Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống (2 Dàn ý + 7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nghị luận về vượt qua giới hạn của bản thânmang đến 2 dàn ý chi tiết kèm theo 7 mẫu cực hay, giúp cho các em học sinh tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, rèn luyện kĩ năng về văn nghị luận về một vấn đề xã hội ngày một hay hơn.

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống

TOP 7 bài Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống gồm cả mẫu ngắn gọn và đầy đủ để các bạn tham khảo, lựa chọn theo sức viết của mình, giúp các bạn học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Đồng thời hiểu được vai trò, ý nghĩa, suy nghĩ của bản thân về giới hạn trong cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về vượt qua giới hạn bản thân

Dàn ý số 1

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Giới hạn.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Giới hạn: một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua.

→ Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người.

b. Phân tích

Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra.

Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân.

Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta cần phá bỏ giới hạn: không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công. Hãy cố gắng, hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người biết vượt qua giới hạn của bản thân, biết vươn lên phía trước để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại.

e. Liên hệ bản thân

Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: giới hạn.

Dàn ý số 2

A. Mở bài

– Dẫn dắt vấn đề

– Nêu vấn đề: Hãy giới hạn bản thân nhưng đừng bao giờ ngừng tìm cách vượt qua chúng

B. Thân bài

1. Giải thích

– Thế nào là giới hạn?

+ Là một ngưỡng nào đó mà con người đặt ra cho riêng bản thân mình.

– Người biết vạch ra giới hạn cho mình là người sống đạo đức, mang nhiều phẩm chất tốt đẹp và được mọi người xung quanh yêu mến.

2. Chứng minh

– Thực tế trong cuộc sống cho thấy có rất nhiều người vẽ ra đường giới hạn cho bản thân mình.

+ Tiêu biểu như những bạn học sinh đang đương đầu với kì thì khốc liệt nhất – THPT QG. Các bạn đã lên kế hoạch, mục tiêu, giới hạn cụ thể cho bản thân để thực hiện.

+ Hay như tập đoàn Vinfast, những nhà lãnh đạo công ty luôn đưa ra giới hạn cho nhân viên của mình để làm việc đúng tiến độ.

3. Bình luận

– Thật vậy, giới hạn bản thân đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

– Có giới hạn bản thân, bạn mới có động lực để tiến lên phía trước, để vượt qua những giông tố mà cuộc sống đã đem lại nhằm tôi luyện mỗi con người.

– Không có giới hạn, bạn sẽ chẳng thể nào đánh bại được bão tố, hiện thực hóa được ước mơ của mình. Hơn hết, bạn sẽ sớm bị xã hội đào thải vì không thực hiện được những yêu cầu của cuộc sống.

– Tuy nhiên, có những lúc bạn phải vượt qua giới hạn của bản thân. Đừng chỉ làm đến giới hạn mà mình đã đặt ra rồi chùn bước, không làm nữa. Nếu vượt qua được nó, đôi khi con đường thành công sẽ được rút ngắn.

4. Liên hệ bản thân

– Là một học sinh, em đã và đang vạch ra những giới hạn cho riêng bản thân mình để khắc phục những điểm mạnh và điểm yếu. Hơn hết, em sẽ nhìn vào giới hạn đó để hoàn thành những mục tiêu, kế hoạch của mình.

C. Kết bài

– Khẳng định lại giá trị của vấn đề nghị luận

Nghị luận về vượt qua giới hạn của bản thân – Mẫu 1

Mỗi người có một khả năng, một năng lực đặc biệt khác nhau, riêng biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vượt qua giới hạn của mình và khám phá những thế mạnh đó. Giới hạn không có hình hài, không thể nghe, nếm, chạm nhưng lại luôn tồn tại trong cuộc sống và trong mỗi người.

Giới hạn là một ngưỡng cao nhất trong khả năng của con người mà ta cảm nhận hoặc tự đặt ra cho mình. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua. Giới hạn có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Giới hạn giúp con người nhận biết được bản thân mình đang ở đâu và làm được những gì; đồng thời là lời cảnh tỉnh người khác không được vượt qua những quy tắc mà bản thân mỗi người đặt ra. Việc đặt ra giới hạn là cần thiết trong một số trường hợp: trong các mối quan hệ, giới hạn làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân.

Tuy nhiên, có vài khía cạnh chúng ta cần phá bỏ giới hạn: không nên đặt giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Nếu ta đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì ta sẽ khó có được thành công. Hãy cố gắng, hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống trong vòng an toàn, không chịu nỗ lực vươn lên để bứt phá, tạo ra giá trị tốt đẹp cho bản thân, cho xã hội. Lại có những trường hợp cần có giới hạn ta lại xâm phạm qua giới hạn đó và gây nhiều hậu quả tai hại.

Mỗi chúng ta hãy hiểu đúng về giá trị, ý nghĩa của “giới hạn”; biết đặt giới hạn đúng lúc, đúng chỗ, biết bứt phá khỏi giới hạn đúng trường hợp để có được một cuộc sống tốt đẹp, thành công, bền vững hơn. Giới hạn không phải là điểm cực đại mà giới hạn là dấu mốc đột phá của con người. Hãy không ngừng nỗ lực từng ngày và trở nên đột phá trong chính cuộc sống của mình.

Giới hạn và sự vượt qua giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 2

“Cuộc đời là một hành trình không giới hạn”. Câu nói ấy vừa đúng lại vừa sai, bởi không phải lúc nào con người cũng được phép “vượt biên” khỏi vùng an toàn. Đó là 2 mặt của đồng tiền, thế mới biết con người cần có giới hạn trong cuộc sống. Như 1 chiếc xe lao nhanh rồi cũng phải thắng phanh, “giới hạn” là điểm dừng, 1 mức độ nhất định, 1 phạm vi mà ta không thể hoặc không được phép vượt qua đó. Nó được xem như lằn ranh giới giữa 2 thái cực của chúng ta. Nó đặt ra để tạo nên vòng tròn bảo vệ mà hiếm ai đủ mạo hiểm bước ra ngoài. Vậy tại sao mỗi người cần phải giới hạn bản thân trong khi biết bao bạn trẻ kêu gọi phá vỡ lằn ranh ấy? Sở dĩ, giới hạn còn là quy định, là luật lệ của xã hội giúp ta tránh mắc vào những sai lầm đáng tiếc. Cần thiết là trong các mối quan hệ, nó làm khoảng cách của con người ta xa nhau 1 chút nhưng đáng trân quý vì mỗi người được tự do với suy nghĩ riêng. Giới hạn còn để giữ mình, tránh sa ngã, bị tham vọng danh bạc làm cho chói loá. Nếu nó bị phá vỡ, ta sẽ phải chịu nhiều hậu quả hơn là thành quả. Con người như 1 quả bóng chỉ chứa được lượng khí nhất định, nếu ngoài sức chịu đựng sẽ nổ tung. Song, chúng ta cần giới hạn nhưng không ngừng tìm cách vượt qua nó. Đôi lúc phải bước qua, để mạnh mẽ, trưởng thành, để tiến xa và đổi mới đột phá. Như thầy Nguyễn Ngọc Ký hay Nick Vujicic, “kình ngư” Nguyễn Thị Ánh Viên đã làm… Vẫn còn bao kẻ liều lĩnh, bất chấp lại hèn nhát, thu mình đáng phê phán, v.v. Hãy cẩn thận, tỉnh táo, sáng suốt để không đánh mất những giá trị vốn có. Như ai đó đã từng nói : “Mọi chuyện đều phải có giới hạn – cũng giống như 1 quặng sắt không thể được giáo dục thành vàng”!

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 3

Trong cuộc sống ngày nay có bao giờ bạn nghĩ đến giới hạn và có những giới hạn như thế nào chưa? Bạn như phân vân không biết giới hạn có hay không. Và quan trọng nhất bạn quan tâm đến những giới hạn không được vượt qua trong cuộc sống và những giới hạn nào có thể vượt qua được. Quả thực rằng tất cả các giới hạn đó là do môi trường xã hội quy định mà thôi.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 8: Getting Started Soạn Anh 6 trang 16 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

Ta phải hiểu được rằng tất cả những giới hạn nó được ví như là ranh giới mà con người chúng ta dường như không thể nào có thể vượt qua được. Lý do ở đây là chính bởi nó chính là cột mốc để chúng ta có thể giữ lại giá trị đạo đức danh dự của một con người. Và riêng vấn đề về tài năng của con người thì cho đến nay nó vẫn là một ẩn số chưa ai có thể khẳng định được con người có thể làm gì được hơn thế không. Trước đây người ta chưa bao giờ nghĩ con người có thể đặt chân lên mặt trăng, lặn dưới biển sâu hàng tiếng đồng hồ. Nhưng với thời hiện đại ngày nay thì điều đó hoàn toàn khác.

Trên thực tế có rất nhiều giới hạn đạo đức được đặt ra cho con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Đó là những quy chuẩn về mặt đạo đức và luân thường. Nhất là trong xã hội trước kia thì vấn đề đạo đức lại luôn được coi trọng và vì quá được coi trọng như vậy nên những thân phận của người phụ nữ như càng thêm tủi hờn biết bao nhiêu. Đó là các thuần phong mỹ tục của người dân Việt Nam, tuy nhiên ta thấy được những quy chuẩn đó đặt ra không phải không có cái lý. Tuy nhiên các giới hạn về luân thường đạo lý hà khắc trong xã hội xưa cho đến nay thì đã được giảm đi rõ rệt. Con người như được cởi mở hơn nhưng tất nhiên vẫn phải có những chuẩn mực riêng biệt đó là hiếu thảo với cha mẹ, tôn sư trọng đạo,… Và lúc này đây thì giới hạn sẽ giúp cho con người có thể hoàn thiện chính bản thân mình hơn, đặc biệt là trong xã hội hiện đại lại có quá nhiều những cạm bẫy từ các trò tiêu khiển điện tử cho đến những chất gây nghiện như ma túy có thể lấy đi tính mạng của rất nhiều người. Minh chứng cho giới hạn về xã hội là pháp luật, luật pháp đề ra những luật lệ còn nếu như bạn làm sai lệch vượt quá giới hạn thì sẽ bị xử lý.

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Bên cạnh giới hạn về đạo đức xã hội thì còn có những giới hạn về nhận thức cũng như năng lực của con người. Hiện nay thì người ta chưa xác định được giới hạn của con người ở mức nào, bởi cứ co một người đạt được kỷ lục thì lại có những người khác tài giỏi hơn nữa. Đúng như câu núi cao lại có núi cao hơn là bởi vậy.

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 4

Có thể thấy được chúng ta sống và tự đặt ra cho mình những giới hạn, có những giới hạn được đặt ra vì sự an toàn của bản thân. Và ta cũng không thể đoán biết được bởi có những giới hạn kìm hãm con người vươn tới những tầm cao hơn, vượt ra khỏi khả năng của bản thân bạn. Dường như chủ đề giới hạn như gây được nhiều sự chú ý và quan tâm của mọi người vì thực tế cuộc sống cũng như đang nói về vấn đề này rất nhiều.

Đầu tiên ta phải hiểu được thế nào là giới hạn chính là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình, hoặc một phần là do cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Giới hạn còn có nghĩa như con người cũng không được phép vi phạm, không thể bước qua… Và ta có thể thấy được giới hạn có thể chia làm nhiều loại đó chính là giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội…

Và nhất là khi có những giới hạn đặt ra là bạn đã tự mình co hẹp khả năng của bản thân trước những thử thách của cuộc sống. Đồng thời lại có những giới hạn đúng để không mắc vào những sai lầm không đáng có.

Ta cũng biết rằng bất kỳ ai trong số chúng ta đều có những giới hạn của riêng mình, có người xem giới hạn là đó như chính là vòng tròn an toàn mà một khi vượt qua khỏi nó chúng ta sẽ gặp nguy hiểm và không thể nào có thể cứu vãn được nữa. Có thể thấy được chính trong các mối quan hệ, giới hạn là điều cần thiết! Nó làm cho khoảng cách của con người dường như có xa nhau hơn một chút nhưng đó là khoảng cách cần thiết để con người được tự do sống với những suy nghĩ của mình, của bản thân. Tất cả những giới hạn đó, giữa hai người ở một mức độ thân thiết mà trước khi quyết định gần gũi nhau hơn. Và đó đồng thời cũng chính là khoảng cách để con người có thể suy nghĩ một cách chín chắn hơn về những quyết định của mình được đặt ra. Hãy nhớ rằng giới hạn càng xa, khoảng cách con người với nhau càng lớn nên bạn hãy biết dừng đúng lúc. Thế nhưng đừng bao giờ xóa mờ những giới hạn được đặt ra này bởi con người là hai thực thể khác biệt nhau hoàn toàn và cũng chính bởi vậy mà không nên xâm phạm vào khoảng không gian của nhau để làm cho nhau nghẹt thở và tức giận, hãy sống thật đúng và vui vẻ sẽ đến với bạn.

Hãy luôn luôn tin rằng, khả năng con người là vô hạn và cũng chính vì thế đừng bao giờ ra những giới hạn cho mình trong việc chinh phục những đỉnh cao. Chắc chắn rằng những giới hạn đó sẽ làm cho chính bạn trở nên bình thường như những người khác, không có gì nổi bật, thậm chí không có chút ấn tượng gì. Và nếu bạn cứ đặt ra những giới hạn về khả năng mà như không cố gắng thì bạn không khác gì những người sống ỉ lại, dựa vào người khác. Chính vì vậy bạn đừng bao giờ giới hạn khả năng của bản thân mình. Hãy cố gắng hãy khát khao để có thể chinh phục được những đỉnh cao của trí tuệ để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn nữa. Giới hạn quả đúng là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nhưng có những giới hạn bạn nên xóa bỏ để khích lệ bản thân mình cố gắng hơn trong cuộc sống

Ngoài ra giới hạn để giữ mình. Khi mà bạn biết giới hạn cũng chính là luôn tự biết mình, cũng như rất nghiêm khắc với bản thân; tránh sa ngã, vấp ngã, tránh vượt giới hạn để rồi đánh mất mình. Và bạn hãy giới hạn để có hạnh phúc viên mãn. Con người luôn có nhiều khát vọng và tham vọng nhưng không ai giống ai. Luôn muốn đạt được nhiều thứ: danh vọng, tiền tài, hạnh phúc… Song thực tế cho thấy, sức người có hạn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Do đó, mà việc bạn biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã, đang có cũng là một cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc rồi đó. Khi bạn đã biết giới hạn, đồng nghĩa với việc đạt được một lối sống có kỷ luật, có chuẩn mực, có văn hoá và cũng chính là điều ai cũng hướng đến.

Khi chúng ta biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, xong con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ phá vỡ giới hạn, con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, không phải khi nào giới hạn nó dường như cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ ngay vì không còn phù hợp.

Có thể thấy được khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng nó như cũng đã giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công đúng như câu nói “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải). “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison). Và có thể khẳng định rằng tự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ hiện nay

Là học sinh thì chính chúng ta đã có đủ khả năng nhận thức ý nghĩa của việc biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ. Và cho dù bể biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ là điều không đơn giản cần có hiểu biết, có quyết tâm, bản lĩnh…

Khi nói về giới hạn về khả năng thì chúng ta không nên có một ranh giới nào cụ thể, nhưng trong cuộc sống lại có những ranh giới được đưa ra và nếu như bạn bước qua ranh giới không được cho phép đó thì bạn lại thất bại. Để có được cuộc sống tốt đẹp chúng ta hãy biết được đâu là những giới hạn cần để có những hành động giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 5

Môi thứ trong đời điều chi cũng cho ta riêng một giới hạn… Môi khi tôi nghe những ca từ này tôi đều cho mình những suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng về cái người ta gọi là giới hạn. Vậy giới hạn nào cho chúng ta?

Tham khảo thêm:   Bài phát biểu ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 8 bài phát biểu ngày 8/3 hay nhất

Giới hạn được xem như một điểm cuối, điểm kết thúc của một sự vật hay sự việc. Giới hạn cũng có thể là chỉ một mức độ nhất định không thể vượt qua hay cũng có thể là đường ngăn cách hai khu vực. Trong toán học người ta nhắc đến giới hạn là để chỉ một giá trị mà một hàm số hay một dãy số tiến gần đến khi biến số tương ứng tiến đến một giá trị nào đó. Giá trị của giới hạn có thể là con số cụ thể cũng có khi là “vô cùng”. Giới hạn tuy tưởng chừng như bó hẹp mọi thứ lại nhưng thực ra ở ngay chính nó đã tồn tại sự vô cùng và khó nắm bắt.

Hãy nhìn rộng ra và đơn giản đi một chút ta sẽ thấy sự hiện diện của giới hạn. Có thể nói mọi điều đều có giới hạn. Môi con đường đều có điểm cuối, chẳng có dòng sông nào kéo dài vô tận, mọi cuộc đua đều có đích. Nhất là thời gian. Thời gian đối với con người luôn là một giới hạn. Nó vô tận, nó chảy trôi không ngừng và nó đã giới hạn cuộc sống của con người lại em ơi có bao nhiêu sáu mươi năm cuộc đời. Con người được tạo hóa ban tặng cho sự sống nhưng không phải là mãi mãi. Quy luật của đời người là sinh – lão – bệnh – tử. Có ai sinh ra rồi không trở về với cát bụi? Con người không thể tránh né giới hạn của sự sống. Không chỉ con người mà mọi sinh vật, mọi việc đều vậy, không có gì là tồn tại mãi mãi.

Hiểu biết cũng là một điều có giới hạn, kiến thức, sự học là vô hạn nhưng hiểu biết là có hạn. Có ai dám khẳng định là mình hiểu biết mọi điều, mọi lĩnh vực mọi khía cạnh, thấu mọi chuyện trên đời?

Chắc chắn là không. Nếu có thì chắc chỉ có nói vui rằng Googlẽ luôn biết mọi điều, chỉ cần gõ vài chữ, vài cái kích chuột và trong khoảng thời gian rất ngắn công cụ tìm kiếm Google đã cho ta rất nhiều câu trả lời và thông tin về mọi mặt tin tức, giải trí, kiến thức… Nhưng chính nó cũng cho ta thấy rằng kiến thức vô hạn của con người là khi tất cả cộng dồn lại. Còn hiểu biết của mỗi cá nhân quy lại cũng là có giới hạn. Sức khỏe của con người cũng là có giới hạn. Dù cho ta may mắn không mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo thì tự cơ thể chúng ta cũng cũ dần đi. Giống như một cái máy hoạt động đã lâu se bị gỉ sét và một lúc nào đó se ngừng hoạt động. Chẳng phải môi một sản phẩm được làm ra đều có hạn sử dụng đó sao? Sức khỏe, tuổi trẻ, cuộc đời… tất cả đều có giới hạn, đều có hạn sử dụng. Mọi thứ tình cảm cũng đều có giới hạn vui, buồn, hờn giận, trách móc, thứ tha, đau khổ hay hạnh phúc. Chẳng ai cứ mãi đau khổ mà không có lấy một niềm vui, cũng chả ai cả đời sống êm ả trong những hạnh phúc.

Tình yêu cũng có giới hạn, giới hạn về khoảng cách, về thời gian và giới hạn cuối của tình yêu có thể là hôn nhân hạnh phúc cũng có thể là rời xa. Thời gian có giới hạn vậy không gian cũng có giới hạn của nó. Chính vì thế mà môi quốc gia đều có biên giới, có giới hạn lãnh thổ. Không thể có quốc gia nào có quyền xâm lấn. Sự phân chia, ranh giới giữa các khu vực, thành phố, làng xã đều là những dẫn chứng cho giới hạn. Người ta dùng giới hạn địa lý để chia tách khu vực, để quản lý xã hội. Tất cả những biểu hiện trên chỉ là một phần rất nhỏ của giới hạn, giới hạn dường như đang bao trùm tất cả.

Bạn đã từng nghĩ đến một cuộc sống không có giới hạn chưa? Hãy thử nghĩ đến những cuộc đua không có đích đến, không có giới hạn cho sự chiến thắng. Chắc hẳn nó chẳng còn là một cuộc đua và cũng chẳng ai tham gia một cuộc đua vô ích ấy để rồi cứ mãi mãi không tìm ra người thắng cuộc. Hãy thử hình dung bạn là một người có hiểu biết không giới hạn. Vậy là có quá nhiều thứ để nhớ, để biết, não bộ của bạn trở thành một bộ nhớ vô tận. Ai cũng hỏi bạn tất cả mọi thứ. Tôi cho rằng bạn sẽ bận rộn hơn cả Google. Vô tình bạn có thể biến thành một cái máy, một công cụ tìm kiếm. Cuộc sống thật sự se tẻ nhạt. Như vậy một sự hiểu biết vô tận cũng không hẳn là niềm vui.

Con người ta vốn có ước ao kéo dài tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, thậm chí là cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử. Người ta vẫn khao khát điều ấy, nhưng có phải bạn se hạnh phúc với việc mình cứ sống mãi mà không trở về với cát bụi. Tôi đã từng xem một bộ phim viễn tưởng. Nhân vật chính đã tìm ra thuốc trường sinh nhưng rồi ông đã quyết định không uống nó. Bởi lẽ ông nhìn ra được một cuộc sống trước mắt nếu như trường sinh mãi mãi. Đó là một sự tồn tại dai dẳng và cô độc. Chúng ta cứ sống mãi với biết bao gian khó, thử thách của cuộc đời đến khi trái tim đã rệu rạo, đã mệt mỏi trước cuộc sống xô bồ mà vẫn cứ phải tồn tại. Và rồi đau đớn nhất là chúng ta cứ sống mà nhìn tất cả những người thân yêu, gia đình, bạn bè chết đi. Còn sự đau đớn nào hơn khi thấy mọi người xung quanh dần dần từ bỏ bạn? Và những chuỗi ngày vô tận tiếp theo là những đau đớn và đơn độc kéo dài. Đó là một cuộc sống vô nghĩa, một sự tồn tại thừa thãi hệt như một vị khách cứ ngồi lì ở nhà người khác và không chịu ra về. Tôi nghĩ rằng quyết định của nhân vật trong bộ phim đó là đúng đắn. Chấp nhận giới hạn của cuộc đời, đó mới chính là hạnh phúc.

Và nếu như chúng ta không có giới hạn địa lý rõ ràng chắc hẳn bạn cứ đi và chẳng hề biết mình đang ở đâu, khu vực nào, không hề có sự phân tách địa lý nào quả là rắc rối không nhỏ. Xa hơn nữa nếu ranh giới, giới hạn của các quốc gia không tồn tại chắc hẳn trái đất sẽ biến thành một cuộc chiến hỗn loạn để tranh giành lãnh thổ, hành tinh này chắc chắn sẽ diệt vong. Tưởng tượng đến đây chắc hẳn bạn đã thấy được, hình dung được cuộc sống không thể không có giới hạn chứ? Se là vô vàn rắc rối, khổ đau, cô độc, vô nghĩa nếu như cuộc sống này không có giới hạn.

Vậy bạn đã thử nghĩ đến tính chất của giới hạn và hành động của bản thân với giới hạn của chính mình chưa? Theo tôi tính chất của giới hạn là không giống nhau và luôn luôn thay đổi. Không giống nhau tức là giới hạn đối với mỗi cá nhân là hoàn toàn khác biệt. Giới hạn hiểu biết của một cậu bé năm tuổi không thể nào đem so sánh với giới hạn hiểu biết của một nhà bác học uyên thâm. Một cụ già tám mươi tuổi không thể vượt giới hạn của một vận động viên điền kinh. Mọi sự so sánh, áp đặt giới hạn của cá nhân này lên cá nhân khác là hoàn toàn vô lý và khập khiễng. Vì thế chúng ta nên học cách tôn trọng giới hạn của người khác, không nên quy chụp hay ép họ phải đạt tới giới hạn mình muốn. Đó cũng là một cách thấu hiểu mọi người và khiến cho cuộc sống ý nghĩa hơn. Khả năng của con người là vô hạn nhưng khác nhau. Vì thế chúng ta đừng bao giờ so sánh làm người khác mất tự tin vào bản thân cũng không nên gây áp lực cho họ bằng những giới hạn quá xa, tôn trọng người khác cũng là tôn trọng bản thân. Tại sao tôi nói giới hạn luôn luôn thay đổi? Bởi lẽ không chỉ có sự khác biệt giữa giới hạn của những người khác nhau mà còn có sự khác biệt giữa giới hạn của cùng một cá nhân trong những khoảng thời gian khác nhau, hoàn cảnh khác nhau. Khi bạn ba tuổi, hiểu biết và giới hạn nhận thức của bạn chỉ là những điều đơn giản, những thứ gần gũi xung quanh nhưng khi bạn mười tám tuổi, ba mươi tuổi, sáu mươi tuổi… chắc hẳn bạn không thể cứ mãi mang một hiểu biết của một đứa trẻ ba tuổi. Một vận động viên hôm nay có thể chỉ vượt qua giới hạn thành tích này nhưng cũng có thể ngày mai, ngày kia tiến xa hơn, vượt qua những giới hạn lớn hơn hoặc cũng có thể giảm sút đi phong độ. Không có điều gì là chắc chắn, là bất biến. Hôm nay là vậy nhưng ngày mai và xa hơn nữa nó sẽ thay đổi. Điều đó không ngoại trừ đối với giới hạn. Dẫu biết là sẽ thay đổi nhưng chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ phần nào sự thay đổi ấy. Hãy biến nó thành những thay đổi tích cực. Môi ngày chúng ta tìm hiểu nâng cao hiểu biết lên một chút, như vậy tự khắc chúng ta đã vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Một vận động viên hôm nay chỉ đạt được vị trí thứ tư, ngày mai có thể cố gắng lên vị trí cao hơn thứ ba, thứ hai hoặc thậm chí là người chiến thắng. Niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là vượt lên giới hạn của chính mình, chiến thắng chính bản thân mình. Hãy đứng dậy đẩy cái mốc giới hạn của bản thân mình, bước qua nó và thành công. Chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống nhưng đừng sợ hãi giới hạn đó, đừng lo sợ một ngày bạn sẽ rời xa cuộc sống này. Đó là điều không tránh khỏi nhưng thay vào đó bạn hãy sống một cuộc sống thật ý nghĩa, làm những điều tốt đẹp, sống hết mình và cống hiến cho cuộc sống thì giới hạn thời gian cuộc đời không có gì đáng lo ngại. Vấn đề không phải bạn sống được bao lâu, mà là cách bạn chọn để sống cuộc đời mình như thế nào. Trước hết chúng ta nên bắt đầu nhận ra giới hạn của mình trước đã khi chúng ta chấp nhận giới hạn của mình, chúng ta đã vượt qua nó – Albert Einstein. Sau đó chúng ta hãy tìm cách vượt qua nó bằng học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện. Sau bản thân mình hãy biết tôn trọng giới hạn của người khác và khuyến khích họ vượt qua giới hạn.

Tham khảo thêm:   Cách làm kem tươi socola từ 3 nguyên liệu vừa ngon vừa dễ không cần máy

Bạn đã thấy giới hạn của mình? Còn chần chừ gì nữa mà không thử sức vượt qua nó để kiếm tìm sự thú vị của cuộc sống. Cuộc sống ý nghĩa là khám phá chính bản thân mình thông qua các giới hạn. Hãy nhớ thực ra giới hạn là vô hạn hãy học cách chấp nhận nó và vượt qua nó.

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 6

Đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi về giới hạn? Trong cuộc sống có những giới hạn vô hình và những giới hạn hữu hình luôn luôn khiến cho chúng ta có những suy nghĩ riêng. Những giới hạn luôn được hiểu theo nhiều cách khác nhau có thể là những giới hạn ta phải vượt qua và những giới hạn không thể chạm đến. Bàn về vấn đề xoay quanh chủ đề giới hạn còn có rất nhiều những ý kiến khác nhau.

Đầu tiên ta nên hiểu giới hạn là gì? Giới hạn được xem là một ngưỡng nào đó mà con người tự đặt ra cho mình, hoặc có thể chính là do cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Giới hạn nó như lại còn có nghĩa như không được phép vi phạm, không thể bước qua được. Vfa quả thật giới hạn có thể chia làm nhiều loại: giới hạn thuộc quy chuẩn đạo đức con người, giới hạn thuộc phạm vi năng lực con người, giới hạn là quy định, luật lệ của xã hội đặt ra.

Trong cuộc sống của chính con người chúng ta hiện nay thì chúng ta cũng nên cần biết tự đặt ra những giới hạn cho riêng bản thân mình. Quả thật ta như thấy được rằng chính sự giới hạn làm nên con người chân chính: Biết đặt ra những giới hạn để trong mỗi chúng ta có thể rèn luyện, tuân thủ là con đường tốt nhất để chúng ta trở thành con người chân chính nhất. Ta luôn luôn có lòng tự trọng của bản thân nhưng do một số lý do nào đó lòng tự trọng đó bị xúc phạm. Bạn chắc chắn không thể nào ung dung hay bình tĩnh được. Nếu như sự hiểu lầm ở ngưỡng bình thường thì còn chấp nhận được nhưng nó đã vượt qua ranh giới và bạn không thể kìm chế được và chắc chắn là sẽ có những phản ứng ngay lập tức.

Qua đây ta như thấy được sự giới hạn để giữ mình và khi mà bạn biết giới hạn cũng chính là luôn tự biết mình, như giúp cho chính bạn nghiêm khắc với bản thân; tránh sa ngã, vấp ngã, tránh vượt giới hạn để rồi lại như bị đánh mất mình. Mỗi người trong chúng ta nên phải biết có giới hạn để có hạnh phúc viên mãn nhất. Bởi con người chúng ta sống trên đời luôn luôn có nhiều khát vọng và tham vọng. Và cũng chính chúng ta lại như luôn muốn đạt được nhiều thứ: danh vọng, tiền tài, hạnh phúc… Song thực tế, đã chứng minh được sức người có hạn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Và ta vẫn nhớ đến Nick Vujicic là một người đã minh chứng rõ nét nhất và khả năng của con người. Ông là một người sinh ra đã gặp nhiều trở ngại, đó chính là không có tứ chi. Nhưng không vì thế mà số phận có thể đánh bại được ông. Nick Vujicic quả thật là một thiên tài trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ông như minh chứng được cuộc sống con người là không giới hạn. Mọi người chỉ cần có niềm tin và ý chí thì không gì là không thể vượt qua. Tấm gương của ông được quảng bá cũng như lan truyền đi khắp thế giới như một biểu tượng sống về câu nói “cuộc sống không giới hạn”. Và vì vậy rất nhiều điều không thể, rất nhiều điều tưởng là có giới hạn lại được Nick Vujicic hoàn thành một cách xuất sắc với cơ thể tật nguyền. Khi mà con người biết giới hạn, biết tự bằng lòng với những gì mình đã, đang có cũng là một trong những cách để con người đạt được bình an và hạnh phúc

Khi chúng ta biết giới hạn, đồng nghĩa với việc đạt được một lối sống có kỷ luật, có chuẩn mực, có văn hoá chắc chắn sẽ hình thành lên một lối sống văn minh, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Khi chúng ta mà biết giới hạn để sống đúng chuẩn mực, xong con người cũng cần biết tự phá vỡ giới hạn đúng lúc, đúng chỗ. Nếu như mà phá vỡ giới hạn thì chính con người biết bước qua những ranh giới, hạn định của xã hội và của chính mình. Trong cuộc sống, ta cũng nên phải biết rằng không phải khi nào giới hạn cũng đồng nghĩa với chuẩn mực, có những giới hạn tạo sự khô cứng, gò bó cần phải xóa bỏ. Đặc biệt hơn khi phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ và vượt qua những giới hạn có tính chất gò bó khô cứng dường như cũng đã giúp ta có thêm bản lĩnh, chiến thắng nghịch cảnh, nắm bắt cơ hội vươn tới thành công “Trên đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng là mỗi người có đủ sức mạnh để vượt qua ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải). Hay câu nói ý nghĩa “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. “Bạn sẽ khám phá ra chính mình ở một nấc thang cao hơn mỗi khi vượt qua nghịch cảnh” (Thomas Edison).

Quả thật những sự phá vỡ giới hạn không có nghĩa là con người sống gấp, sống vội, bỏ qua những giới hạn đạo đức, đốt cháy mình. Tự phá vỡ giới hạn chỉ có ý nghĩa khi cái giới hạn đó chật hẹp, lạc hậu với xã hội đương thời, đi ngược với xu thế chung của nhân loại tiến bộ ngày nay.

Trong cuộc sống ta cũng nên suy nghĩ và nhận thức đúng về ý nghĩa của việc biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ. Và hơn nữa để có thể biết giới hạn và phá vỡ giới hạn đúng lúc đúng chỗ là điều không đơn giản cần có hiểu biết, có quyết tâm, bản lĩnh trong cuộc sống.

Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống – Mẫu 7

Có rất nhiều người lưỡng lự trước câu hỏi “Chúng ta có nên bước qua các ranh giới trong cuộc sống?”. Cũng là một câu nói liên quan đến vấn đề đó, nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết : “Cuộc đời không có những giới hạn, chỉ có những ranh giới. Vấn đề là ta có đủ can đảm để bước qua những ranh giới đó hay không”.

Thật vậy, chúng ta đều có hoặc không thể bước qua ranh giới bởi nó còn tùy thuộc ranh giới bạn nhắc đến là gì. “Nói một cách đơn giản, ranh giới là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn toàn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy cả về mặt thể chất lẫn tình cảm.

Mục đích của việc thiết lập ranh giới lành mạnh, tất nhiên, là để bảo vệ và chăm sóc tốt bản thân bạn.”, có ai đó đã từng nói như vậy. Quả thực, ranh giới là đường phân đoạn giữa hai khu vực, hai con người, hai sự việc,…và bước qua ranh giới là vượt qua, phá vỡ làn đường giới hạn để chuyển từ bên này sang bên kia. Bàn về chuyện có nên vượt qua ranh giới hay không thì có lẽ câu trả lời sẽ là cả có và không. Thực tế thì có những ranh giới mà khi bước qua con người dễ bị xoáy vào vòng tròn cạm bẫy, mất đi giá trị đạo đức, nhân phẩm con người. Với những điều như thế cần ở con người là sự tỉnh táo, biết đâu là bạn đâu là thù, hãy biết giữ khoảng cách với chúng đừng để đi quá giới hạn của bản thân. Lúc đó có hối hận thì cũng không kịp nữa. Cũng đừng vì tính cố chấp mà lừa mình dối người rồi sự việc lại không thể cứu vãn.

Tuy nhiên, không phải ranh giới nào cũng tiêu cực. Con người ta có cơ hội được tiếp cận với những ranh giới nơi mà ta có thể tự mình vượt qua, vượt qua một cách mạnh mẽ để giành lấy phần hơn, giành lấy sự tiến bộ, thắng lợi và ánh hào quang. Cũng chính ngay tại đây lại cần một con người đủ bản lĩnh để bước qua. Chỉ khi đủ tâm, đủ tầm thì bước qua giới hạn mới thực sự mang lại nhiều ý nghĩa đích thực. Một người bạn luôn nhút nhát vào một ngày nọ đã dám giơ tay phát biểu ý kiến, đó cũng là một biểu hiện tốt trong việc bước ra khỏi giới hạn của bản thân. Hay diễn viên, ca sĩ mà đặc biệt là thí sinh tham dự các cuộc thi lớn nhỏ họ thậm chí phải thử cả những tiết mục, tiểu phẩm, bài hát không thuộc vào sở trường của mình để chứng tỏ bản thân, bước qua giới hạn tài năng vốn có để tiến cao tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp.

Cuộc đời là một bài toán khó, là một con đường không bằng phẳng, nhưng chính những cái chông gai, những cái tưởng như là bước đường cùng ấy lại là sự rèn luyện, giúp con người trở nên mạnh mẽ, cường đại hơn trước cuộc sống. Giới hạn cũng vậy, nó được thiết lập để con người có cơ hội trải mình. Chín chắn trong suy nghĩ, hoàn thiện trong tư duy là những hành trang cần thiết để bước ra khỏi giới hạn, đột phá và thành công hơn.

Chỉ có nỗ lực vượt qua những ranh giới thì chúng ta mới có thể chạm tay đến ước mơ, hoài bão, khát vọng, giúp chúng ta sống có ích và hạnh phúc hơn trong cuộc đời và không có người thành công nào chưa từng cảm thấy bế tắc, chán nản và tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua nó bằng chính ý chí và quyết tâm mạnh mẽ, bằng một trái tim kiên cường, bằng một niềm tin chắc thắng. Những người than thở, chán nản và cho rằng cuộc sống đang dồn họ đến đường cùng chỉ cho thấy rằng họ là một kẻ yếu đuối, thiếu tự tin và nhu nhược trước cuộc đời. Bản thân chúng ta khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường cũng phải tự ý thức mà rèn luyện cho mình một tâm thế vững chắc, một nội tâm mạnh mẽ, một tấm lòng kiên trì không đổi, tự xác định cho mình một ước mơ hoặc một niềm đam mê để chúng ta thấy cuộc sống có hy vọng có đích đến, để rồi lấy đó làm động lực.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về giới hạn trong cuộc sống (2 Dàn ý + 7 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *