Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự tử tế (Dàn ý + 16 mẫu) Những bài văn hay lớp 12 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết đoạn văn về lối sống tử tếbao gồm gợi ý cách viết và 16 mẫu cực hay, không chỉ mang lại cho các em nhiều nguồn tư liệu tham khảo bổ ích trong các bài kiểm tra mà còn là một hành trang nho nhỏ hiểu được vai trò, ý nghĩa của sự tử tế đối với mỗi người.

TOP 16 đoạn văn về sự tử tế được tổng hợp từ các bài văn đạt điểm cao của học sinh giỏi. Qua đó giúp các em lớp 12 tham khảo để làm bài tốt hơn trong các bài kiểm tra, kì thi môn Ngữ văn. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về cho và nhân trong cuộc sống, đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình, đoạn văn nghị luận về tình mẫu tử.

Viết đoạn văn nghị luận về sự tử tế hay nhất

  • Dàn ý viết đoạn văn về sự tử tế
  • Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế 
  • Viết đoạn văn 200 chữ về sự tử tế
  • Viết đoạn văn nghị luận về sự tử tế
  • Viết đoạn văn về lối sống tử tế
  • Viết đoạn văn về sự tử tế
  • Đoạn văn về sự tử tế

Dàn ý viết đoạn văn về sự tử tế

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh của sự tử tế. (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình).

2. Thân đoạn

a. Giải thích

“sự tử tế”: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

  • Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
  • Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.
  • Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

3. Kết đoạn

  • Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế.
  • Rút ra bài học và liên hệ đến bản thân.

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về người tử tế

Một trong những đức tính quý báu mà mỗi con người cần có trong cuộc sống này ở mọi thời đại chính là sự tử tế. Sự tử tế được hiểu là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Có không ít những con người sống và hành động tử tế được mọi người biết đến và tôn trọng, trong đó không thể không nhắc đến ca sĩ Thủy Tiên. Trong đợt lũ lụt lịch sử vừa qua, cô đã không ngần ngại đứng lên quyên góp và giúp đỡ đồng bào miền Trung bằng sức lực và tiền của của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi con người được tự lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống sao để được mọi người yêu quý, tôn trọng và học hỏi theo những điều mình nghĩ, những việc tử tế mà mình làm.

Nghị luận xã hội 200 chữ về sự tử tế

Đoạn văn mẫu 1

Cuộc sống của chúng ta đang thay đổi từng ngày, có những điều mới mẻ xuất hiện nhưng cũng có những giá trị xưa cũ, không còn phù hợp mất đi. Thế nhưng dù xã hội có phát triển, thay đổi đến đâu thì có những điều mãi mãi không thể thay đổi, đó là tình thương là sự tử tế. “Sự tử tế” được hiểu là sự chu đáo, cẩn thận trong lời nói, hành động và trong ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là những người giàu tình thương, họ luôn trân trọng và có ý thức sẻ chia, giúp đỡ khi gặp những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn mình, họ cho đi mà không cần báo đáp. Cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn nhờ sự tử tế, tình thương và sự tận tâm được trao đi có thể xoa dịu những nỗi đau, giúp những người có hoàn cảnh bất hạnh vượt qua cơn nguy khốn. Ngược lại, khi trao đi sự tử tế, bản thân người trao đi cũng nhận lại sự an yên, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Sự tử tế là sợi dây gắn kết, nó giúp con người với con người gần nhau hơn, làm cho cuộc sống trở nên tiến bộ, văn minh hơn. Việc lan tỏa sự tử tế trong xã hội hiện đại ngày nay là vô cùng cần thiết. Bởi, bên cạnh những người tử tế, giàu yêu thương thì xã hội cũng xuất hiện rất nhiều những người chỉ biết chạy theo những giá trị vật chất mà trở nên ích kỉ, vô cảm, chỉ biết quan tâm đến bản thân. Chúng ta cần lên án, phê phán những người sống vụ lợi, ích kỉ, sẵn sàng giẫm đạp lên đạo đức để mang đến những lợi ích cho bản thân. Mặt khác chúng ta hãy mở lòng để thấu hiểu, yêu thương, hãy sẵn sàng cho đi yêu thương vì “sống là để cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn mẫu 2

Đại dịch Covid 19 đã mang đến bao thiệt hại, cả những mất mát, đau thương. Thế nhưng cũng trong mối “hiểm họa” ấy, chúng ta chợt nhận ra một thứ quý giá hơn tất thảy, đó là lòng tốt và sự tử tế mà con người dành cho nhau. “Sự tử tế” là tấm lòng quan tâm, sự cẩn thận, chu đáo trong lối sống và ứng xử với những người xung quanh. Người tử tế là người giàu yêu thương, họ sẵn sàng sẻ chia những khó khăn và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng nhất, chúng ta vẫn được nghe, được chứng kiến những câu chuyện thật đẹp về sự tử tế, đó là hình ảnh những cây ATM gạo trên đường phố, là hành động sẻ chia lương thực của những nhà hảo tâm dành cho những người nghèo khó, kém may mắn. Sự tử tế không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho người khác mà làm cho chính bản thân mỗi người trở nên vui vẻ, ý nghĩa, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên khăng khít, gắn bó. Sự tử tế không chỉ là sự sẻ chia về vật chất mà còn là sức mạnh tinh thần to lớn giúp nâng đỡ, xoa dịu những nỗi đau cho người khác. Bên cạnh những tấm gương đáng quý về sự tử tế thì trong xã hội ngày nay, chúng ta vẫn bắt gặp những con người ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết sống cho riêng mình mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại. Cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên ý nghĩa hơn khi chúng ta biết lan tỏa những yêu thương, khi chúng ta sống chân thành và đối xử với nhau bằng sự thiện lương và tử tế.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn đăng nhập Gmail trên máy tính

Viết đoạn văn 200 chữ về sự tử tế

Cuộc sống hiện đại hay cổ đại trước kia thì con người vẫn cần sống với nhau bằng tấm lòng, bằng những tình cảm chân thành nhất. Chính vì thế, trong bất cứ thời đại nào, chúng ta cũng cần tôn vinh và biểu dương những con người và những việc làm tử tế. Người tử tế là người thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,… Người tử tế là người từ phong cách đi đứng đến lời ăn tiếng nói và lối sống đều ngay thẳng, trước sau như một. Một xã hội mà nhiều người tử tế thì xã hội đó sẽ văn minh hơn, đất nước mà có nhiều người tử tế thì đất nước đó sẽ là một đất nước mạnh về mọi mặt từ kinh tế đến chính trị. Bên cạnh đó, người sống tử tế luôn được mọi người kính trọng, yêu quý và tin tưởng, làm việc gì cũng đến nơi đến chốn, cuộc sống luôn ngập tràn hạnh phúc hơn. Rõ ràng, khi sự tử tế được nhân rộng trong xã hội, cuộc sống cũng sẽ trở nên tốt đẹp hơn, lịch sự và văn minh hơn. Sống tử tế, mỗi người không chỉ góp phần giúp xã hội tiến bộ hơn mà còn tìm thấy được niềm vui và sự bình an trong tâm hồn. Xã hội hiện nay bên cạnh số ít những con người tử tế thì còn lại số đông là những con người vô cảm, vô văn hoá thậm chí cả xấu xa. Chúng ta có thể dẫn ra một số nguyên nhân như: do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại và đặc biệt sự chi phối của đồng tiền quá lớn. Ông cha ta xưa có câu “tiên học lễ hậu học văn”, ngụ ý muốn răn dạy con cháu cần chú trọng trong việc rèn luyện đạo đức nhân cách, lễ là nhân cách, văn là nhận thức hiểu biết, vậy muốn nhận thức đầy đủ và hiểu biết nhiều người ta phải xây dựng nhân cách và bản chất thật tốt.

Viết đoạn văn về lối sống tử tế

Trong cuộc sống, mỗi con người đều có một số phận riêng, có người hạnh phúc, nhưng cũng có người lại bất hạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Trước những số phận đó, sự giúp đỡ, sẻ chia đến từ người thân, bạn bè hay cả những người xa lạ chính là việc tử tế mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Vậy việc tử tế là gì? Đó là những việc làm được xuất phát từ lòng yêu thương, đùm bọc, đồng cảm giữa người với người và nhằm hướng đến xây dựng xã hội văn minh, tốt đẹp, nhân văn. Những người có hành động, việc làm tử tế luôn được xã hội đề cao, tuyên truyền và nêu gương. Bằng chứng cụ thể chính là chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV nhằm ca ngợi và lan tỏa những việc làm tử tế với hành động giúp đỡ, cưu mang người có số phận bất hạnh cả về vật chất, thể xác lẫn tinh thần. Việc tử tế có ý nghĩa vô cùng lớn đối với xã hội bởi nó chính là sợi dây kết nối tình thương giữa người với người. Làm việc tử tế cũng là cách để trao đi yêu thương, giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn. Như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Viết đoạn văn nghị luận về sự tử tế

Đoạn văn mẫu 1

Những việc tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người trong hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những việc tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, dù đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là chỉ là những người xa lạ cần sự giúp đỡ lúc này. Việc tử tế hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa những việc tử tế đến toàn xã hội. Sức lan tỏa của chương trình đã giúp chúng ta có thêm nhiều cái nhìn khác nữa về việc tử tế, nó xuất hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Mỗi việc tử tế, hành động hay lối sống tử tế đều giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn khi ta trao đi yêu thương và đón nhận trở lại. Thế nhưng, trong xã hội hiện nay, những việc tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Nếu bạn muốn làm việc tử tế, nó sẽ xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm của bạn, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và cộng đồng.

Đoạn văn mẫu 2

Việc tử tế là điều rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà con người ta dễ chạy theo đồng tiền và đánh đổi cả nhân phẩm để đạt được mục đích. Đó là việc sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp. Biểu hiện của người tử tế là người cho đi mà không yêu cầu đền đáp, luôn sống đúng với lương tâm, suy nghĩ đúng đắn của bản thân mình. Hiện nay trên rất nhiều các chương trình truyền hình ca ngợi những việc làm tử tế, như “Việc tử tế”,… Từ đó mà lan tỏa các hành động ý nghĩa ra khắp cộng đồng. Đó là hành động rửa xe lấy tiền làm từ thiện, câu chuyện về đôi mắt của 2 thiên thần Hải An, Vân Nhi, cô gái người Ba Na nhận con nuôi ở tuổi 15,… Những hành động tử tế ấy đã mang lại ý nghĩa rất lớn với cộng đồng. Trước hết, nó giúp cuộc sống mỗi người trở nên vui vẻ, hạnh phúc, kể cả người cho đi và người được nhận. Điều đó khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên văn minh hơn, con người sống nhân ái, biết đồng cảm, sẻ chia nhiều hơn. Từ đó, xây dựng một xã hội lành mạnh, nhân ái nơi mà con người trở nên được yêu thương, trân trọng hơn bao giờ hết. Thử tưởng tượng mà xem, với một hành động nhỏ như nhận con nuôi của cô gái Ba Na đã là một điều kì diệu đối với cuộc sống của đứa bé ấy. Việc tử tế như một phép màu nhưng không phải ở thế giới cổ tích, cũng không phải do bà tiên, ông bụt nào vẽ ra mà được thực hiện bằng chính những con người thật với trái tim nóng bỏng ngay trong cuộc sống thực tại. Và lan tỏa những hành động đẹp ấy là điều cần thiết hơn bao giờ hết để khiến cho ” người với người sống để yêu nhau”.

Đoạn văn mẫu 3

Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó.

Tham khảo thêm:   Giáo án luyện chữ đẹp 12 buổi Giáo án luyện viết chữ dành cho học sinh Tiểu học

Viết đoạn văn về sự tử tế

Đoạn văn mẫu 1

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Đoạn văn mẫu 2

Con người luôn lấy chân – thiện – mĩ làm đích đến cho bản thân mình. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải rèn luyện nhiều điều. Một trong số đó chính là sống tử tế với người khác. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, yêu thương của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác những điều nhỏ nhặt đến lớn lao của cuộc sống. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người, không hề có chút vụ lợi, toan tính. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó sẽ làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, tình cảm yêu thương con người sẽ được đưa lên một tầm cao mới, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Giúp đời, giúp người, sống tử tế bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cha ông ta. Chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa lớn lao của nó và sống tử tế nhất có thể đối với những người xung quanh. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán và cần thay đổi bản thân mình theo chiều hướng tích cực hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Quỹ thời gian của mỗi người rất hữu hạn, hãy trân trọng từng giây phút, sống thật tốt, tử tế với những người xung quanh và xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp.

Đoạn văn mẫu 3

Cuộc sống được cấu tạo từ nhiều yếu tố khác nhau từ tri thức đến tình cảm. Con người càng tích lũy được nhiều, càng phát triển bản thân tốt thì xã hội càng tiến bộ. Cũng giống như việc nếu con người càng sống tử tế với nhau bao nhiêu thì thông điệp nhân văn càng được lan tỏa bấy nhiêu. Vậy thế nào là sự tử tế? Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Mỗi người chỉ được sống một lần, chúng ta hãy sống với tấm lòng, sự tử tế, cho đi và yêu thương để làm cho xã hội này ngày càng tốt hơn, con người được sống tình cảm hơn vì vốn dĩ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đoạn văn mẫu 4

Con người bên cạnh trau dồi tri thức thì cũng rất cần rèn luyện đạo đức, khiến bản thân mình tốt lên nhờ những đức tính cao đẹp. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là tử tế. Tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Tử tế là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần rèn luyện trên con đường hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt, có ích cho cuộc sống. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình; yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Việc mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Là một người học sinh cũng là công dân của tổ quốc, chúng ta cần phải cố gắng sống thật tốt, chan hòa với mọi người, đối xử với người bằng sự chân thành, lịch sự, tử tế của một trái tim yêu thương đầy rung cảm. Có như thế cuộc sống mới tốt đẹp, bền vững hơn. Mỗi người sống tích cực một chút, xã hội sẽ tốt đẹp lên trông thấy, trước khi trở thành một người tài giỏi, chúng ta hãy trở thành một con người có đạo đức.

Tham khảo thêm:   Cách ướp và làm cá nướng muối ớt bằng nồi chiên không dầu

Đoạn văn về sự tử tế

Đoạn văn mẫu 1

Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ, bất hạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự tử tế được biểu hiện bằng hành động giúp đỡ, sẻ chia, cưu mang những người gặp khó khăn, thiếu thốn, đó có thể là người thân, bạn bè hay thậm chí là cả những người xa lạ. Những việc làm đó hoàn toàn xuất phát từ lòng yêu thương, cảm thông, đùm bọc giữa người với người. Từ xưa đến nay, việc tử tế luôn được cả xã hội đề cao và nêu gương. Chương trình “Việc tử tế” được sản xuất và phát sóng trên kênh truyền hình VTV đã ghi lại hàng trăm, hàng nghìn việc làm tử tế trên khắp các mọi miền đất nước với mong muốn ca ngợi và lan tỏa sự tử tế đến toàn xã hội. Hành động tử tế, lối sống tử tế sẽ giúp ta cảm thấy thanh thản và hạnh phúc hơn bởi đó là hành động trao đi yêu thương. Thế nhưng, trong xã hội chạy theo những giá trị hão huyền như hiện nay, sự tử tế đã bị biến tướng đi khi một bộ phận người cố tình đi từ thiện nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân, khoe mẽ tài sản và coi thường người khác. Chính vì vậy, khi làm việc tử tế, chúng ta cần xuất phát từ chính lòng yêu thương con người, từ sự chân thành, đồng cảm, có như vậy, việc tử tế mới thật sự có ý nghĩa với chính bản thân mình và những người xung quanh.

Đoạn văn mẫu 2

Con người Việt Nam ta từ lâu đã được bạn bè năm châu ngưỡng mộ bởi những đức tính tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đến đó chính là sự tử tế. Sự tử tế chính là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Đồng thời, đó còn là thái độ, cách cư xử lịch sự với mọi người. Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Một thực trạng dễ dàng nhận thấy là trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lạnh lùng, vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại. Lại có những người sống có cách hành xử thô lỗ, kém tinh tế,… những người này cần bị phê phán, chỉ trích. Là công dân của đất nước nghìn năm văn hiến với những truyền thống tốt đẹp, chúng ta hãy sống và làm theo lẽ phải để giữ gìn những phẩm chất tốt đẹp vốn có mà ông cha ta đã gây dựng.

Đoạn văn mẫu 3

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp… Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lời điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp “mình vì mọi người” mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người. Tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm, Đừng sống phí tuổi thanh xuân! Mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

Đoạn văn mẫu 4

Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kị người thấp kém hơn mình, bao dung với những người có lỗi lầm với mình… đã là những khía cạnh của sự tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì sự tử tế đó càng đáng quý biết bao. Những việc ý nghĩa càng nhiều, những cái xấu xa càng được đẩy lùi thì cuộc sống trên trái đất này càng tốt đẹp hơn, đáng sống hơn. Cuộc sống là cả một guồng quay theo quy luật, mỗi người chỉ sống một cuộc đời duy nhất, bạn muốn sống một cuộc đời cống hiến những điều tốt đẹp nhất được mọi người công nhận và ngợi ca như anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” hay một cuộc đời nhạt nhẽo khiến con người ta bị cho vào thành phần sống vô cảm trong xã hội. Điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng – để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Đó chính là lời hát gợi mở về sự tử tế, những tấm lòng tử tế trên đời.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự tử tế (Dàn ý + 16 mẫu) Những bài văn hay lớp 12 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *