Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (6 Mẫu) Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý vẻ đẹp hung bạo của sông Đà bao gồm 6 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ, dễ hiểu nhất. Qua dàn ý phân tích sông Đà hung bạo các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập, nhanh chóng nắm được các luận điểm luận cứ để biết cách phân bổ thời gian viết văn hay đầy đủ các ý.

Vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà có lẽ chẳng thể nào quên. Cái hung bạo của con Sông Đà không chỉ ở những con thác, mà còn ở quang cảnh hùng vĩ với vẻ huyền bí, hoang sơ của dòng sông chảy giữa điệp trùng rừng núi Tây Bắc. Vậy sau đây là 6 dàn ý vẻ đẹp hung bạo của sông Đà chi tiết nhất mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích Người lái đò sông Đà, dàn ý phân tích Người lái đò sông Đà, Dàn ý hình tượng người lái đò sông Đà.

Dàn ý vẻ đẹp hung bạo của sông Đà – Mẫu 1

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Dẫn dắt vấn đề

2. Thân bài

– Hướng chảy của sông Đà cho thấy đó là một dòng sông đầy cá tính “Chúng thủy giai đông …”.

– Bờ sông dựng vách thành: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”

– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.

– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,

– Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:

  • Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
  • Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
  • Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gợi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.

– Nhận xét: sông Đà mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, “dòng thác hùm beo”, thứ kẻ thù số một của con người

3. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề

Dàn ý phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà – Mẫu 2

a) Mở bài:

– Là một nhà văn tài hoa, độc đáo, Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là những trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước.

– Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên đất nước mình. Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậm nét phong cách Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

b) Thân bài:

* Phân tích tính cách hung bạo của con sông Đà:

– Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:

  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”
  • “Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách”
  • “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”

-> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

Tham khảo thêm:   Có nên dùng Mama sữa non Colos Multi cho bé?

– Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” -> bằng lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người.

– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên”, “những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác” -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người.

– Âm thanh thác nước sông Đà:

  • Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.
  • Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”, “rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” -> Sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật.

– Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá: “Cả một chân trời đá” mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó” -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận.

  • Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào hông thuyền”.
  • Trùng vi thạch trận thứ II: “Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh nằm ở phía hữu ngạn”
  • Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút Việt Nam.

c) Kết bài:

Cảm nhận của em về tính cách hung bạo của sông Đà.

Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà dàn ý – Mẫu 3

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân là nhà văn xuất sắc có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam).

2. Thân bài:

a. Cảnh núi đá hai bên sông dựng đứng như bức tường thành, ở giữa là khúc sông hẹp

‐ Dòng sông Đà bị một hòn đá chắn ngang giống như một cái yết hầu.

‐ Đứng bờ bên này cẩn thận ném hòn đá sang bờ bên kia. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia.

‐ Chỉ lúc đúng ngọ thì mặt sông mới có mặt trời.

→ Người viết sử dụng nhiều giác quan để cảm nhận (thị giác, xúc giác).

b. Cảnh ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng

‐ Dòng sông dài hàng cây số. Cảnh tượng sông dữ dội nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm giống như lúc nào cũng đòi nợ người lái đò sông Đà

‐ Quãng này mà chủ quan, khinh suất tay lái thì dù tay lái có điêu luyện đến đâu cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra

→ Sử dụng nhiều câu rút gọn, điệp ngữ và các điệp cấu trúc gợi lên sự chuyển động dồn dập của sóng và gió phối hợp với nhau tạo nên những đường nét dữ dội cho sông Đà.

c. Cảnh ở quãng Tà Mường Vát

‐ Dòng sông có những cửa hút nước giống như ai đó thả cái giếng bê tông xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu

‐ Nước ở đây rít và kêu lên như cái cửa cống bị sặc, những cái giếng sâu nước cứ ặc ặc lên như dầu sôi vừa được rót vào

‐ Những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý

Tham khảo thêm:   Bộ sách giáo khoa Lớp 12 (Sách học sinh) SGK lớp 12 năm học 2022 - 2023

→ Việc sử dụng biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo tạo cảm giác về sự nguy hiểm của sông Đà.

3. Kết bài:

Khẳng định lại vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà và giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm

Dàn ý vẻ đẹp hung bạo của sông Đà – Mẫu 4

a) Mở bài

– Là một nhà văn tài hoa rất độc đáo, tác giả Nguyễn Tuân thích miêu tả những cái gì dữ dội, mãnh liệt hoặc với những đẹp một cách tuyệt đỉnh. Những trang viết hay nhất của ông thường là trang tả đèo cao, vực sâu, thác nước.

– Nguyễn Tuân yêu thiên nhiên tha thiết, khi ông có nhiều phát hiện tinh tế về vẻ đẹp của núi sông, cỏ cây trên khung hình đất nước mình. Bút kí “Người lái đò sông Đà” đã thể hiện đậm nét phong cách nhà văn Nguyễn Tuân. Cảm hứng về dòng sông Đà “hung bạo và trữ tình” với sự chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ đặc sắc.

b) Thân bài

* Phân tích tính cách hung bạo của dòng sông Đà:

– Vách đá “đá bờ sông dựng vách thành” những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông của tác giả tả theo đủ cách:

  • “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ cũng mới có mặt trời”
  • “Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và cũng chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này rồi qua bên kia vách”
  • “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, khi mà đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà với sự ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên các tầng nhà thứ mấy nào cũng vừa tắt phụt đèn điện”

-> So sánh vừa chính xác, rất tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận những kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một trong những cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.

– Gió trên sông Đà: “Dài hàng cây số nước xô đá, có đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt nhiều năm” -> bằng chính những lối viết tài hoa, những câu văn diễn đạt theo nhiều kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con sông Đà cuồng nộ, đã dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt hết con người.

– Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát khi: “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc” và “chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên”, “những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi cũng đánh chúng tan xác” -> Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì những loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố đến tinh thần và uy hiếp con người.

– Âm thanh những con thác nước sông Đà:

Nguyễn Tuân như một người nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác đá xô sóng đá.

Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích” và “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, với các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở chính đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại mà: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa những rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”, “rừng lửa cùng cần gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” -> với sự liên tưởng vô cùng phong phú, âm thanh của thác nước sông Đà được tác giả Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì những âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa với thời tiền sử. Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, khi mà Nguyễn Tuân quả là đã chơi ngông lắm khi trong nghệ thuật.

– Bằng thủ pháp nhân hóa, người đã đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri. Nhà văn Nguyễn Tuân đã dùng đến sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để thổi hồn vào từng thớ đá là: “Cả một chân trời đá” mặt hòn nào cũng trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó” -> Những hòn đá đã vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn của Nguyễn Tuân chúng mang dáng vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại, hung dữ với ba trùng vi thạch trận.

  • Trùng vi thạch trận thứ I: Bọn đá đứa thì “hất hàm” đứa thì “thách thức”, “mặt nước hò la ùa vào bẻ gãy cán chèo”, khi sóng nước “đá trái, thúc gối vào bụng vào bên hông thuyền”.
  • Trùng vi thạch trận thứ II: “Sông nước bài binh bố trận ở khắp nơi, tăng nhiều cửa tử, cửa sinh đã nằm ở phía hữu ngạn”
  • Trùng vi thạch trận thứ III: Sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là những luồng chết, luồng sống ở ngay giữa.
Tham khảo thêm:   Tìm hiểu giống chó Golden: Nguồn gốc, đặc điểm, cách nuôi, bảng giá

=> Con sông Đà hung bạo, tàn ác không hề khác gì “kẻ thù số một của con người”. Nhưng cũng chính từ hình ảnh con sông ấy lại chính là kẻ tôn vinh tài năng nghệ thuật tài hoa, tài tử và thật cực kì uyên bác của một ngòi bút số một về thể loại tùy bút của đất nước Việt Nam.

c) Kết bài

Cảm nhận của các bạn về tính cách hung bạo và đầy những biến động của sông Đà.

Dàn ý sông Đà hung bạo – Mẫu 5

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người lái đò sông Đà và vẻ đẹp của con sông Đà ở thượng nguồn.

2. Thân bài

a. Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp

  • Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu.
  • Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia.
  • Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

→ Tác giả sử dụng nhiều giác quan (thị giác, xúc giác) để cảm nhận.

b. Cảnh ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng

  • Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà…
  • Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

→ Sử dụng nhiều câu văn ngắn, điệp từ, điệp cấu trúc gợi lên nhịp chuyển động gấp gáp của sóng gió đang phối hợp với nhau, tạo thêm nét hung bạo của sông Đà.

c. Cảnh ở quãng Tà Mường Vát

  • Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu.
  • Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc… những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
  • Nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống.

→ Sử dụng các biện pháp so sánh, liên tưởng, nhân hóa độc đáo gợi lên cảm giác về những mối nguy hiểm của sông Đà.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Dàn ý vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà –  Mẫu 6

I. Mở bài:

– Giới thiệu đoạn trích nói về sông Đà hung bạo

– Cách cảm nhận và khám phá vẻ đẹp thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, giàu chất thơ

II. Thân bài:

  • Tác giả, tác phẩm
  • Phân tích

1. Vẻ đẹp hung bạo của sông đà – cái hút nước sông Đà

  • Một loạt phép so sánh, nhân hoá: “như cái giếng bê tông…”, “y như là…mượn cạp ra ngoài bờ vực”, “…như cửa cống cái bị sặc”, “…như vừa rót dầu sôi vào”,… -> Đặc tả cái “huyệt chết” Sông Đà
  • Mọi giác quan đều được huy động: thính giác, thị giác, trường liên tưởng, tưởng tượng phong phú. => là Sự hung bạo, dữ dằn, đe dọa và trấn áp của con sông hiện lên sinh động, trực quan, tác động mạnh vào cảm giác của người đọc
  • Âm thanh: “ặc ặc như vừa rót dầu sôi vào” và từ láy tượng thanh “ặc ặc” => Gợi hình ảnh hút nước trở thành vạc dầu sôi nóng bỏng, chết chóc, “tựa như tiếng kêu của một loài quái thú”, “Nước như bị bức tử trong cái giếng bê tông, không sao thoát ra được, đành kêu lên tiếng kêu đầy ai oán, não nề và bất lực.”
  • Hình ảnh: cái hút nước “quay lừ lừ cánh quạ đàn”, “xoáy tít đáy” khắc họa lực hút khủng khiếp như “miệng hố đen”, có thể kéo tuột hay nuốt chửng mọi thứ không thương tiếc =>Thấp thoáng “cánh quạ đàn” – bóng dáng của thần chết rình rập, dọa dẫm => rùng mình, ớn lạnh.
  • Liên tưởng, trải nghiệm thực tế: Con thuyền chèo nhanh qua cái hút nước như “ô tô sang số ấn ga…ngoài bờ vực” => Mượn trải nghiệm đường bộ để tả trải nghiệm đường sông. “Những bè gốc rừng đi nghênh ngang…khuỷnh sông dưới” => Tăng cảm giác hãi hùng, kịch tính cho người đọc. Mọi góc cạnh của cái “huyệt chết”, “hố tử thần” Sông Đà hiện ra sống động, chính xác, ấn tượng, “đập mạnh vào giác quan”.

2. Nghệ thuật, cảm nhận về thiên nhiên

  • Khám phá thiên nhiên, tạo vật ở phương diện thẩm mỹ. Vận dụng tri thức của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghệ thuật khác nhau
  • Độc đáo, tài hoa và rất mực uyên bác, trong ánh mắt của Nguyễn Tuân, Sông Đà là một sinh thể có tâm hồn và tính cách độc đáo. Chi tiết khắc họa cái hút nước Sông Đà chính là làm nên sự tột cùng cho vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ, dữ dội của dòng Đà giang, xem “Cái bình thường là cái chết của nghệ thuật”, đặc biệt ấn tượng với những cảnh tượng gây tác động mạnh vào giác quan.
  • Sở hữu vốn liếng từ vựng phong phú, có khả năng điều khiển, chỉ đạo đội quân Việt ngữ tài tình
  • Lời văn, câu văn như “tung hoành sảng khoái” giữa “dòng thác ngôn từ” tạo ra hiệu quả nghệ thuật đối với người đọc

III. Kết bài:

Khái quát vấn đề nghị luận.

Sơ đồ tư duy vẻ đẹp hung bạo của sông Đà

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích vẻ đẹp hung bạo của sông Đà (6 Mẫu) Vẻ đẹp hung bạo của sông Đà của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *