Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (24 mẫu) Mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu mang đến 24 mẫu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn.

Với 24 mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dưới đây sẽ là bước khởi đầu trong quá trình trình bày vấn đề nghị luận, phân tích. Giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý ôn luyện, trau dồi ngôn ngữ nhanh chóng viết mở bài ấn tượng. Để viết mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay các bạn cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài hay còn gọi là làm “trúng đề”; và chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề hay là tóm tắt nội dung thể hiện trong bài viết một cách súc tích nhưng vẫn thể hiện ý rõ diễn đạt. Vậy sau đây là 24 mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc hay mà Wikihoc.com muốn giới thiệu, mời các bạn đón đọc nhé.

Mục Lục Bài Viết

Mở bài 15 câu đầu bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mở bài mẫu 1

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu là nói đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, khi tác phẩm này đã thành công khắc họa lên hình tượng người nông dân nghĩa sĩ anh hùng Cần Giuộc thời đó. Đồng thời qua đó ông cũng ngợi ca, tiếc thương và kính phục những nghĩa quân đã đứng lên chống thực dân Pháp một cách anh dũng. Những hình ảnh đẹp đẽ đó được tác giả khắc họa rõ nét nhất ở 15 câu đầu của bài thơ.

Mở bài mẫu 2

Nói đến văn tế chúng ta nghĩ ngay đến thể loại văn gắn bó với phong tục tang lễ. Các bài văn thế chủ yếu bày tỏ lòng tiếc thương với người đã mất và mang hai nội dung cơ bản kể về cuộc đời, công đức, phẩm hạnh người đã mất và bày tỏ nỗi đau thương của người sống đối với người đã mất. Trong nền văn học cổ, có rất nhiều bài văn tế nhưng một trong những bài văn tế gây xúc động lòng người và mang tính sử thi bi tráng là tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình chiểu. Bài văn tế được Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang – tuần phủ Gia Định. Nội dung tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc. Đây là tác phẩm đầu tiên trong văn học, người nông dân nghĩa sĩ chống giặc ngoại xâm được dựng thành tượng đài nghệ thuật bất tử, gây xúc động lòng người khắp chốn. Trong đó 15 câu đầu bài văn tế đã xây dựng lên hình ảnh người nghĩa sĩ với vẻ mộc mạc, chân chất nhưng có tinh thần yêu nước nồng nàn, dũng cảm.

Tham khảo thêm:   Top 7 loại trà sữa đóng chai ngon, được ưa chuộng nhất hiện nay

Mở bài phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 1

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc như một “bức tượng đài nghệ thuật sừng sững hiên ngang” mà lạ thay gót thời gian không hề tàn phá nổi. Nguyễn Đình Chiểu – con người ấy đã đi xa chúng ta từ lâu lắm rồi nhưng những áng văn thơ của người còn trẻ mãi, đỏ mãi.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 2

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ, nhà văn hàng đầu ở Nam Bộ thời kì văn học Trung đại, là ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Ông để lại sự nghiệp sáng tác đồ sộ, thể hiện lí tưởng nhân nghĩa và lòng yêu nước sâu sắc. Trong hệ thống tác phẩm đó ta không thể không nhắc đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 3

“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường…con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy và càng nhìn thì mới càng thấy sáng” đó là lời nhận xét của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng dành cho cuộc đời và thơ văn Đồ Chiểu. Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ mù lòa nhưng tâm ông vẫn luôn sáng. Nhắc đến ông người ta không quên nhắc đến “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” tác phẩm tiêu biểu và thành công nhất cho thể loại văn tế để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 4

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Song cuộc đời ông không hề êm đẹp, năm 1849 ông phải bỏ thi để về chịu tang mẹ. Trên đường đi ông bị đau mắt rồi bị mù, về sau ông ra dạy học và bốc thuốc cho dân, cuối cùng tham gia chống Pháp. Chắc bởi có nhiều thời gian ở gần người dân nói chung và nông dân nói riêng nên ông thấu hiểu sự khổ cực, vất vả nhưng lại mang vẻ đẹp bi tráng, sẵn sàng hi sinh vì dân tộc của nông dân Nam Bộ mà ông đã viết nên một trang văn hào kiệt “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” theo yêu cầu của Đỗ Quang.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 5

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong một gia đình nhà nho. Năm 1846 ông về Gia Định mở trường dạy học bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân và làm thơ. Khi giặc Pháp dụ dỗ ông vẫn giữ trọn lòng mình thủy chung son sắc với đất nước và nhân dân. Thơ văn của ông thấm nhuần lý tưởng đạo đức cao đẹp nhân nghĩa với những con người sống cao đẹp nhân hậu thủy chung biết giữ gìn nhân cách ngay thẳng cao cả dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn cứu nhân độ thế.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 6

Có lẽ với những người yêu thích văn chương, đề tài người nông dân đã quá đỗi quen thuộc và trở thành chủ đề “chọn mặt gửi vàng” của không ít “cây bút”. Chúng ta đã có một anh nông dân mất hết “nhân hình lẫn nhân tính” khi bị xã hội đẩy đến bờ vực trong “Chí Phèo” – Nam Cao. Hay là hình ảnh chị Dậu “vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!” trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Thế nhưng, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam một tượng đài sừng sững, hùng tráng về người nông dân đã được Nguyễn Đình Chiểu chắp bút qua “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 7

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình tượng người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Trong bài văn tế, hình tượng người nông dân được khắc họa rõ ràng. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 8

Sôi sục trong mạch chảy văn học hàng nghìn năm chinh là tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Ở mỗi giai đoạn tinh thần yêu nước và đặc biệt là hình ảnh người chiến sĩ yêu nước lại được biểu hiện khác nhau. Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, ta lại càng cảm khái và xúc động nghẹn ngào trước sự hi sinh và tấm lòng yêu nước của người lính nông dân xưa.

Tham khảo thêm:   7 mâm cơm thanh đạm cho 7 ngày nhưng vẫn bổ dưỡng thơm ngon cho cả nhà

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 9

Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc được xem như là tấm lòng trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đối với những nghĩa sĩ của anh hùng của nhân dân ta trong buổi đầu chống Pháp xâm lược. Nhà thơ lỗi lạc của nền văn học Việt Nam đã dựng lên “một tượng đài nghệ thuật” bi tráng về những người nông dân yêu nước dám đứng lên chống giặc ngoại xâm. Họ là những người nông dân căm thù quyết liệt, không đội trời chung với thực dân Pháp xâm lược, sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập tự do của dân tộc.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 10

“Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn trong bầu trời văn nghệ của dân tộc, nhất là trong lúc này” (trích “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”, Phạm Văn Đồng). Lời nhận định của tác giả Phạm Văn Đồng đã thể hiện sự ngưỡng mộ, trân trọng, đề cao đối với tài năng của cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu – gương mặt nổi bật tiêu biểu đại diện cho những thành tựu của nền văn học trung đại Việt Nam. Một trong những đóng góp nổi bật của Nguyễn Đình Chiểu là xây dựng thành công bức tượng đài bất hủ về những người nghĩa sĩ nông dân yêu nước thông qua tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Ra đời vào năm 1858 – thời điểm thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta tại cửa biển Đà Nẵng, tác phẩm đã phác họa bức chân dung những người nông dân đã hi sinh anh dũng trong cuộc nổi dậy chống thực Pháp vào ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 11

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) một nhà nho yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Cuộc đời ông phải trải qua nhiều bi kịch đau khổ và bất hạnh. Có lẽ vì vậy mà hơn ai hết ông càng cảm nhận được nỗi đau mất nước khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Năm 1859 giặc Pháp tràn vào sông Bến Nghé chiếm thành Gia Định, ông phải vào quê vợ ở Thanh Ba, Cần Giuộc lánh tạm. Về phía thực dân Pháp sau khi chiếm được thành Gia Định chúng bắt đầu thực hiện quá trình mớ rộng cuộc tấn công ra các vùng lân cận. Cần Giuộc chẳng mấy chốc đã bị giặc Pháp tràn đến. Những người nông dân áo vải, chân lấm, tay bùn đã đứng dậy đấu tranh. Họ gia nhập nghĩa binh, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn. Trong số họ nhiều nghĩa sĩ đã hi sinh oanh liệt. Những tấm gương hi sinh đó đã gây nên niềm cảm kích lớn trong nhân dân. Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định giao cho Nguyễn Đình Chiểu làm bài văn tế đọc tại buổi truy điệu hơn hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đêm ngày 16-12-1861. Với lòng cảm phục và tình cảm xót thương vô hạn, Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn tế không những thể hiện được tình cảm xót thương vô hạn của tác giả và của nhân dân đối với các nghĩa sĩ cần Giuộc mà còn khắc họa lên vẻ đẹp chân thực, bi tráng mà rất đỗi hào hùng của những người nông dân yêu nước đánh Tây.

Mở bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Mẫu 12

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.

Mở bài cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người nông dân

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 1

Trong văn học Việt Nam, cho đến Nguyễn Đình Chiểu, chưa có một hình tượng nhân dân nào chân thực và cảm động hơn người nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông. Nói đúng ra, trước Nguyễn Đình Chiểu, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó hoặc là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, hoặc là đám đông lố nhố, hằng ngày là cục đất củ khoai, khi cỏ dịp trở nên những “kiêu binh” lỗ mãng trong Hoàng Lê nhất thống chí.

Tham khảo thêm:   Liên kết ion là gì? Cấu tạo, bản chất và bài tập chi tiết

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 2

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kỳ lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 3

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc họa rõ ràng. Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động. Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng, căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược. Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hy sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt. Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 4

Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. Đó là hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực và đầy chất bi tráng, vừa hào hùng, vừa đau thương trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 5

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu là bức tượng đài bi tráng về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, hình tượng người nông dân mới được dựng lên hoàn chỉnh và đẹp đẽ đến vậy. Với tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu đã hoàn chỉnh bức tranh về vẻ đẹp anh hùng, dũng cảm của người nông dân.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 6

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ mù yêu nước có tấm lòng thương dân thương đời sâu sắc. Ông để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị bên cạnh truyện thơ “Lục Vân Tiên” nổi tiếng thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là đỉnh cao trong sáng tác biểu hiện cao độ nhất tư tưởng yêu nước thương dân của tác giả. Với lòng khâm phục và cảm thương chân thành, nhà văn đã xây dựng tượng đài bất hủ về người nông dân – những con người chân chất mộc mạc lại mang trong mình nét đẹp của người hùng dân tộc tự nguyện đánh giặc và xả thân vì sự sống còn của đất nước.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 7

Người nông dân Việt Nam yêu nước chống ngoại xâm đã xuất hiện từ rất lâu, ít nhất cũng trên mười thế kỷ nay. Nhưng trong văn học, hình ảnh người nông dân ấy chỉ thực sự xuất hiện vào nửa cuối thế kỉ XIX với bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Có thể nói, với bài văn tế này Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên bức tượng đài nghệ thuật đầu tiên về người nông dân nghĩa sĩ Việt Nam. Đó là một hình tượng rất đẹp, rất chân thực đầy tính bi tráng – bi thương mà hào hùng – đúng như cuộc chiến đấu mà nhân dân Việt Nam đã tiến hành suốt nửa sau thế kỉ XIX, vì cuộc sống, vì độc lập, tự chủ của Tổ quốc mình.

Mở bài cảm nhận hình tượng người nông dân – Mẫu 8

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tấm gương sáng về tình yêu nước, thương dân cũng như ý chí trước kẻ thù. Điều đó được thể hiện ngay trong chính tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” khi tác giả đã khắc họa được hình tượng người nông dân trở thành một tượng đài bất tử về sự anh dũng, kiên cường.

Mở bài phân tích tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu

Mở bài tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 1

Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc là tác phẩm tiêu biểu cho bộ phận thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu. Lần đầu tiên người anh hùng nông dân yêu nước chống ngoại xâm đã bước vào tác phẩm văn học Việt Nam với vẻ đẹp rực rỡ nhất.

Mở bài tinh thần nhân đạo của Nguyễn Đình Chiểu – Mẫu 2

Hình tượng người anh hùng nông dân xưa nay luôn là nguồn cảm hứng nhân đạo cho rất nhiều những tác gia, tác giả. Mang âm hưởng lịch sử dân tộc oai hùng, những người lính nông dân là kết tinh của sức khỏe, tinh thần quật cường, là hình mẫu lý tưởng của người dân đương thời. Trong văn học thời kì Trung đại, người anh hùng nông dân được ca ngợi là những cá nhân sẵn sàng hi sinh vì mục đích cao cả, lớn lao của tập thể. Với tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo nên một tượng đài oai hùng cho người nông dân Việt Nam về cốt cách thật thà, chất phác nhưng không hề nao núng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Qua hình tượng người nông dân anh hùng, tác giả đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc với sự kính trọng, đề cao và biết ơn những bậc tiền bối đã nằm xuống vì sự độc lập dân tộc.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (24 mẫu) Mở bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *