Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về tình mẫu tử (6 Mẫu) Dàn ý về tình mẫu tử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý về tình mẫu tử mang đến 6 mẫu dàn ý ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu dễ nhớ nhất. Thông qua dàn ý về tình mẫu tử các bạn có thêm nhiều nguồn tài liệu ôn tập từ đó biết cách triển khai viết bài văn nghị luận xã hội về tình mẫu tử hay.

Tình mẫu tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Không gì thay thế được tình mẹ, không gì quý giá hơn tình mẹ, chính những nghĩa cử cao đẹp đó mà tình mẹ đã đi vào thơ ca từ lâu đời. Và để hiểu rõ hơn về tình mẫu tử, mời các bạn cùng theo dõi 6 dàn ý về tình mẫu tử dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Dàn ý vai trò của gia đình chi tiết nhất.

Dàn ý về tình mẫu tử

A. Mở bài

– Nêu luận đề : tình mẫu tử trong xã hội hiện nay

B. Thân bài

1. Giải thích

– Tình mẫu tử là tình thương yêu, là sự hi sinh, chở che, bao dung của người mẹ đối với con. Đó là thứ tình cảm vừa tự nhiên, vừa cao cả, theo mỗi người suốt cuộc đời.

2. Phân tích mặt đúng

– Biểu hiện tình mẫu tử:

  • Ngay từ những ngày đầu chập chững, mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che.
  • Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng ta trên đường đời đầy gian lao, thử thách
  • Dành cả cuộc đời lo lắng cho các con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành ( lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học )

– Tác dung, ý nghĩa:

  • Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống.
  • Làm cuộc đời ấm áp hơn

3. Phân tích mặt sai

  • Những người mẹ nhẫn tâm vứt bỏ cốt nhục của mình, hành hạ, ngược đãi con.
  • Những người lợi dụng tình mẫu tử đánh đập, hành hạ trẻ em.
  • Những đứa con tệ bạc với cha mẹ, không chăm sóc, phụng dưỡng những lúc mẹ già tuổi cao sức yếu ( chỉ dẫn chứng )

4. Bài học nhận thức và hành động

  • Trân trọng và gìn giữ tình mẫu tử
  • Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời, nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng, quan tâm, giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất

C. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của tình mẫu tử
  • Liên hệ bản thân

Lập dàn ý về tình mẫu tử

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tình mẫu tử
  • Nhấn mạnh tình mẫu tử có vai trò đặc biệt quan trọng

II. Thân bài

1. Giải thích

  • Giải thích tình mẫu tử: Là thứ tình cảm ruột thịt giữa mẹ và đứa con của mình.
  • Tình mẫu tử là sự hình sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con,
  • Tình mẫu tử là sự yêu thương và tôn kính của đứa con dành cho người mẹ của mình.
Tham khảo thêm:   Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống Soạn Địa 9 trang 17

2. Vai trò tình mẫu tử

  • Tình mẫu tử giúp đời sống tinh thần đầy đủ, ý nghĩa hơn
  • Tình mẫu tử bảo vệ đứa con khỏi những cám dỗ của cuộc đời
  • Tình mẫu tử là điểm dựa tinh thần và tiếp thêm động lực cho ta mỗi khi gặp khó khăn.
  • Niềm tin, động lực và là mục đích sống cho những nổ lực và sự khát khao của cá nhân.

3. Biểu hiện tình mẫu tử

  • Mẹ luôn là người che chở, nâng đỡ cho con từ những ngày đầu chập chững.
  • Khi lớn lên, mẹ là người luôn luôn sát cánh bên cạnh con trên con đường đầy gian lao và thử thách.
  • Người mẹ dành cả cuộc đời để lo lắng cho con mà không cần bất cứ sự đền đáp nào cả
  • Người mẹ luôn tha thứ mọi lỗi lầm của con
  • Sự kính trọng, quan tâm và lo lắng của người con khi người mẹ bị ốm đau bệnh tật.

4. Giữ gìn tình mẫu tử

  • Tôn trọng mẹ và khắc ghi những công ơn sinh thành từ mẹ.
  • Hoàn thành tốt công việc và trở thành người có ích cho xã hội.
  • Lắng nghe thấu hiểu mẹ và luôn tôn trọng mẹ.

III. Kết bài

Khẳng định lại vai trò của tình mẫu tử.

Dàn ý nghị luận về tình mẫu tử

I. Mở bài

– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử.

II. Thân bài

1. Giải thích:

– Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình.

– Nó còn là sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con.

– Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.

2. Vai trò của tình mẫu tử:

– Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.

– Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.

– Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.

– Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.

3. Để giữ gìn tình mẫu tử:

– Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn mẹ.

– Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.

– Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ của mình để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu của hai người.

III. Kết bài

– Khẳng định vai trò tình mẫu tử.

Dàn ý nghị luận về tình mẫu tử

a) Mở bài

  • Giới thiệu vấn đề: tình mẫu tử.
  • Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…
  • Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng

a) Thân bài

* Giải thích khái niệm về tình mẫu tử:

– “mẫu” có nghĩa là mẹ, “tử” có nghĩa là con

=> Theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con.

– Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con, thể hiện sự gắn bó, yêu thương và chăm sóc, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.

* Biểu hiện của tình mẫu tử

– Mẹ luôn là người nâng đỡ, chở che cho con ngay từ những ngày đầu chập chững.

– Khi lớn lên, mẹ cũng luôn sát cánh cùng con trên đường đời đầy gian lao, thử thách

Tham khảo thêm:   Cách nấu cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây

– Mẹ dành cả cuộc đời lo lắng cho con mà không mong một sự đáp đền, bởi niềm hạnh phúc lớn nhất của mẹ là được nhìn thấy các con hạnh phúc, trưởng thành.

– Mẹ luôn tha thứ mọi lỗi lầm của con.

(Lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống và trong văn học)

– Sự kính trọng, quan tâm, lo lắng của con khi mẹ ốm đau bệnh tật.

* Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử

– Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:

  • Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.
  • Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
  • Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)
  • Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)

– Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).

– Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.

– Tình mẫu tử là sức mạnh kì diệu giúp con người vượt lên những khó khăn của cuộc sống

* Trách nhiệm của mỗi con người trước tình mẫu tử:

– Tình mẫu tử là tình cảm vô cùng bao la, rộng lớn và vĩ đại, mẹ là người đã suốt đời hi sinh vì con. Chính vì thế con cái cần biết trân trọng những tình cảm đó và phải sống làm sao để xứng đáng với tình cảm đó.

– Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng đạo đức, trở thành con người có ích cho xã hội để đền đáp lại những tình cảm cao cả mà mẹ dành cho ta. Bởi điều mà mỗi người mẹ mong muốn chỉ là con mình khôn lớn nên người.

– Không được có những hành động trái với đạo làm con như vô lễ, bất kính với mẹ, đối xử không tốt với mẹ, hay hơn cả là sử dụng bạo lực, bỏ rơi mẹ của mình. Đây như một tội ác không thể tha thứ được.

– Có những hành động thiết thực, cụ thể để đáp đền tình cảm của mẹ dành cho mình : biết vâng lời, nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ; siêng năng học hành để không phụ công ơn nuôi dưỡng, quan tâm, giúp đỡ từ những việc nhỏ nhặt nhất.

– Phê phán những hành động đi ngược lại với đạo lí: mẹ bỏ rơi con hay con đối xử không tốt với mẹ, bỏ mặc mẹ.

c) Kết bài

– Khái quát lại vai trò, ý nghĩa quan trọng của tình mẫu tử.

– Rút ra bài học cho bản thân.

Ví dụ: Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất đối với mỗi người. Cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Như lời Phật răn dạy “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc – đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không”.

Tham khảo thêm:  

Xem thêm: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử 

Dàn ý tình mẫu tử

1. Mở bài

Trên đời này, điều gì cũng có thể dễ dàng thay đổi nhưng có lẽ tình mẫu tử là tình cảm mãi nguyên vẹn và tròn đầy, lớn lao, cao đẹp nhất.

2. Thân bài

– Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt.

– Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người.

– Người mẹ dành trọn sự hi sinh thầm lặng lo cho con

– Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật.

– Mẹ là một điểm tựa tinh thần không thể thiếu cho mỗi người con khi mệt mỏi hay những lúc yếu lòng.

– Những bà mẹ sẵn sàng phá bỏ đi đứa con của mình chỉ vì những ích kỉ của bản thân, giết chết đi sự sống của đứa trẻ khi đang mang hình hài trong bụng mẹ

– Không một ai có quyền làm vẩn đục đi tình mẫu tử thiêng liêng

3. Kết bài

Chúng ta hãy sống sao cho xứng đáng với những giọt mồ hôi , hi sinh của mẹ, yêu thương và trân quý những phút giây còn có mẹ trên cõi đời này.

Dàn ý suy nghĩ về tình mẫu tử

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử.

II. Thân bài

1. Giải thích

Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất giữa mẹ và con, thể hiện sự yêu thương, gắn bó, bao bọc của người mẹ dành cho con.

2. Biểu hiện

  • Mẹ là người yêu thương con vô điều kiện, che chở, lo lắng cho con những lúc ốm đau.
  • Tập cho con những bước đi chập chững từ khi còn bé.
  • Mẹ có tấm lòng rộng lượng như Bồ tát, luôn tha thứ mọi lỗi lầm cho con.
  • Mẹ cũng có thể là một người bạn để tâm sự cùng con.

– Dẫn chứng ý nghĩa của tình mẹ:

  • Trong văn học: Người đàn bà (Chiếc thuyền ngoài xa), Bà cụ Tứ ( Vợ nhặt ).
  • Trong cuộc sống: Người mẹ Nguyễn Thị Liên dù bị ung thư nhưng vẫn không chữa trị để sinh con.

3. Bình luận

  • Phê phán những người có lối sống vô ơn, bất hiếu, nặng lời, trách móc với mẹ, không quan tâm mẹ.
  • Lên án với những người mẹ sinh ra vứt bỏ con mình hoặc giết con mình, đó là hành động vô cùng tàn nhẫn của tình mẫu tử.

4. Bài học cá nhân về tình mẫu tử

  • Biết yêu thương mẹ nhiều hơn người đã mang nặng đẻ đau để sinh ra mình.
  • Cần dành thời gian nói chuyện tâm sự với mẹ, quan tâm đến mẹ để mẹ cảm thấy được vui vẻ và hạnh phúc.
  • Cố gắng ra sức học tập rèn luyện, cố gắng trong mọi công việc, rèn luyện bản thân mình để mẹ được yên lòng.

III. Kết bài

Tình mẫu tử là thứ quý giá nhất trên đời mà không gì có thể sánh được, nên hãy yêu thương mẹ khi còn có thể, trân trọng công sinh thành mà cha mẹ đã dành cho ta.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về tình mẫu tử (6 Mẫu) Dàn ý về tình mẫu tử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *