tình trạng bị nghiện.

Internet không sai, nhưng cách chúng ta lạm dụng nó là sai.

Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có thể nói rằng: Con người, đặc biệt là giới trẻ không thể sống mà thiếu mạng xã hội đặc biệt là Facebook”. Việc sử dụng mạng xã hội tuy có nhiều mặt tích cực phục vụ cho cuộc sống nhưng bên cạnh đó, mạng xã hội cũng tác động tiêu cực không nhỏ đến cuộc sống giới trẻ.

Mạng xã hội, đặc biệt là Facebook là trang mạng thu hút nhiều bạn trẻ sử dụng. Đó là nơi giao lưu, kết bạn, nói chuyện, cập nhật tin tức của rất nhiều người. Facebook trước hết là một trang mạng mang tính giải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, chia sẻ của bạn bè, người thân. Facebook là nơi có thể đăng tải những clip, chia sẻ những tâm tư, tâm trạng, hỏi thăm bạn bè.

Facebook như một cuốn nhật ký ghi lại những ngày tháng kỉ niệm của chúng ta và bạn bè. Đó cũng là trang mạng truyền tải những thông điệp tốt đẹp trong cuộc sống đến với mọi người. Thông qua facebook, mọi người biết được người thân, bạn bè đang gặp khó khăn gì để hỏi thăm, giúp đỡ. Facebook còn là trang mạng nơi chúng ta học tập và tìm tòi những kiến thức mới.

Bên cạnh những lợi ích mà Facebook đem lại, việc dành thời gian quá nhiều cho Facebook có ảnh hưởng tiêu cực đến công việc và việc học hành của các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ dùng facebook như một nơi để trút giận, bất cứ chuyện gì bực mình ở đâu cũng đem lên Facebook cho mọi người bàn luận hay dùng Facebook để chửi người khác một cách công khai.

Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại.

Nhiều ông bà, cha mẹ thấy cô đơn khi con cháu họ chỉ “ôm” điện thoại, laptop. Nhiều bạn sao nhãng việc học hành chỉ vì dành thời gian lướt Facebook, nhiều bạn quên cả việc đọc sách, bỏ bê bài vở, kết quả học tập sa sút. Nguyên nhân của việc giới trẻ sử dụng Facebook một cách rộng rãi có lẽ chính là do sự hấp dẫn, mới lạ, tính giải trí cao trong việc sử dụng facebook.

Việc đăng lên một tấm ảnh hay một status rồi nhận được các lượt like và bình luận, hay việc chém gió với nhau hàng giờ trên facebook khiến nhiều bạn trẻ mất quá nhiều thời gian cho mạng xã hội. Facebook dễ dàng gây nghiện đặc biệt với giới trẻ. Từ năm 2010 đến nay, Facebook tăng vọt về số người sử dụng và con số ấy không ngừng tăng lên. Ngày nay, bất cứ ở đâu và bất cứ thời gian nào, ta cũng có thể bắt gặp các bạn trẻ cắm đầu vào Facebook, trong giờ học, trong giờ ăn, trước khi đi ngủ và ngay cả khi đang đi vệ sinh.

Họ bỏ cả nửa thời gian mỗi ngày để làm những công việc vô ích như lướt Facebook xem bạn bè có đăng ảnh mới không, xem ai có status gì không hay xem các chuyện trong showbiz,…Và có những người nghiện facebook đến nỗi mà làm bất cứ việc gì họ cũng đăng lên Facebook, đến mức ăn gì, uống gì, nghĩ gì, làm gì cũng đưa nó lên, thậm chí mua cái áo mới cũng đưa lên để mọi người chém gió, đi ngoài đường gió lạnh quá cũng dừng xe lại post cái status “lạnh quá”, thậm chí đang chạy thoát hiểm cũng vào facebook post cái status đã.

Là những con người của thế giới hiện đại, chúng ta phải làm thế nào để công nghệ phục vụ chúng ta chứ đừng để công nghệ chi phối cuộc sống chúng ta. Phải biết phân bố thời gian hợp lý trong việc sử dụng facebook. Làm thế nào để phân bố thời gian hợp lí giữa công việc, gia đình, bạn bè, giải trí,…và facebook? Không nên quá lệ thuộc vào mạng xã hội, thế giới ảo.

Cần xây dựng mối quan hệ ở thế giới thực tại, không nên quá sa đà, mất thời gian quá nhiều vào đó. Bạn nên dành thời gian vào những việc có ích hơn. Làm thế nào để Facebook không trở thành ông chủ, và chúng ta không trở thành những nô lệ của mạng xã hội? Tuổi trẻ chúng ta nhạy bén tiếp thu những cái đó nhưng hãy là người thông minh để dùng những cái đó một cách hiệu quả chứ không là nạn nhân của mạng xã hội.

Thời gian của đời người thật ngắn ngủi, không nên tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại. Làm sao tìm lại được thời gian đã mất ? Phải biết quý trọng thời gian, phải biết sống sao cho thật ý nghĩa. Cuộc sống thực vô cùng rộng lớn và hấp dẫn với bao điều bí ẩn, diệu kì sao ta lại chỉ đắm chìm trong thế giới ảo? Thời gian của đời người thật ngắn ngủi sao ta lại tiêu phí thời gian vào những điều vô bổ, thậm chí có hại?

Bạn có bao giờ tự hỏi mình: làm sao tìm lại được thời gian đã mất? Hãy biết quý cuộc sống này trong từng phút giây, sống sao cho thật ý nghĩa vì chúng ta còn trẻ còn rất nhiều việc phải học, phải làm chứ không phải dành thời gian trên những trang mạng vô bổ.

Suy nghĩ về vấn đề dùng mạng xã hội

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng trăm triệu người dùng như Facebook, Wechat, Weibo, Instagram,… đã cho thấy sự thu hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Đặc biệt, với giới trẻ, những thế hệ nắm bắt tốt xu hướng, tinh nhạy trước những đổi mới của internet thì việc ham mê và sử dụng mạng xã hội là một điều tất yếu. Đa số các bạn trẻ hiện nay, hầu hết đều có cho mình một tài khoản Facebook, Weibo, Zalo,… chúng ta có thể được tự do bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ của mình, được thể hiện bản thân mình.

Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Facebook được nhiều bạn trẻ sử dụng để tìm kiếm thông tin học tập với những bài chia sẻ hay, bổ ích, những trích dẫn, kinh nghiệm học tập vô cùng lý thú. Nhiều bạn còn tận dụng tài khoản của mình để tập tành kinh doanh, vừa mang lại nguồn thu nhập khá khá vừa học hỏi được nhiều kinh nghiệm kinh doanh qua mạng. Mạng xã hội với tốc độ truyền tin nhanh chóng, giúp ta nắm bắt được những thông tin nóng đang diễn ra mỗi ngày, giúp ta biết nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ để chia sẻ và đồng cảm với họ thông qua các hoạt động từ thiện qua mạng.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng giới trẻ hiện nay đang nghiện mạng xã hội trầm trọng. Mạng xã hội trở thành một chất gây nghiện lớn mà người tiêu thụ nó lớn nhất phải kể đến nó là những học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều người xem đó là nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói quen. Đến giảng đường không học bài, hoặc ngủ hoặc chơi Facebook, hoặc chụp ảnh đăng. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán. Mạng xã hội đang từng ngày ăn sâu và làm xói mòn đi sức khỏe, tiền bạc, tình cảm của con người mà ta vô tình không để ý tới. Nhiều người trẻ còn coi đó là nơi để trút những bực tức, giận hờn, ghen tuông, xỉa xói, chửi rủa nhau thậm tệ. Đáng nói hơn, một số còn lan truyền những thông tin không lành mạnh, những tin rác chưa được kiểm chứng gây bức xúc trong dư luận, đồng thời hạ uy tín và danh dự của người khác. Vì thế mà nhiều khi chỉ một vài lời nói thiếu thiện ý, hoặc gây hiểu nhầm nhau trên mạng xã hội mà gây nên những hậu quả nghiêm trọng như đánh nhau. Nhiều học sinh chỉ lao vào thế giới ảo mà trở nên trầm cảm, tự ti, không tham gia giao tiếp với mọi người, mất dần khả năng hợp tác, hòa nhập với đời sống thực tại.

Vậy nguyên nhân nào thu hút các bạn trẻ sử dụng nhiều các trang mạng xã hội như vậy? Đó là do sự mới lạ, hấp dẫn của Facebook, Zalo,… Người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm, cách đánh giá, nhìn nhận của mình về một vấn đề nào đó được chia sẻ; được đăng những hình ảnh xinh đẹp của bản thân với hàng ngàn lượt like cùng những bình luận chém gió mang tính giải trí cao. Là những hội nhóm thần tượng được lập, những trang Fanpage thu hút hàng triệu lượt like với những câu chuyện hấp dẫn, những bình luận bá đạo, những video đánh thẳng vào tâm lý hài hước, tò mò của giới trẻ khiến các bạn hào hứng và thấy thoải mái khi dùng chúng. Không phải ngẫu nhiên mà các trang mạng được nhiều người quan tâm, bởi bên trong nó chứa đựng những sự lý thú, bổ ích riêng mà cái khác không có. Bởi vậy, việc dùng mạng xã hội phần nào cũng cho thấy được giới trả khá nhanh nhẹn trong việc nắm bắt các trào lưu, xu hướng của thế giới.

Trong cuộc sống ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các bạn trẻ nên nhìn nhận đúng về vai trò của nó trong cuộc sống mỗi người. Tức là phải hiểu rằng nó là công cụ phục vụ cho cuộc sống chúng ta, đừng biến nó thành kẻ điều khiển vô hình và để nó chi phối đời sống của mình. Thay vì lên các trang mạng quá nhiều, các bạn hãy dành thời gian cho gia đình, gặp gỡ bạn bè, đọc sách giao lưu hay làm nhiều việc khác. Hãy dành những lúc rảnh rỗi cho các hoạt động xã hội, từ thiện hay tình nguyện hơn là việc nằm nhà đắm mình vào một thế giới ảo không có thực.

Đừng để mạng xã hội biến mình thành một nạn nhân, hãy nhiệt huyết với công việc, cống hiến sức trẻ và thành xuân của mình cho hoạt động cộng đồng, đừng phung phí thời gian cho lướt web, cho việc like hay bình luận dạo mỗi ngày. Đó là những điều vô bổ đang dần giết mòn cuộc sống chúng ta. Cần phân bố thời gian cho công việc, cuộc sống và mạng xã hội hợp lý, đừng để phụ thuộc vào mạng xã hội, biết chắt lọc những thông tin hữu ích trong thế giới ảo phục vụ cho cuộc sống của mình.

Mỗi chúng ta, hãy tự nhìn nhận lại mình, xem thời gian qua mình đã làm được những gì, đã sử dụng mạng xã hội như thế nào? Có quá phung phí nhiều thời gian cho chúng hay không? Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, bước ra thế giới thực tại với vô vàn điều lý thú, hấp dẫn đang chờ đón bạn. Ngưng sống ảo đi!

Nghị luận về mạng xã hội ngắn gọn

Bài làm mẫu 1

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện vận chuyển. Nhưng ngày nay với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 thì những bức thư đó được thay thế bằng những cú click, những dòng enter của các trang mạng xã hội.

Mạng xã hội đã kết nối con người khắp nơi trên thế giới, xóa nhòa khoảng cách về không gian, thời gian nhờ tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi. Nhưng cũng vì quá lạm dụng mạng xã hội mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh – sống ảo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mơ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới.

Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Twitter,…và vô số trang mạng xã hội khác nữa, việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức, hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những người xa lạ thì những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ.

Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình.

Tham khảo thêm:  

Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẫn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu.

Kết quả của việc đó để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được. Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn.

Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hướng đúng và hợp lý. Đừng sống ảo! Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

Bài làm mẫu 2

Internet là một phát minh vô cùng mới mẻ và hiện đại đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Nhờ Internet, nhiều công việc của con người được đơn giản hóa rất nhiều. Nhưng đáng buồn thay, một bộ phận giới trẻ hiện nay đó là các thanh niên, các bạn học sinh hiện nay lại lạm dụng nó quá mức trở thành một hiện tượng nhức nhối: nghiện Internet.

Vậy Internet là gì? Internet là một loại phương tiện, hệ thống thông tin toàn cầu, và tại đó mọi hoạt động như trao đổi, tìm kiếm thông tin, dựa vào đó để thực hiện những mục đích riêng. Có thể nói, Internet là một công cụ vô cùng tiện lợi ở ngày nay. Thông qua Internet, mọi người có thể kết nối với nhau, liên lạc dù ở khoảng cách xa, nó phục vụ nhiều mục đích của con người như buôn bán, giải trí, học tập… Bởi vì tiện ích như vậy, mà nó trở nên phổ biến và gần như không thể thiếu trong xã hội hiện nay.

Internet mang nhiều lợi ích là vậy, nhưng bên cạnh đó, có nhiều người đã lạm dụng quá mức, đặc biệt là giới trẻ hiện nay đã mắc phải một căn bệnh nghiêm trọng: nghiện Internet. Nó là một căn bệnh vô cùng khó chữa hiện nay. Nhiều thanh niên học sinh dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet mà trở thành “nghiện”. Thông qua Internet, họ truy cập vào các trang mạng xã hội, chát chít, họ có thể dành nhiều thời gian chỉ để lướt Facebook, Instagram, các trang web về quần áo, mỹ phẩm. Trò chơi trên Internet cũng một phần kiến giới trẻ dễ nghiện, khi giới trẻ đã nghiện thì họ sẽ xao nhãng, thậm chí quên ăn, quên ngủ chỉ để chơi trò chơi. Chắc hẳn ta đã biết rất nhiều vụ việc học sinh bỏ học đi đánh điện tử, rồi nghỉ học nhiều dẫn tới bị buộc thôi học. Thực trạng này, hiện nay diễn ra không ít, và luôn trong tình trạng báo động.

Vậy nguyên nhân từ đâu dẫn đến hiện tượng này? Đây không phải là lỗi của Internet, nó chỉ là một chất xúc tác. Nguyên nhân chính đó là sự chủ quan của người dùng. Các học sinh, thanh niên vì ham mê chơi, không thích học, tình tình lười nhác thì rất dễ bị nghiện Internet. Bên cạnh đó, có nhiều phần tử xấu trong xã hội lôi kéo những bạn học sinh vào chơi game trên Internet khiến họ không thể dứt ra được.

Hậu quả của việc nghiện Internet thật sự rất nghiêm trọng. Nó dẫn đến sự lơ là trong học tập, bỏ học, nó ảnh hưởng đến tương lai của giới trẻ. Không chỉ vậy nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tâm lý người dùng. Tiếp cận quá nhiều với màn hình điện thoại hay máy tính sẽ dẫn đến cận thị. Dành nhiều thời gian cho các mối quan hệ ảo trên mạng xã hội sẽ khiến họ trở nên vô cảm, thờ ơ với những người xung quanh, thậm chí các bạn trẻ sẽ rất dễ bị tự kỷ. Tiếp xúc với nhiều trò chơi bạo lực sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của người chơi, sẽ có nhiều cách ứng xử không đúng mực, thậm chí còn gây ảo giác.

Chính vì vậy, ngay bây giờ chúng ta cần phải có những biện pháp phù hợp để giảm thiểu cũng như xóa bỏ hoàn toàn thực trạng này. Trước tiên, cần phải giúp giới trẻ hiểu rõ về Internet, hướng dẫn sử dụng nó một cách sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nhận thức của từng cá nhân phải đúng đắn, từ đó tuyên truyền với người khác để giảm thiểu tình trạng này. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần thắt chặt các quán game quán Internet, qua đó để kiểm soát việc sử dụng mạng của giới trẻ một cách khách quan, hiệu quả.

Với thực trạng đáng báo động như hiện nay của việc sử dụng Internet, mỗi cá nhân chúng ta từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần phải sắp xếp cho mình thời gian hợp lý, khoa học, sử dụng Internet vào những việc đúng đắn. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ bị nghiện Internet mà còn khai thác được nhiều lợi ích mà nó mang lại. Hãy kiên trì luyện tập và bạn sẽ thành công!

Bài làm mẫu 3

Cuộc sống ngày càng phát triển với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Chúng ta đang sống trong sự vận động nhanh chóng của thời đại công nghệ 4.0, thế giới kết nối không dây. Không thể phủ nhận những thành tựu Internet mang lại, tuy nhiên song hành với đó lại dấy lên vấn nạn nghiện Internet của giới trẻ.

Một thực trạng không thể phủ nhận rằng Internet hiện nay đang dần bao phủ cuộc sống con người thế kỷ XXI. Chỉ với một chiếc smartphone hay chiếc laptop trong tay, người ta dễ dàng truy cập Internet. Khắp các ga tàu, trường học, trung tâm thương mại đều được phủ sóng Wifi giúp mọi người tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng. Từ nông thôn đến thành phố, không quá khó để bắt gặp những cửa hàng Internet với vài chục máy tính được nối mạng, những tiệm game cứ mọc lên ngày một dày đặc. Đối tượng khách hàng của những tiệm Net này chủ yếu là học sinh, sinh viên từ cấp THCS, THPT đến các sinh viên cao đẳng, đại học. Thậm chí thời gian phục vụ của các cửa hàng này là 24/24 giờ do nhu cầu cao của khách hàng. Hiện tượng ngồi lì trong quán Net suốt ngày đêm bỗng dưng trở nên phổ biến trong giới trẻ ngày nay, chúng say mê đến mức quên ăn, quên ngủ, thậm chí là quên luôn việc học. Không chỉ là game, giới trẻ ngày nay có rất nhiều trường hợp nghiện mạng xã hội như Facebook, Zalo. Có những người truy cập Facebook như một thói quen không thể bỏ. Những năm trở lại đây, người ta không quá xa lạ với hiện tượng “sống ảo”. Bất kì một hành động, trạng thái nào trong đời sống cũng được giới trẻ chụp ảnh “check-in”, chỉnh sửa và đăng lên Facebook. Những thực trạng đáng buồn trên chứng tỏ giới trẻ ngày nay đang sống quá lệ thuộc và trở thành những “con sâu mạng”.

Vậy đâu là nguyên nhân cho thực trạng nghiện Internet ngày nay của lứa tuổi thanh niên? Trước hết bắt nguồn từ sức hấp dẫn khó cưỡng từ mạng: Internet chứa những thông tin vô cùng phong phú về tri thức, thời sự, kinh tế, xã hội, cả những nguồn giải trí dồi dào như phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử và khả năng liên lạc nhanh chóng qua chat, email. Những lợi ích mà Internet mang lại quả thật rất lớn, tuy nhiên nó cũng có khả năng đánh vào tâm lý người dùng, khiến họ sống phụ thuộc vào nó nếu không biết kiểm soát. Tuy nhiên cũng phải kể đến nguyên nhân sâu xa hơn nữa, phải chăng một phần do sự kiểm soát lỏng lẻo hay sự nuông chiều của các phụ huynh với con em mình? Rất nhiều thiếu niên đang tuổi đi học nhưng đã sở hữu những chiếc smartphone xa xỉ với đầy đủ tính năng tiện ích.

Chính bởi những nguyên nhân trên mà Internet cũng mang đến nhiều hậu quả tiêu cực. Internet tạo nên một sự lãng phí lớn, nó đang dần lấy đi thời gian, tiền bạc, sức lực của giới trẻ. Rất nhiều thanh thiếu niên vì nghiện mạng xã hội mà bỏ bê xao nhãng học hành, thậm chí còn có hiện tượng lấy cắp tiền của gia đình để tiêu xài vào mạng Internet. Hơn nữa việc sống triền miên trong thế giới ảo còn dẫn đến lệch lạc trong nhân cách, trong khả năng nhận thức, giới trẻ dường như đang mất dần khả năng phản ứng và hòa nhập với thế giới thực. Rất nhiều vụ bắt cóc, thậm chí là giết người đã xảy ra từ những mối quan hệ ảo qua mạng Internet. Điều này không chỉ tổn hại đến bản thân các em mà còn tạo sự bất ổn trong đời sống cộng đồng.

Là người hiện đại giữa thế kỷ XXI, chúng ta không thể làm ngơ trước vấn nạn nghiện mạng Internet đang diễn ra phổ biến, cần có những giải pháp cho hiện tượng đáng báo động này. Trước hết mỗi cá nhân cần nhận thức lại bản thân, định hướng mục tiêu dài hạn hơn và biết kiểm soát hành động của mình. Giải trí là điều cần thiết sau những giờ làm việc, tuy nhiên cần biết hạn định bao nhiêu là đủ, đừng để bản thân mãi chìm đắm trong thế giới hư ảo. Thêm vào đó cần sự phối hợp của gia đình và nhà trường trong việc kiểm soát, điều chỉnh, giáo dục thế hệ trẻ. Bậc làm cha làm mẹ không nên quá nuông chiều con trẻ, lứa tuổi các em cần đặt việc học là trước nhất, trên những thú vui tiêu khiển nhất thời. Hơn nữa, nhà nước cũng cần có sự kiểm soát các cửa hàng kinh doanh dịch vụ Internet, kiểm soát các trang web đen và nội dung xấu trên mạng Internet. Mỗi người hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn nghiện mạng xã hội, để cuộc sống chính chúng ta văn minh và phát triển hơn.

Bài làm mẫu 4

Nghiện là một thói quen không thể bỏ được của con người chúng ta về một điều nào đó. Nhưng nếu như “nghiện” sách vở, nghiện giải “toán”… thì dẫu sao cũng là cái tốt. Thế mà tiếc thay! Giờ đây, các nhà tâm lý học, nhiều bậc phụ huynh lại đau đầu đối phó với triệu chứng “nghiện” của khá nhiều bạn trẻ hiện nay: nghiện Internet, nghiện lướt web.

Thật đáng lo khi với nhiều người, Internet là một thứ không thể thiếu; một thói quen không kiểm soát nổi. Các triệu chứng nghiện Internet chính là: quên thời gian, sao lãng ăn uống và ngủ; tức giận, căng thẳng, bồn chồn khi không thể lên mạng.

Chơi game trực tuyến là một dạng của nghiện Internet và đang lan tràn nhanh chóng trong giới trẻ. Giờ đây, mỗi khi đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang HOT như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế…. và các trò chơi trên mạng xã hội khác. Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành.

Thương làm sao nhiều bậc phụ huynh không thấy con về nhà, họ lo lắng bồi hồi thấp thỏm không an tâm, và đau lòng biết mấy khi đã tốn bao công sức “tìm kiếm như tìm trẻ lạc” lại bất ngờ phát hiện “đứa con ngoan” của mình “mai danh ẩn tích” ở một quán “nét” và đang hào hứng với trò chơi điện tử đầy bạo lực.

Dường như cuộc sống của thế giới ảo đã làm cho các bạn quên dần sự yêu thương của những người thân dành cho mình ở thế giới thật, rất thật này! Họ giảm tiếp xúc với gia đình, bè bạn, sống cô lập trước màn hình máy tính, lặn vào những “chat room” hay chơi những trò chơi bạo lực, không biết tự bao giờ các bạn ấy đã xem “đó là lẽ sống”.

Ôi! Đáng sợ thay! Việc nghiện Internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân – đây là điều sợ nhất!

Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao? Một câu hỏi đặt ra từ lâu sau các thông tin báo đài, những phóng sự đau lòng và nhiều nhiều lắm những hình ảnh xót xa của hậu quả “nghiện” nét, lướt web.

Ước mong sao các bạn sớm nhận ra điều sai trái ấy để từ đó sửa chữa lỗi lầm. Sống thực tế, khỏe khoắn tươi vui, quan tâm đến người thân. Đừng bao giờ làm “nô lệ” cho cái máy tính vô tri vô giác ấy các bạn nhé!

Bài làm mẫu 5

Sinh động, mới mẻ và hấp dẫn đó là những gì mà công nghệ thông tin, công nghệ kĩ thuật số đã mang đến cho đời sống con người. Nhưng bên cạnh đó, không ít những thành quả của khoa học kĩ thuật đang bị lạm dụng gây ra những hiện tượng “nghiện” đầy nguy hiểm. Hiện tượng nhiều học sinh, sinh viên hiện nay “nghiện” Internet cũng là một trong số những trường hợp đó.

Về bản chất, chúng ta không thể phủ nhận những tác dụng to lớn của Internet. Internet là một phương tiện thông tin vô cùng hữu ích. Sử dụng Internet, chúng ta có thể nắm bắt nhanh chóng, cập nhật, sinh động nhiều thông tin mới nhất về các lĩnh vực mình yêu thích.

Mặt khác, Internet cũng là phương tiện thông tin liên lạc tiện lợi: chỉ bằng một số tiền nhỏ chúng ta có thể trao đổi thông tin trực tiếp với bạn bè, người thân (qua Yahoo), nhìn rõ nhau (qua Webcam), bất kể là xa nhau nửa vòng Trái Đất. Tuy nhiên, cũng giống như các thành tựu khoa học kĩ thuật khác, ở nhiều bạn trẻ, Internet đang bị lạn dụng và gây ra nhiều tác hại.

Số bạn trẻ biết sử dụng những tính năng của chúng sao cho hiệu quả nhất cũng chỉ chiếm thiểu số. Đến với “quán nét”, một cảnh tượng không thể nào khác được là những gương mặt trẻ tuổi đang căng thẳng, hồi hộp với bao trò game online, có thể kể đến vô số trò chơi đang hot như: Gunny, Zing farm, MU, đế chế và các trò chơi trên mạng xã hội khác.

Có những bạn ngồi lì trước máy quên cả ăn uống, ngủ nghỉ, nói chi đến việc học hành. Lại có cả những bậc phụ huynh không thấy con về nhà, đã tốn bao công sức “truy lùng” rồi bất ngờ phát hiện cậu ấm “mai danh ẩn tích” ở một quán “nét” và đang hào hứng với trò chơi điện tử.

Không chỉ vậy, “ôm ấp” chiếc máy tính và mạng Internet còn có những “đệ tử” trung thành của Yahoo. Họ lạm dụng chức năng của hệ điều hành này để ngày đêm chát chít với bạn bè, dĩ nhiên, câu chuyện của họ đơn giản chỉ là: “ăn cơm chưa? ăn rồi à? đang làm gì đấy?” rất vui vẻ.

Nhưng điều nguy hiểm nhất qua đây, nhiều bạn trẻ có thể “kết bạn” dễ dàng, yêu nhau dễ dàng và mắc bẫy cũng dễ dàng. Hàng trăm chuyện bị “lừa tình”, “lừa tiền” qua Yahoo không còn là chuyện lạ. Đó là những lời cảnh tình nghiêm khắc đối với những ai còn mù quáng với những lời tán gẫu qua một kênh ảo như vậy.

Có những bạn đến với Internet chỉ đơn thuần là để tải nhạc và “down” ảnh. Những đối tượng như vậy tưởng chừng như vô hại nhưng kì thực trong hành động của họ lại tiềm ẩn những hiểm họa rất lớn. Chưa kể đến việc mất thời gian, tiền bạc và sức lực. Hãy xem đến những loại nhạc và loại ảnh họ tải về: “Em yêu! Nhớ anh không? Nhớ à? Đang làm gì đấy?” những tấm ảnh ngoài luồng, những đoạn “clip” đen. Chẳng phải chúng đang tiềm ẩn những hiểm họa làm suy thoái cả một thế hệ người hay sao? Giới trẻ sẽ yêu như thế nào? Sống như thế nào khi lớn lên trong một môi trường những ngôn từ nhạt nhẽo, thậm chí ngớ ngẩn, những tấm ảnh nhơ nhớp, nhầy nhụa như vậy?

Việc nghiện Internet đang lấy đi sức lực, thời gian và trước hết là sự vô tư, trong sáng của tuổi trẻ. Sa vào những hoạt động như vậy, một điều dễ hiểu là những bạn trẻ ấy không có thời gian cho việc học hành, cho những hoạt động ngoại khóa bổ ích, hiển nhiên là không có cả thời gian cho gia đình, người thân. Vậy rồi tương lai những người bạn ấy sẽ ra sao?

Internet là những phát minh hữu ích cho con người nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì chúng sẽ gây tác hại vô cùng to lớn. “Nghiện” Internet là biểu hiện tiêu cực khi sử dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật này. Tuổi trẻ ta – thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ – không thể là những con nghiện, là những nô lệ cho Internet hay bất kì phương tiện máy móc nào khác. Các bạn trẻ, chúng ta hãy là những chủ nhân thông minh của những thành quả khoa học kĩ thuật.

Bài làm mẫu 6

Trên xe buýt: “Cậu đang làm gì thế?”, “Tớ đang online Yahoo”.

Giờ ra chơi: “Cô đang làm gì thế?” – “Cô đang đọc báo trên mạng”.

Và 00 giờ: “Chị đang làm gì mà vẫn còn thức?”- “Chị đang lướt Facebook”.

Có thể nói, ngày nay, các mạng xã hội như: Facebook, Wechat… đã phủ sóng khắp toàn cầu. Người ta vẫn đang sử dụng mạng xã hội mọi lúc, mọi nơi, thậm chí bất cứ khi nào họ rảnh là lôi chiếc điện thoại ra lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật: Mạng xã hội là con dao hai lưỡi. Nó đem lại cho ta rất nhiều lợi ích nhưng cũng không ít tác hại. Vậy mạng xã hội là gì mà lại được nhiều người, thậm chí cả bạn và tôi đều yêu thích sử dụng đến vậy?

Mạng xã hội là khái niệm chỉ chung các dịch vụ kết nối thành viên, bạn bè qua Internet. Các dịch vụ, ứng dụng này cho phép người dùng chia sẻ thông tin qua tin nhắn, thậm chí gọi điện trực tuyến. Có thể nói, mạng xã hội là một trong những sản phẩm khoa học trí tuệ của con người trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.Vậy mạng xã hội đem lại lợi ích gì cho bạn và tôi?

Xuất phát từ tính năng của mình, trước tiên, mạng xã hội trước hết là phương tiện truyền thông vô cùng đắc lực. Với người truyền tải thông tin, mạng xã hội cho phép các thành viên đăng tải nhiều tin tức như một bài báo, một bản tin về thời tiết, một hội thảo, hay cuộc triển lãm nào đó. Thậm chí với mạng xã hội, người ta còn có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình, từ những lượt like (thích) hay share (chia sẻ). Sản phẩm dễ dàng được lan tỏa tự nhiên, nhanh chóng tới mọi ngóc ngách của mạng xã hội, rồi đến với người tiêu dùng.

Mặt khác, với người tiếp nhận, họ chẳng những nắm bắt được toàn bộ thông tin phong phú, đa dạng mà còn có thể học tập, chắt lọc kiến thức từ những gì được đăng tải. Nếu từng dùng mạng xã hội, chắc chắn bạn đã ít nhất một lần bất ngờ, thích thú vì một trạng thái chia sẻ cách ứng xử trong cuộc sống, một vài kinh nghiệm trong thi cử mà bạn vô tình đọc qua nhưng lại bất chợt giúp bạn trong trường học và trường đời.

Nhưng điều đáng nói là mọi thông tin với cả người truyền và nhận đều được xử lý, cập nhật một cách nhanh chóng và rất thời sự. Nhờ đó mà ta có thể chia sẻ hay biết được kịp thời những tin tức vô cùng nóng hổi. Ví dụ, bạn ở căn phòng bé nhỏ của mình tại Hà Nội nhưng với mạng xã hội, lại có thể xót xa, bức xúc khi thấy cá tôm ở Vũng Áng đang chết hàng loạt do ô nhiễm. Với lợi ích vượt bậc của mình, mạng xã hội đang trở thành phương tiện truyền thông thực sự sinh động, phong phú, hấp dẫn và bộc lộ khả năng hoàn toàn có thể thay thế vị trí của nhiều kênh thông tin khác trong tương lai.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 4: Tả cái hộp bút của em Dàn ý & 23 bài Tả đồ dùng học tập yêu thích lớp 4

Tuy nhiên, sẽ là chưa đủ nếu nhắc đến lợi ích của mạng xã hội mà bỏ qua chức năng giải trí. Mạng xã hội giúp bạn thư giãn bằng các bản nhạc, câu nói, clip hài hước và giúp bạn tạm quên đi buồn lo từ cuộc sống bằng các trò chơi vô cùng thú vị. Bạn cũng có thể nói chuyện phiếm, tán gẫu với bạn bè qua các tin nhắn, bình luận. Nhưng nếu bạn vẫn thấy nhàm chán ư? Mạng xã hội cho bạn sống lại những khoảnh khắc nhắng nhít, hồn nhiên bằng việc đăng tải các bức ảnh selfie.

Hơn thế nữa, tính năng mà mọi ứng dụng xã hội đều có là giao lưu, kết bạn, mở rộng quan hệ với bạn bè, đối tác mà khoảng cách địa lý không còn là trở ngại. Còn gì tuyệt hơn nếu bạn được trò chuyện với thần tượng của mình hay một MC nổi tiếng? Mạng xã hội có nhiều lợi ích, song có lẽ bạn sẽ đồng tình nếu tôi chọn một từ cho lợi ích chung nhất và quan trọng nhất: đó là tự do, tự do thể hiện cảm xúc, tự do trò chuyện, tự do mua sắm, tự do hẹn hò, kết hôn…

Mạng xã hội có thật nhiều ích lợi. Nhưng dù thế nào, người ta cũng không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có không ít tác hại. Trước hết là về mặt thể chất của con người. Nếu dùng mạng liên tục trong thời gian dài, ánh sáng nhân tạo và bức xạ từ màn hình vi tính, điện thoại sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả mắt và não bộ. Mạng xã hội còn cướp đi thời gian vận động, tập luyện thể dục thể thao của con người, hậu quả là càng ngày chúng ta càng tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương, hay béo phì, tiểu đường…

Chẳng những gây hại về sức khỏe, sản phẩm công nghệ này còn tác động tiêu cực về mặt tinh thần của con người, đặc biệt là giới trẻ. Do nguồn thông tin trên mạng không có ai giám sát, kiểm duyệt nên còn tràn lan rất nhiều thông tin sai lệch, văn hóa phẩm đồi trụy, trong khi giới trẻ còn chưa đủ nhận thức để sàng lọc thông tin, dễ dẫn đến nhận thức lệch lạc, kéo theo đó là hành động sai lầm như: giết người, nghiện hút, mại dâm…

Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet

Bài làm mẫu 1

Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì Internet dường như là một thứ không thể thiếu. Nhưng việc lạm dụng Internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực của Internet.

Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có Internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện Internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện Internet là hiện tượng con người dành quá nhiều thời gian sử dụng Internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi Internet là thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện Internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện Internet thì thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện Internet là học sinh sinh viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.

Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện Internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện Internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỷ. Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện Internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công việc, nghiện Internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tiền bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng Internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân Internet không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: “sống ảo”. Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng Internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những người lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện Internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện Internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với Internet, và sử dụng như thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà Internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi Internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo dục và tuyên truyền về sử dụng Internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng nghiện Internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này.

Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.

Bài làm mẫu 2

Nghị luận về nghiện Internet – Mẫu 12
Ngày nay, khi xã hội con người đang ở trong thời kì 4.0 với sự tối tân của internet thì cuộc sống của chúng ta trở nên tiện ích hơn bao giờ hết.

Internet hay Mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu được liên kết bởi một loạt các công nghệ mạng điện tử, không dây và mạng quang cho phép hàng ngàn mạng máy tính, thiết bị di động nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trên toàn cầu truy cập.

Ở đây, con người có thể tra cứu mọi thông tin cũng như kết nối, liên lạc với mọi người. Internet đã mang đến cho con người nhiều lợi ích vô cùng tiện nghi. Chúng ta có thể tra cứu thông tin của mọi lĩnh vực ở bất cứ đâu, bất cứ khoảng thời gian nào, việc học tập, nghiên cứu trở nên thuận tiện, dễ dàng và tiện nghi hơn.

Bên cạnh đó, sự ra đời của các trang mạng xã hội như Facebook, zalo, instagram,… giúp chúng ta kết nối với bạn bè, những người thân ở nơi xa xôi trên cả Trái Đất và kết bạn với những người mới, cùng nhau trao đổi, chia sẻ khoảnh khắc đáng quý hoặc ghi lại những kỉ niệm cho riêng mình. Bên cạnh đó, một vai trò vô cùng hữu hiệu nữa không thể không nhắc đến của internet chính là sự giải trí. Từ khi có internet, chúng ta có nhiều phương thức giải trí hơn bao giờ hết. Từ các trò chơi điện tử, đến các video trên các trang mạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, phim ảnh, âm nhạc,… cũng đều được tích hợp ở internet. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của internet nhưng không vì thế mà ta lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào nó.

Mỗi người cần biết cân bằng giữa việc sử dụng internet với việc tham gia các hoạt động bên ngoài để bản thân trở nên năng động hơn. Mỗi chúng ta hãy trở thành một người dùng internet thông minh để chúng vừa mang lại lợi ích tối đa cho bản thân mình vừa có những trải nghiệm tốt đẹp.

Bài làm mẫu 3

Internet – nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.

Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lí chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lí các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.

Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại,Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi. Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.

Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lí, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.

“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”.

Bài làm mẫu 4

“Nghiện Internet” hiện được xem như một vấn nạn đang tiềm ẩn nhiều tác hại đối với các quốc gia phát triển trên thế giới. Đối tượng của nó không giới hạn ở riêng lứa tuổi nào mà đã tác động đến hầu hết tất cả mọi người.

Sự ra đời của Internet đã đánh dấu một bước tiến lớn của cả nhân loại trong lĩnh vực kết nối thông tin toàn cầu. Với những ích lợi to lớn và những kiến thức mà nó mang lại trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, Internet đã được coi như một phương tiện không thể thiếu đối với con người. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tốt đẹp mà nó mang lại, thì những vấn đề phức tạp cũng bắt đầu nảy sinh. Trong đó, hiện tượng “lạm dụng Internet”, hay như cách mà các nhà khoa học thường gọi là tình trạng “nghiện Internet” của không ít người đã trở thành một vấn đề nhức nhối thực sự đối với xã hội thời hiện đại.

Lượng thời gian mà giới trẻ hiện đang dành cho việc online thực sự đã gây nên tâm lí lo sợ đối với các bậc phụ huynh. Gia đình nào cũng đặt nhiều hy vọng rằng việc kết nối Internet sẽ giúp cho thế hệ trẻ được tiếp cận với những kiến thức bổ ích trên nhiều lĩnh vực. Kết nối Internet cũng có nghĩa là kết nối được với một thế giới rộng lớn, với những cơ hội học tập, nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng hơn… Tuy nhiên, các gia đình cũng bắt đầu nhận ra rằng thay vì sử dụng Internet cho những mục đích tốt đẹp mà họ đang mong đợi ở con em mình, những đứa trẻ hiếu động lại dễ dàng bị cuốn hút hàng giờ đồng hồ vào những hoạt động khác trên mạng như: chát trực tuyến, gửi mail cho bạn bè, chơi game online (trò chơi trực tuyến), hay làm quen với những người lạ, đôi khi thực hiện các hoạt động hacker phá hoại…

Việc giữ cân bằng giữa sức khỏe với các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động khác cho giới trẻ vốn đã luôn là những thách thức không nhỏ đối với bậc phụ huynh. Song sự xuất hiện của Internet và hội chứng “nghiện Internet” đã làm cho vấn đề trở nên khó khăn gấp bội. Một điều hết sức tự nhiên khi những người trẻ tuổi sử dụng Internet đó là chúng dễ dàng bị mê hoặc bởi những điều mới lạ, thú vị và bị cuốn hút tới mức không còn kiểm soát được thời gian. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, thực trạng của việc trẻ em say mê Internet và game online đã lên đến mức báo động. Nhiều trường hợp do mải mê với mạng Internet, những đứa trẻ thậm chí quên ăn, quên ngủ trong suốt nhiều ngày. Kết quả tất yếu của tình trạng này là sức khỏe, năng lực học tập của chúng bị ảnh hưởng và giảm sút nghiêm trọng. Gia đình và nhà trường cũng không nhận ra vấn đề cho đến khi nó bắt đầu trở thành mối đe dọa thực sự, trẻ bắt đầu có những hành vi cư xử kì lạ, sự phát triển tâm sinh lí bị rối loạn và rơi dần vào một chứng bệnh có tên gọi là: hội chứng “nghiện Internet”.

Theo các chuyên gia tâm lí tại Trường đại học Harvard – Mĩ, chứng “nghiện Internet” của giới trẻ phần nhiều là do sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường đối với các hoạt động của chúng. Sự thiếu quan tâm này của người lớn đã dẫn tới sự thay đổi trong nhận thức của lớp trẻ, chúng bắt đầu xa lánh dần với thế giới bên ngoài và chìm dần vào thế giới game của riêng mình. Sự ham mê đối với game online ngày càng tăng lên và dần tới mức không thể kiểm soát được. Đó là hiện tượng thường thấy ở giới trẻ, xong không ít trường hợp người lớn cũng mắc phải. Tại Bắc Kinh – Trung Quốc, nhiều gia đình đã thực sự bị ám ảnh về Internet khi các phương tiện thông tin đại chúng của nước này cho biết: một người đàn ông 30 tuổi đã bị chết trên đường đến bệnh viện cấp cứu từ một cửa hàng Internet. Ban đầu cảnh sát Trung Quốc nghi ngờ rằng người này đã tự tử, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra kĩ, người ta phát hiện ra rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của người đàn ông này là do chơi game quá lâu và điều này đã khiến cho anh ta bị kiệt sức. Trước đó, rất nhiều trường hợp người chơi bị kiệt sức, bị ngất xỉu phải cấp cứu đã diễn ra. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một số biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lạm dụng Internet, và hiện tượng chơi game vô độ của giới trẻ nước này. Không lâu sau đổ, tại một số quốc gia châu Âu và châu Á, hiện tượng “nghiện game online” cũng đã khiến cho không ít người phải nhập viện trong tình trạng nguy cấp. Tại Anh, chứng “nghiện Internet” được xem như một chứng bệnh tương tự tình trạng “nghiện cờ bạc”. Không riêng giới trẻ, mà kể cả người lớn cũng dễ dàng bị mắc phải chứng “nghiện” nguy hiểm này. Hàng loạt các hoạt động cờ bạc, cá độ diễn ra qua mạng Internet đã tạo nên một làn sóng những người “hâm mộ” đủ lứa tuổi. Cờ bạc qua Internet đã trở thành một tệ nạn phổ biến và không thể kiểm soát ở nhiều quốc gia phát triển. Theo các nhà khoa học Anh thuộc Trường đại học Queensland, có nhiều dấu hiệu khá tiêu biểu cho hội chứng này: người “nghiện Internet” thường thờ ơ với tất cả các công việc khác, kể cả những việc quan trọng nhất; thường xảy ra hiện tượng xung đột bên trong tình trạng mất kiểm soát; luôn thèm muốn được sử dụng Internet đến phát điên và thường có thái độ, hành vi cư xử bất bình thường. Theo các nhà tâm lí học, các chuyên gia về lĩnh vực thần kinh, và các nhà xã hội học, “nghiện Internet” cũng giống như chứng “nghiện cờ bạc”, nó không phải lằ một căn bệnh về thể chất thông thường, mà đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều: đó là một dạng bệnh lí học có liên quan đến thái độ và hành vi xử sự của con người. Những người bị mắc chứng “nghiện Internet” hay “nghiện cờ bạc” đều gặp phải những áp lực, sự căng thẳng về thần kinh. Tại Mỹ, ước tính hiện có khoảng 27% dân số mắc phải chứng “nghiện” theo kiểu này. Khoảng 1,1% trong đó là những người nghiện cờ bạc qua mạng. Đây cũng là một trong những vấn đề khá nhức nhối tại Mỹ hiện nay. Chính phủ Mỹ và các tổ chức xã hội nước này đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo về việc công dân Mỹ lạm dụng Internet và thường xuyên sử dụng Internet cho các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc tấn công phá hoại đừ liệu máy tính. Hiện Mỹ cũng là quốc gia có số lượng người sử dụng Internet vào mục đích phá hoại nhiều nhất thế giới, đa số họ đều là những người mắc hội chứng “nghiện Internet.

Các chuyên gia cảnh báo: trong tương lai, có thể hội chứng này sẽ còn tiếp tục phát triển với quy mô rộng lớn và tính chất phức tạp hơn nhiều. Và nếu như xã hội không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, “nghiện Internet” có thể sẽ trở thành một “đại dịch” chứ không đơn thuần là một hội chứng như hiện nay.

Bài làm mẫu 5

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, game và Internet ngày càng lan rộng, ảnh hưởng đến mọi người đặc biệt là các em học sinh. Nhiều em vô tình không kiểm soát được ham muốn của bản thân nên đã dẫn đến hiện tượng “nghiện” game và Internet.

Tham khảo thêm:   Nguyên hàm hữu tỉ là gì? Công thức và các dạng bài tập nguyên hàm hữu tỉ chi tiết

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử, sử dụng Internet với mục đích không chính đáng. Nhiều bạn ngồi hàng giờ, hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy, quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi, trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó. Trước hết, đó là do bố mẹ không quan tâm đến con cái. Bên cạnh đó còn là do buồn, các bạn học sinh muốn tìm đến game, Internet để giải tỏa tâm trạng. Đó còn là do bạn bè rủ rê, do không tự chủ được bản thân.

Song dù lý do nào đi nữa, ham mê trò chơi điện tử, Internet cũng là một điều tai hại. Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị, người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại. Không chỉ có thế, ham mê trò chơi điện tử, Internet còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập. Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình. Trò chơi điện tử, Internet còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực, chém giết, cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô. Hơn nữa ham chơi điện tử, thích truy cập Internet còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích có khi còn làm thay đổi nhân cách con người. Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá, trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình, bạn bè.

Trò chơi điện tử và Internet tai hại như vậy, làm thế nào để ngăn chặn nó? Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được. Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, rèn luyện, không lãng phí thời gian, sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ. Chỉ coi trò chơi điện tử, Internet như một trò giải trí, tiếp xúc với nó có chừng mực, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại. Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích, những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia.

Ham chơi điện tử và Internet – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được. Bởi vậy vì tương lai của chính mình, chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Bài làm mẫu 6

Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Trong đó không thể không kể tới mạng Facebook đang gây bão đối với nhiều người sử dụng Internet hiện nay.

Facebook thực chất cũng chỉ là một kênh giao lưu, trò chuyện giữa mọi người với nhau như: Yahoo, Skype, hay Twitter, hoặc Blog… thế nhưng nó lại có khả năng gây nghiện với nhiều người dùng. Tình trạng nghiện facebook giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những hậu quả không đáng có.

Trước hết, ta cần phải hiểu xem Facebook là gì? Tại sao nó có thể gây nghiện? Việc nghiện Facebook sẽ gây ra những tác hại như thế nào đối với con người. Facebook chính là một mạng lưới xã hội ảo, là nơi trò chuyện, nơi thư giãn, giải trí, hay chia sẻ cũng như thổ lộ tâm trạng mỗi người. Có thể nói facebook chính là một thế giới vừa thực, mà cũng vừa ảo. Ở đó chúng ta dễ dàng “chat”, “chém gió”, nói chuyện phiếm với bạn bè và cũng có rất nhiều nổi tiếng đã được biết tới thông qua mạng lưới này.

Facebook cũng chính là một hình thức giải trí, là nơi giúp nhiều người thư giãn sau những căng thẳng mệt mỏi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà có rất nhiều bạn trẻ thường tìm đến nhằm giải tỏa căng thẳng, hay mong muốn tìm những sự đồng cảm, và chia sẻ cảm xúc đối với những người xung quanh. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng biết được tâm trạng, và cảm xúc của những người xung quanh mà không cần phải gặp gỡ trực tiếp.

Chỉ cần một status thôi là chúng ta cũng có thể kiểm soát và hiểu được người khác đang nghĩ gì. Điều đó thật đơn giản và tiện ích.Tuy nhiên, facebook cũng chính là mạng lưới dễ gây nghiện đối với nhiều người dùng nếu không biết tự kiểm soát thời gian của mình, không biết kiểm soát bản thân.

Ở Facebook, chúng ta đều có thể tìm kiếm được những thứ mà không thể tìm thấy ở bên ngoài. Đặc biệt là đối những bạn trẻ đam mê sự tự sướng và thích phô ra cho mọi người cùng thấy thì Facebook chính là một công cụ rất đắc lực để làm việc này. Chỉ cần một cái click, một post bài đăng hình ảnh của bạn đã được chia sẻ lên mạng và sẽ có rất nhiều người biết tới. Rồi chờ đợi từng nút like, từng “comment” hay cái “share”. Chỉ như vậy thôi cũng khiến cho bản thân bạn thấy rất vui rồi.

Tuy nhiên, cũng chính những điều đó sẽ dễ dàng cuốn bạn vào cái thế giới ảo này một cách nhanh chóng nhất. Nghiện Facebook thực sự là một trong những cái rất khó có thể dứt bỏ, bởi vì nó đã trở thành một thói quen buộc phải làm hằng ngày, phải “check in” thường xuyên. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chỉ dành thời gian để lướt Facebook: từ những lúc đi học, hay cho tới những lúc đi làm cũng dành thời gian cho Facebook, thậm chí có những lúc đi chơi với bạn bè cũng Facebook, ngồi với bố mẹ cũng Facebook.

Hình như, cuộc sống mà thiếu đi Facebook thì nhiều người như cảm thấy thật tẻ nhạt và vô vị. Có nhiều người còn nói rằng Facebook cũng giống như những bữa cơm hàng ngày, đối với họ là không thể thiếu. Bạn thấy sao? Điều có thật nực cười với cái suy nghĩ ngớ ngẩn như thế hay không? Vào Facebook chỉ để check in, khoe với mọi người hôm nay đi những đâu, hay làm những gì, thậm chí tới ăn những gì và để xem tụi bạn có gì khác so với mọi ngày hay không.

Thế giới ảo luôn luôn mang tới cho chúng ta những cảm giác thích thú và tò mò như vậy. Cũng chính điều đó đã khiến cho bạn đã đánh đổi rất nhiều thời gian chỉ để vào Facebook mỗi ngày. Nhưng bạn đâu hay biết rằng cũng chính Facebook là con dao hai lưỡi, đã khiến cho bạn ngày một trở nên ích kỉ, và hẹp hòi hơn. Không ít các bạn học sinh cấp 2, cấp 3 hiện nay đang bị cuốn vào vòng xoáy “nghiện” facebook và khó để thoát ra.

Chiếc điện thoại giờ đây là một vật bất ly thân, và các em đang dành quá nhiều thời gian vào đó, trong khi thời gian dành cho học tập thì không có. Hệ quả tất yếu của việc này dẫn tới là điểm kém, là ý thức kém và kết quả học tập kém. Điều này thật đáng buồn! Không phải tất cả mọi chuyện đều có thể mang lên facebook.

Đã có rất nhiều câu chuyện về tình trạng đưa mọi thứ lên mạng xã hội Facebook như: có một cô bạn đi chơi qua đêm với bạn trai, và đã bị người khác bắt gặp và chụp ảnh. Người đó cảm thấy thích thú với việc chia sẻ những hình ảnh tế nhị đó lên mạng xã hội cho mọi người cùng biết. Vậy là chỉ cần một bài post, một cái click là đã nhận lại được vô số like, share. Thế nhưng, hai người bạn kia sẽ cảm thấy xấu hổ như thế nào, sẽ đối mặt với mọi người xung quanh thế nào? Cũng chính điều đó đã “giết chết” không ít người, tước đoạt đi nhiều thứ của những người khác chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Đó là một hành động không đẹp, và tuyệt đối không được phép!

Bạn cứ tưởng rằng danh sách bạn bè của mình có tới vài nghìn người bạn, bạn thích thú với điều đó, đem đi khoe với tất cả mọi người về số lượng bạn ảo này. Nhưng liệu bạn có biết rằng, chính mình đang dần thu hẹp rất nhiều mối quan hệ thực ở quanh mình chỉ để “đầu tư” vào những người bạn ảo mà có khi là chưa bao giờ gặp mặt đó hay không.

“Bệnh” nghiện Facebook đang và đã để lại rất nhiều hậu quả không đáng có, và không nên để xảy ra tình trạng như vậy. Các mối quan hệ thân thiết bắt đầu trở nên dãn ra, không gian và thời gian dành cho gia đình và bạn bè cũng không còn nhiều. Thời gian dành cho học tập cũng bị gián đoạn nhiều, và tâm trí của bạn cũng dần mất đi cảm xúc bởi vì những thứ chỉ có trên mạng ảo đó.

Để có thể hạn chế được hiện tượng nghiện facebook hiện nay, thì đòi hỏi phần lớn là ở nhận thức của người dùng. Bản thân họ phải tự ý thức được facebook thực chất chỉ là một công cụ giải trí đơn thuần, và đừng bao giờ để nó thành người bạn bám rễ, dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc “nghiện” Facebook này cũng ảnh hưởng tới chính sức khỏe bạn rất nhiều.

Bởi vậy, trong mỗi chúng ta không kể lứa tuổi nào cũng đều cần có được nhận thức đúng đắn về việc sử dụng facebook hiện nay. Chơi và biết điểm dừng để khiến tâm trí luôn thoải mái hơn chứ không phải u mị đi.

Bài làm mẫu 7

“Nghiện Internet” là một trong những vấn đề đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều lứa tuổi tại Việt Nam hiện nay. Nhiều người “nghiện Internet” đã rơi vào tình trạng bế tắc, không kiểm soát được hành vi của mình.

Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về thanh niên do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50% thanh thiếu niên ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet. Phần lớn thanh thiếu niên trong nghiên cứu này, 69% trong số đó cho biết họ sử dụng Internet để trò chuyện và 62% cho biết họ sử dụng Internet để chơi trò chơi trực tuyến. Một nghiên cứu khác vào năm 2004 đã xác định Internet là một không gian mới ở Việt Nam, nơi mà thanh thiếu niên có thể trao đổi khá thoải mái . Mới nhất, theo số liệu báo cáo Digital Việt Nam 2020 tính đến tháng 1 năm 2020, có 68.17 triệu người sử dụng Internet chiếm 70% dân số, trong số đó có 65 triệu người dùng các trang mạng xã hội chiếm 67% dân số của cả nước. Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụ có liên quan tới Internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn 10,0% kể từ tháng 01 năm 2019 tính đến năm tháng 01 năm 2020. Cũng theo số liệu từ báo cáo này, trung bình hằng ngày một người ở nước ta dành 6 giờ 30 phút (tức hơn ¼ ngày) để sử dụng/truy cập Internet. Trong đó, khoảng 2 giờ 22 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội, 2 giờ 09 phút cho việc xem truyền hình, 1 giờ 01 phút cho việc nghe nhạc và các dịch vụ trực tiếp và 1 giờ cho việc chơi điện tử . Điểm đáng chú ý là 70,1% người dùng các trang mạng xã hội ở nước ta có độ tuổi từ 13 đến 34.

Vì vậy gia đình, xã hội và những nhân viên Công tác xã hội, bác sĩ tâm lý, những cơ quan có vai trò trách nhiệm chung tay vào cuộc để hỗ trợ nhóm đối tượng này nhằm giúp họ có thể làm chủ được cuộc sống của mình và thúc đẩy xã hội phát triển hơn. đã đến lúc chúng ta cần tập trung quan tâm đến vấn đề này để xây dựng các mô hình can thiệp, trị liệu cho những cá nhân bị “nghiện Internet”. Công tác xã hội cần tìm ra các yếu tố tác động và giải pháp phù hợp để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này cùng chung tay để phát triển xã hội, phát triển đất nước một cách bền vững.

Những yếu tố tác động đến tình trạng “nghiện Internet” ở thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay có thể nhận diện, bao gồm: Đặc điểm của truyền thông trên mạng Internet; Sự phát triển của các phương tiện truyền thông di động và cơ sở hạ tầng Internet ở Việt Nam; Sự biến đổi của giáo dục gia đình và nhà trường; Thiếu sân chơi trầm trọng các khu vực vui chơi, giải trí lành mạnh đặc biệt là ở khu vực thành thị. Cụ thể:

Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và cơ sở hạ tầng Internet ở nước ta được biểu hiện trên 3 khía cạnh, cụ thể:) tính đến tháng 1 năm 2020 ở nước ta có tới hơn 145,8 triệu số kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam, tương đương với khoảng 150% trên tổng dân số mà Việt Nam đang có. Trong đó, với 53% điện thoại di động có kết nối mạng từ 3G đến 5G, 89% di động kết nối có trả tiền. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thể sử dụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên sử dụng Internet vào các mục đích như: giải trí, công việc, học hành,…) Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hàng năm. Cụ thể theo báo cáo, tốc độ truy cập Internet trung bình ở điện thoại là 21.56 MBPS (tăng 41% so với năm 2019) và ở máy tính là 43.26 MBPS (tăng 59%) so với năm 2019; Một điểm nhấn của thiết bị truyền thống Tivi, đặc biệt với sự ra đời của các dòng Tivi thông minh (Smart Tivi – tivi kết nối trực tiếp Internet) vẫn tỏ ra cực kỳ hiệu quả với mức độ tiếp cận lên tới 97% người trưởng thành. Nhờ đó những nội dung mà tivi đem tới cũng trở nên thú vị, đa dạng hơn và vẫn là “món ăn tin thần” không thể thiếu của giới trẻ

Sự phát triển mang tính đa dạng của các phương tiện truyền thông và sự cải thiện cơ sở hạ tầng cùng với đó là sự gia tăng tốc truy cập Internet đã tạo ra những điều kiện thuận lợi tối đa cho thanh – thiếu niên trong sử dụng, truy cập, khai thác, chia sẻ thông tin trên mạng Internet đặc biệt là các trang mạng xã hội, các ứng dụng Game Online. Sự thuận lợi dễ dàng trong việc sử dụng kết hợp với tính đa dạng, phong phú, hấp dẫn về nội dung, khả năng cập nhật thông tin liên tục, cùng với tính năng tương tác mạnh mẽ của các ứng dụng trên Internet đã làm cho số đông giới trẻ với đa dạng những nhu cầu trên Internet trở nên lạm dụng, rồi lệ thuộc, dẫn đến “nghiện Internet” là điều khó tránh khỏi như những số liệu và kết quả nghiên cứu ở phần trên đã chỉ ra.

Nhìn từ bề ngoài, nghiện Internet là vấn đề nằm ở thanh thiếu niên và các đặc điểm của Internet như nội dung đa dạng, mang tính hấp dẫn cập nhật liên tục tính kết nối, tương tác rất cao,… Nhưng qua các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đều có thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy mối tương quan chặt chẽ của những khiếm khuyết trong giáo dục gia đình như về thời gian, phương châm giáo dục, phương pháp giáo dục của bố mẹ, ông bà/người thân đối với vấn đề “nghiện mạng Internet” ở con cái trong gia đình.

Đối với giáo dục gia đình, nghiện Internet ở thanh thiếu niên xuất phát từ một số nguyên nhân: Thứ nhất, việc thiếu vắng sự chăm sóc, giáo dục của các bậc cha mẹ đối với con cái; cùng với đó về thời gian quan tâm, chăm sóc một bộ phận cha mẹ dành cho con cái dường như bị suy giảm. Việc giao cho con cái những chiếc điện thoại thông minh, Ipad, Tivi thông minh có kết nối Internet để làm những công việc khác nhau là một ví dụ điển hình trong giáo dục gia đình hiện nay; Thứ hai, không ít gia đình vẫn/đang khoán trắng cho xã hội và nhà trường trong việc giáo dục/quản lý con em họ; Thứ ba, nhiều bậc cha mẹ còn thiếu kỹ năng và phương pháp giáo dục con cái một cách khoa học, phần lớn các bậc làm cha, làm mẹ có cách tiếp cận đối với vấn đề sử dụng Internet của con cái thiếu đúng đắn, thiếu tích cực dẫn đến cấm đoán hoặc bỏ mặc các em sử dụng theo sở thích mà không/thiếu kiểm soát. Theo đó, ở Việt Nam phần lớn trẻ em tự học cách dùng Internet – 68%, hoặc học từ bạn bè – 17%, rất ít học từ cha mẹ mình – 2% hoặc nhà trường 11%.

Đối với giáo dục ở các nhà trường việc học tập căng thẳng do chương trình, nội dung nhiều/nặng cùng với đó là thiếu sự hỗ trợ của thầy cô trong học tập; môi trường học đường bất ổn (bất ổn trong môi trường học đường hiện diện thông qua tệ bắt nạt và mâu thuẫn giữa bạn bè đồng trang lứa), đặc biệt là hiện tượng bạo lực học đường có xu hướng gia tăng số vụ và tính chất nguy hiểm (trung bình mỗi năm tại Việt Nam xảy ra khoảng 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, riêng năm 2018 đã xảy ra hơn 2000 vụ, tăng gấp 13 lần so với 10 năm trước; và gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm với bạn bè là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với việc tìm đến Internet ở thanh thiếu niên; Xa gia đình và ở nội trú đối với không ít học sinh trong trường học cũng là tác nhân khiến cho một bộ phận thanh thiếu niên tìm kiếm đến Internet để bù đắp cho những thiếu hụt về tình cảm.

Vui chơi giải trí là nhu cầu không thể thiếu đối với thanh, thiếu niên trong giai đoạn hiện nay, ngoài nhu cầu được học tập trong một môi trường tốt thì nhu cầu được học các bộ môn năng khiếu và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh là điều rất cần thiết, qua đó giúp thanh, thiếu niên phát triển toàn diện về đức – trí – thể – mỹ. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mạnh mẽ đã làm gia tăng mạnh mẽ quá trình đô thị hóa (nhìn một cách bao quát, có thể thấy, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016. Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017); tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4% (tăng 0,9% so với năm 2017) [kỹ yếu hội thảo nghiện Internet ở thanh thiếu niên Việt Nam: Thực trạng và giải pháp] từ thành phố lớn cho đến các miền quê đang thu hẹp nhanh chóng không gian vui chơi cho thanh thiếu niên ở cả đô thị và vùng nông thôn. Trong các dịp hè, vấn đề sân chơi, nhất là sân chơi an toàn dành cho giới trẻ là vấn đề xã hội đang ngày càng trở nên bức thiết.

Từ thực tiễn trên đã sinh ra một số hệ lụy tiêu cực tới sự phát triển của thanh thiếu niên như: trong các tháng hè trẻ chủ yếu sử dụng/làm bạn với Smartphone, Ipad, máy tính với các trò game vô bổ, thậm chí độc hại ở trên Internet. Ở các làng quê, chính sự nghèo nàn của các dịch vụ giải trí và không gian vui chơi là những lý do khiến cho vô số các cơ sở kinh doanh điện tử, Internet trở nên đông đúc vào mỗi dịp hè, mà phần lớn các “khách hàng” ở độ tuổi 8 – 15 tuổi. Không ít em đã tập chơi và nghiện các trò chơi mang tính kích động, bạo lực, hoặc có nội dung đồi trụy, dễ làm phát sinh những suy nghĩ tiêu cực, những hành động lệch lạc, thậm chí là vi phạm pháp luật.

Những nguyên nhân/nguồn gốc của hiện tượng “nghiện Internet” đã được các phương tiện truyền thông đại chúng, các nhà nghiên cứu ở các khoa học khác nhau chỉ ra khá toàn diện đầy đủ. Tuy vậy, những hệ lụy/tác động tiêu cực đó không đơn thuần chỉ mang lại những tác động tiêu cực cho xã hội, nó còn gây ra những tác động tiêu cực khác ảnh hưởng lớn tới sự phát triển toàn diện về nhân cách, phẩm chất, đạo đức và năng lực, sức khỏe, hành vi, tâm lý của thanh thiếu niên – những người chủ tương lai đất nước. Do đó, cốt lõi của vấn đề “nghiện Internet” ở thanh thiếu niên ở Việt Nam hiện nay đòi hỏi cả xã hội, cả hệ thống chính trị cần nhận diện đúng đắn, đầy đủ các chiều cạnh của những yếu tố/điều kiện xã hội tác động đến hiện tượng này để có các biện pháp giáo dục phù hợp, mang tính khả thi từ gia đình, nhà trường, xã hội nhằm giảm thiểu nó trong tiến trình./.

…………….

Tải file tài liệu để xem thêm bài văn nghị luận

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Nghị luận về hiện tượng nghiện Internet của giới trẻ 3 Dàn ý & 18 Nghị luận về mạng xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *