Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về học đi đôi với hành (6 Mẫu) Dàn ý bài viết số 1 lớp 11 đề 3 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 6 Dàn ý Học đi đôi với hành dưới đây mà Wikihoc.com giới thiệu sẽ là nguồn tư liệu cực kì hữu ích giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều kiến thức để biết cách làm bài văn nghị luận về Học đi đôi với hành chi tiết, hay hơn.

Học đi đôi với hành là phương châm đúng đắn đã nêu rõ tầm quan trọng của việc học kết hợp với hành. Thực hiện phương châm này đúng cách chúng ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sau này. Đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ. Vậy dưới đây là 6 dàn ý nghị luận về Học đi đôi với hành, mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm dàn ý nghị luận về tinh thần tự học.

Dàn ý học đi đôi với hành – Mẫu 1

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề

Ông bà ta xưa ta có câu “học đi đôi với hành”. Một câu nói khẳng định mối quan hệ giữa “học” và “hành”. Học và hành là hai vấn đề cần thiết trong học tập mà chúng ta không thể thiếu. chúng ta sẽ đi tìm hiểu về mối quan hệ giữa hai vấn hành động “học” và “hành”.

II. Thân bài:

1. Giải thích “học” và “hành”.

  • Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.
  • Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.

>> học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ

2. Học để làm người

Khi học chúng ta sẽ có hiểu biết về đạo đức, đối nhân xử thế

Ví dụ:

  • Học ăn, học nói, học gói, học mở
  • Kim vàng ai nỡ uốn câu, Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời

3. Phê phán những lối học lệch lạc, bàn luận những đổi mới trong học

a. Phê phán những lối học lệch lạc

  • Học chỉ có hình thức mà không hiểu nội dung được coi là học vẹt, học tủ
  • Học để cầu danh lợi ở đây có nghĩa là học để làm quan, chức lớn chứ không thật sự muốn học

b. Những phương pháp học đổi mới

  • Học phải được phổ biến rộng khắp
  • Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó
  • Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công

4. Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành

  • Mục đích đi học của con người là chỉ để có danh lợi thì hết sức sai lầm. chính vì điều sai ấy mà cách học của con người cũng sai. Người đi học không biết nó như thế nào chỉ biết sao chép y nguyên cho đúng.
  • Khi học chúng ta cần phải mở rộng và kết hợp với thực hành

>> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành.

III. Kết bài

  • Khẳng định lại mối quan hệ giữa học và hành
  • Kinh nghiệm bản thân rút ra từ câu nói.
Tham khảo thêm:  

Lập dàn ý học đi đôi với hành – Mẫu 2

I. Mở bài: giới thiệu về vấn đề cần bàn luận “ học đi đôi với hành”

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã từng cắp sách đến trường. Ai đến trường cũng có cách học riêng cho chính bản thân mình, và cách học truyền thống xưa nay ông bà ta vẫn dạy là “ học đi đôi với hành”. Đây là một cách học phối hợp giữa học và thực hành, là một cách học vô cùng hữu ích. Nhưng ít ai nhận ra được sự hữu ích của cách học này, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn “ học đi đôi với hành”.

II. Thân bài

1. Giải thích học là gì? Hành là gì?

a. Học là gì?

  • Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức như thầy cô, trường lớp,….
  • Sự tiếp nhận các điều hay, hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
  • Học còn là nền tảng cho việc áp dụng áp dụng thực tế đạt hiệu quả.
  • Học không chỉ là sự tiếp nhận kiến thức mà còn là việc học các lễ nghi, các điều hay lẽ phải của cuộc sống,….
  • Những người không có kiến thức sẽ không tồn tại trong xã hội.

b. Hành là gì?

  • Hành là việc vận dụng những điều học được vào thực tế của cuộc sống.
  • Hành còn là mục đích của việc học, để có đáp ứng nhu cầu của cuộc sống.
  • Thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

→ Tại sao học phải đi đôi với hành?

  • Học mà không có hành sẽ không hiểu được vấn đề, gây lãng phí thời gian.
  • Còn hành mà không có học sẽ không có kết quả cao.

2. Lợi ích của “ học đi đôi với hành”

  • Hiệu quả trong học tập
  • Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả
  • Học sẽ không bị nhàm chán

3. Phê phán lối học sai lầm

  • Học chuộng hình thức
  • Học cầu danh lợi
  • Học theo xu hướng
  • Học vì ép buộc

4. Nêu ý kiến của em về “ học đi đôi với hành”

  • Học đi đôi với hành là một phương pháp học đúng đắn
  • Nêu cách học của mình
  • Thường xuyên vận dụng cách học này
  • Có những ý kiến để phát huy phương pháp học này

5. Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của e về “ học đi đôi với hành”

Học và hành là hai hình thức mà chúng ta phải làm tốt cả hai và kết hợp chúng với nhau một cách hiệu quả. Học giỏi nắm chắc kiến thức thì mới giúp ta hành tốt, nếu học tốt mà không thực hành cũng bỏ đi. Hành sẽ bổ sung, hoàn thiện kiến thức mà ta học được. Mỗi học sinh chúng ta đều phải học tốt, hành tốt và kết hợp “Học đi đôi với hành”.

Dàn ý suy nghĩ về Học đi đôi với hành – Mẫu 3

I. Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận “học đi đôi với hành”

II. Thân bài

1) Luận điểm 1: giải thích câu học đi đôi với hành

a) Học là gì?

  • Học được hiểu là lãnh hội, tiếp thu kiến thức từ những nguồn kiến thức khác nhau như từ thầy cô, trường lớp.
  • Là tiếp nhận các điều hay, có hữu ích trong cuộc sống và xã hội.
  • Đồng thời học cũng là việc học các nghi lễ, các điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
  • Không có kiến thức sẽ không thể tồn tại trong xã hội.

b) Hành là gì?

  • Hành chính là những việc làm vận dụng vào thực tế từ những điều học được.
  • Hành chính là mục đích của việc học, đáp ứng nhu cầu cuộc sống
  • Hành giúp ta nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức học được.

=> Vậy tại sao học đi đôi với hành? Học đi đôi với hành bởi vì khi không có một trong hai sẽ không hiểu được vấn đề, gây ra lãng phí thời gian và đồng thời không có kiến thức nên để phát triển.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Đại từ xưng hô trang 104 Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 11 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

2) Luận điểm 2: lợi ích của việc học đi đôi với hành

  • Giúp tăng hiệu quả trong học tập
  • Nguồn nhân lực được đào tạo hiệu quả
  • Việc học sẽ không bị nhàm chán nếu đi với hành

3) Luận điểm 3: phê phán lối học sai lầm

  • Học theo xu hướng
  • Học chuộng hình thức
  • Học theo xu hướng
  • Học vì ép buộc

4) Luận điểm 4: liên hệ bản thân

  • Phương pháp đúng đắn để trau dồi thêm kiến thức là học đi đôi với hành
  • Đưa ra cách học của bản thân và bình luận ngắn gọn
  • Đề xuất những ý kiến để cải thiện

5) Luận điểm 5: khẳng định lại ý kiến “học đi đôi với hành”

III. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận học đi đôi với hành

Dàn ý nghị luận học đi đôi với hành – Mẫu 4

a) Mở bài

– Nêu vấn đề nghị luận:

  • “Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng.
  • Suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

b) Thân bài

* Giải thích thế nào là học đi đôi với hành?

  • Học là tiếp thu tri thức về phương châm lý thuyết, lý luận.
  • Hành là sự vận dụng kiến thức học được vào thực tiễn đời sống và lao động sản xuất.

=> Học “đi đôi” kết hợp với hành cho nhận thức và hành động của con người có tính thống nhất, bổ sung cho nhau, làm cho cái ta học được trở nên sâu sắc và vững chắc, hành động của ta có cơ sở khoa học, sẽ trôi chảy, dễ dàng, có thể logic và sáng tạo, để đạt tới kết quả cao.

* Vì sao học phải đi đôi với hành ?

  • Học đi đôi với hành là rất cần thiết và quan trọng với tất cả mọi người.
  • Hành mà không đi đôi với học thường có kết quả thấp hoặc thất bại.
  • Học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao.

* Lợi ích của “Học đi đôi với hành”

  • Hiệu quả trong học tập, giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.
  • Học đi đôi với hành sẽ soi sáng cho ta nhiều điều cụ thể và sinh động.
  • Đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả.
  • Có nhiều cơ hội trong cuộc sống mà ta có thể vận dụng để hành những điều học được.
  • Việc học sẽ không bị nhàm chán.

* Bài học nhận thức và hành động

– “Học đi đôi với hành” vừa là nguyên lý giáo dục vừa là phương pháp học tập hiệu quả.

– Để thực hiện nguyên lý này, mỗi người phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn.

– UNESCO (Tổ chức Văn hóa Khoa học Giáo dục thuộc Liên hợp quốc) đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”.

=> Học trở thành nhu cầu tự thân và chúng ta sẽ tìm mọi cách, mọi biện pháp, mọi cơ hội để vận dụng vào cuộc sống.

– Với động cơ, mục đích học tập đúng đắn, chúng ta mới có thể say mê học tập, nghiêm túc, chăm chỉ để tiếp thu đầy đủ nội dung, làm bài tập để củng cố, mở rộng bài học. Trên cơ sở nắm chắc bài học, chúng ta sẽ có điều kiện vận dụng vào thực tiễn.

– Học không chỉ ở trường lớp mà cả tự học, học bạn, học người thân, học đồng môn, đồng nghiệp. Hành không chỉ ở trong phòng thí nghiệm mà phải vận dụng vào cuộc sống hàng ngày, trong ăn ở, đi lại, giao tiếp và làm việc.

* Phản đề

– Phê phán lối học sai lầm:

  • Học chuộng hình thức
  • Học cầu danh lợi
  • Học theo xu hướng
  • Học vì ép buộc.

c) Kết bài

  • Khẳng định học đi đôi với hành là một phương pháp học hiệu quả
  • Liên hệ bản thân: Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để phát huy hiệu quả của phương châm “Học đi đôi với hành” ?

Dàn ý nghị luận về học đi đôi với hành – Mẫu 5

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Phương pháp học đi đôi với hành. (Học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào khả năng của mình).

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Tux Typing trên máy tính

2. Thân bài

a. Giải thích

“Học đi đôi với hành”: lĩnh hội kiến thức trong sách vở, qua lời dạy của thầy cô, của người có kinh nghiệm, hiểu biết và áp dụng những lí thuyết đó vào thực tế cuộc sống để thực hiện công việc của mình và rút ra bài học cho bản thân tiến bộ hơn.

→ Lời khuyên nhủ con người không nên quá tập trung vào lí thuyết trên sách vở mà cần thực hành nhiều hơn nữa để rút ra kinh nghiệm.

b. Phân tích

Sách vở cung cấp cho chúng ta vô vàn kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, chúng ta có thể tìm hiểu, học hỏi nhiều điều hay lẽ phải để mở mang tri thức, tầm hiểu biết của mình.

Việc thực hành, áp dụng những kiến thức sách vở vào cuộc sống giúp chúng ta rút ra những bài học thực tiễn để hoàn thiện công việc của mình và rút ngắn khoảng cách đến thành công.

Có học mà không có hành thì cũng chỉ là những kiến thức suông vì giữa học và hành có nhiều sự khác biệt. Có hành mà không được học sẽ không vỡ lẽ ra nhiều điều và sẽ chỉ dừng ở một mức độ nhất định. Vì vậy học hỏi và thực hành cần đi đôi với nhau để bổ sung cho nhau giúp con người hoàn thiện chặng đường chinh phục điều mình đang theo đuổi.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

Có nhiều bạn chỉ chăm chú vào học kiến thức trong sách vở, miệt mài với đèn sách nhưng không quan tâm đến việc áp dụng kiến thức đó vào thực tế. Lại có những người tuy có kinh nghiệm, được áp dụng thực tế nhưng lại không tích lũy, không có đủ kiến thức cần thiết. Những người này cần phải cố gắng khắc phục những thứ mình còn thiếu sót để hoàn thiện bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (học đi đôi với hành) và liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về học đi đôi với hành

Lập dàn ý nghị luận Học đi đôi với hành – Mẫu 6

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận và câu tục ngữ “Học đi đôi với hành”.

– Suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành (chặt chẽ, mật thiết).

2. Thân bài:

– Giải thích ý nghĩa của “Học và hành”.

– Học là gì? Học là lãnh hội, tiếp thu kiến thức, lý thuyết từ thầy cô, trường lớp, tiếp thu những điều hay, có ích trong cuộc sống và xã hội. Học còn là nền tảng cho việc áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả.

– Nhân bất học bất tri lí: người không học là người không có kiến thức, con người đó sẽ không tồn tại được trong xã hội và sẽ bị đắm chìm trong sự ngu dốt.

– Hành là gì? Hành là vận dụng những điều học được vào thực tế, hành còn là mục đích của việc học.

– Việc thực hành giúp ta nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn và hiểu sâu hơn những điều được học.

– Vì sao cần phải học đi đôi với hành? Vì có học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ không hiểu được vấn đề, gây hậu quả lãng phí. Còn hành mà không học lí thuyết thì sẽ không đạt được kết quả cao. Vô tình trở thành kẻ phá hoại.

– Từ đó nêu ra phương pháp học đúng đắn: kết hợp giữa học và hành.

– Khẳng định được trong xã hội hiện đại ngày nay, việc học luôn phải đi đôi với hành vì nếu chúng không đi đôi với nhau thì công việc của chúng ta sẽ không đạt kết quả tốt.

3. Kết bài: Khẳng định phương pháp học đi đôi với hành luôn đúng ở mọi thời đại. Thực hiện việc học và hành sao cho hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 11: Dàn ý nghị luận về học đi đôi với hành (6 Mẫu) Dàn ý bài viết số 1 lớp 11 đề 3 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *