Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (28 Mẫu) Mở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên gồm 28 mẫu hay, được đánh giá cao. Mở bài tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên sẽ giúp các bạn lớp 10 có thêm cảm hứng cho bài viết của mình, giúp bài viết được trôi chảy hơn. Đồng thời còn tạo ấn tượng cho người đọc thấy được sự thích thú khi cảm nhận bài văn ngay từ phần mở đầu.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ là một tác phẩm hay, ca ngợi tinh thần khẳng khái, cương trực, biết đứng lên bảo vệ lẽ phải Ngô Tử Văn. Chàng mặc dù chỉ là một kẻ học trò nghèo, một người bình thường trong xã hội bấy giờ nhưng lại dám đứng lên chống lại cái ác và chiến thắng. Vậy sau đây là 28 mở bài hay về Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Mục Lục Bài Viết

Mở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

  • Mở bài thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn (3 Mẫu)
  • Mở bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Mở bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn hay nhất
  • Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
  • Mở bài nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Mở bài thuyết minh nhân vật Ngô Tử Văn

Mở bài mẫu 1

Nguyễn Dữ là nhà tiểu thuyết truyền kỳ nổi tiếng của Việt Nam thời trung đại và “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm văn xuôi duy nhất của Việt Nam từ xa xưa được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Trong “Truyền kỳ mạn lục” thì “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm tiêu biểu và đặc sắc. Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn – một anh chàng áo vải, rất dũng cảm và cứng cỏi dám chống lại cái ác, tính cách này được thể hiện qua hành động đốt cháy đền tà, chống cãi yêu quỷ, rửa mối hận cho thần Thổ địa và nhân dân.

Mở bài mẫu 2

Chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất được trích trong tập Truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ, thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả Nguyễn Dữ đã thể hiện được niềm tin mạnh mẽ vào những điều thiện trong cuộc sống. Ngô Tử Văn là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, ngay trong phần mở đầu của tác phẩm, tác giả Nguyễn Dữ đã giới thiệu khái quát về quê quán cũng như tính cách của nhân vật, đó chính là một con người cương trực, khẳng khái, nóng nảy, thấy điểu gian tà là không chịu được. Qua lời giới thiệu phần mở đầu ta cũng thấy được thái độ của Nguyễn Dữ với nhân vật, đó là sự động viên, thấu hiểu với nhân vật với hành động đốt đền say đó.

Tham khảo thêm:   Bộ đề ôn tập hè môn Toán, Tiếng Việt lớp 2 Bài tập học hè lớp 2 lên lớp 3

Mở bài mẫu 3

Truyền kì mạn lục là một tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam, trong cuốn truyền kì này gồm nhiều tác phẩm hay, đặc sắc, đặc điểm chung của các tác phẩm này chính là đều thể hiện được quan điểm, tư tưởng của nhà văn Nguyễn Dữ về các vấn đề xã hội cũng như vấn đề nhân sinh. Một trong những tác phẩm hay nhất, độc đáo nhất của tập truyền kì này, đó chính là tác phẩm “Chức phán sự đền Tản Viên”, tác phẩm xoay quanh nhân vật Ngô Tử Văn, một con người có bản tính nóng nảy song rất cương trực, khẳng khái, dám đốt đền để diệt trừ những cái tà ác. Nhân vật Ngô Tử Văn được nhà văn Nguyễn Dữ xây dựng với nhiều nét đẹp về phẩm chất, thông qua nhân vật này, nhà văn như muốn thể hiện khát vọng về lẽ công bằng trong xã hội phong kiến xưa.

Mở bài phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Mở bài mẫu 1

Nguyễn Dữ là một nhà Nho sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng. Cha đỗ Tiến sĩ vào đời vua Lê Thánh Tông. Bản thân Nguyễn Dữ cũng đã đi thi và ra làm quan nhưng chỉ được gần một năm thì lui về ở ẩn. Ông để lại cho đời một tác phẩm nổi tiếng là Truyền kỳ mạn lục, nội dung ghi chép lại những giai thoại, huyền thoại lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ thời Lý cho tới thời Lê sơ. Đằng sau các yếu tố hoang đường kì ảo chính là hiện thực của xã hội phong kiến với đầy rẫy các tệ nạn mà tác giả muốn phơi bày và lên án. Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chức phán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả.

Mở bài mẫu 2

Người xưa từng răn dạy rằng “cây ngay không sợ chết đứng”, “ở hiền thì gặp lành”. Những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú, Nguyễn Dữ đã viết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Sự xuất hiện của Truyền kì mạn lục cùng với các tập truyện truyền kì khác như Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Lan Trì kiến văn lục (Vũ Trinh)… đã mang đến cho văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam một bước phát triển mới, rất đáng tự hào. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể chuyện Ngô Tử Văn đốt đền, qua đó thể hiện những nội dung tư tưởng sâu sắc.

Mở bài mẫu 3

Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó “trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành”. Ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Truyền kỳ mạn lục – một tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút”. Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ Nôm.

Mở bài mẫu 4

Người xưa có câu: “cây ngay không sợ chết đứng”, “ở hiền thì sẽ gặp lành”. Thật đúng vậy, những người chính trực, ngay thẳng thì sẽ gặp được những điều tốt đẹp, gặp dữ hóa lành. Tiếp thu tinh thần ấy, với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn khẳng khái, cương nghị trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, qua đó thể hiện nhiều tư tưởng sâu sắc.

Mở bài mẫu 5

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là 1 trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khảng kháng, trung trực.

Mở bài mẫu 6

Nguyễn Dữ là một nho sĩ thời Lê Sơ ông nổi tiếng với tác phẩm “Truyền kỳ mạn lục” ngoài ra ông còn có rất nhiều tác phẩm hay tiêu biểu khác, những sáng tác của ông đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà. Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” cũng giống như bao nhiêu chuyện khác của “Truyền kỳ mạn lục” đều mang yếu tố huyền bí, hư ảo. Chính điều đó tạo ra sự hấp dẫn của chuyện và làm cho câu chuyện trở nên có tính logic.

Tham khảo thêm:   Bài tập tự luận chuyên đề vectơ Bài tập vecto lớp 10

Mở bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn hay nhất

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 1

Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả của “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam được coi là áng “thiên cổ kì bút”. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số hai mươi truyện viết bằng chữ Hán, tiêu biểu trong “Truyền kì mạn lục”. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật chính Ngô Tử Văn với tinh thần khẳng khái, cương trực và giàu lòng dũng cảm.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 2

Nguyễn Dữ là một nhà văn thành công với thể loại truyền kì khi ông nói đến những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Và đặc biệt là tác phẩm “Truyền kì mạn lục” đã tạo nên một thiên cổ tùy bút ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI. Trong đó tiêu biểu là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên cùng vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 3

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 4

Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên là một trong những chuyện hay, tiêu biểu của Truyền kỳ mạn lục. Câu chuyện đã phê phán hiện thực xã hội và đề cao phẩm chất kẻ sĩ, đồng thời phản ánh khá rõ tinh thần dân tộc của tác giả, mà nhân vật chính là Ngô Tử Văn một con người tính tình khẳng khái, trung trực.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 5

Các nhà văn, nhà thơ thời xưa khi sáng tác văn chương thường quan niệm “Văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. Phải chăng cũng vì vậy mà hình tượng của người trí thức được yêu mến và nhắc đi nhắc lại trong nhiều tác phẩm lúc bấy giờ? Nguyễn Dữ cũng đã góp thêm nét vẽ chân dung người trí thức đương thời qua hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” trích trong áng thiên cổ kì bút “Truyền kì mạn lục”. Qua câu chuyện mang đậm yếu tố kì ảo này, chân dung Ngô Tử Văn khảng khái, cương trực quyết tâm chống lại cái xấu, cái ác mang những phẩm chất của một kẻ sĩ hiện lên thật rõ nét.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 6

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện hay, tiêu biểu nhất trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Nổi bật nhất trong tác phẩm là kẻ sĩ cương trực thẳng thắn Ngô Tử Văn, nhân vật đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, đồng thời tác giả cũng gửi gắm những tư tưởng, quan điểm về xã hội con người qua nhân vật này.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 7

Nguyễn Dữ là người đã đưa khái niệm “truyền kỳ” tiến bước vào nền văn học Việt Nam, khởi đầu cho một thể loại mới trong nền văn học trung đại của dân tộc ta. Tác phẩm nổi tiếng nhất và cũng là duy nhất của ông là Truyền kỳ mạn lục, gồm 20 truyện khác nhau và những bình luận, ý kiến của tác giả cuối mỗi truyện. “Truyền kì mạn lục” được xem là một áng “thiên cổ kỳ bút”, thông qua đó ta có thể hiểu một phần nào về nhân sinh quan cũng như thái độ sống của Nguyễn Dữ. Một trong những truyện được biết đến nhiều nhất là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lấy nhân vật Ngô Tử Văn làm trung tâm, với những đức tính tốt đẹp, dũng cảm, chính trực và thông minh không sợ cường quyền sợ cái ác.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 8

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ca ngợi khí tiết và khí phách của kẻ sĩ dũng cảm đương đầu với mọi thế lực đen tối, độc ác thâm hiểm trong cuộc đời, dám chấp nhận mọi nguy hiểm, ngay cả chết cũng không lùi bước và đó là nhân vật Ngô Tử Văn. Đây là một trong số 20 truyện rất đặc sắc và độc đáo trích trong Truyện kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Tác phẩm văn xuôi chữ Hán trong thế kỉ XVI từng được ca ngợi là “ thiên cổ kì bút”. Nhân vật Ngô Tử Văn chiếm bao cảm tình tốt đẹp trong lòng chúng ta. Quê anh ở Yên Dũng , Lạng Giang. Tính tình khảng khái, nóng nảy, ghét tà gian, được khen ngợi là một người cương phương.

Tham khảo thêm:   Lịch sử lớp 5 Bài 11: Ôn tập: Hơn 80 năm chống Pháp xâm lược và đô hộ (1858 - 1945) Giải bài tập Lịch sử 5 trang 23

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 9

Nguyễn Dữ là một nhà văn được biết đến với thành công ở thể loại truyền kỳ khi biên tập lại những chuyện kì ảo được lưu truyền trong dân gian. Đặc biệt, tác phẩm “Truyền kì mạn lục” ra đời trong nửa đầu thế kỉ XVI của ông đã được ca ngợi là “một thiên cổ tùy bút”. Trong đó, nổi bật là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với vẻ đẹp trong phẩm chất và tính cách của nhân vật Ngô Tử Văn.

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 10

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm của ông phản ánh một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức. Đó là những mong muốn của ông về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người… Quan điểm đó đã được thể hiện trong nhân vật Ngô Tử Văn – một nhân vật dũng cảm kiên cường trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.”

Mở bài phân tích Ngô Tử Văn – Mẫu 11

Đến với “Truyền kì mạn lục” là đến với áng “thiên cổ tùy bút” của nền văn học Việt Nam. Trong ấy có truyện viết về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tùy bút xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Trong chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên với những tính cách đẹp đẽ, đại diện cho chính nghĩa, cái chân lý của cuộc đời.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 1

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tên tuổi nổi tiếng. Một trong những tác giả đã trở thành niềm tự hào của cả thời kỳ văn học là Nguyễn Dữ. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của “thiên cổ kỳ bút” “Truyền kỳ mạn lục”. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 2

Cùng với các thể loại truyện cổ tích, truyền thuyết, thì truyền kỳ cũng là một trong những thể loại phổ biến và được yêu thích trong văn học dân gian Việt Nam . Nội dung các thể loại này chủ yếu xoay quanh cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, ca ngợi vẻ đẹp nhân phẩm, trí tuệ của con người đồng thời khẳng định, cũng như phản ánh niềm tin của nhân dân ta về chân lý vững bền cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của tác giả Nguyễn Dữ cũng là một trong số những truyền kỳ phổ biến mang nội dung như vậy.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 3

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một tác phẩm thành công trong công việc xây dựng nên hình tượng người trí thức đất Việt khẳng khái, cương trực chống lại cái ác và gian tà. Cùng với những tác phẩm khác, truyện đã góp phần làm nên sức sống của Truyền kì mạn lục – một áng “thiên cổ kì bút”.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 4

Nguyễn Dữ là một trong số những tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam và “Truyền kì mạn lục” là một trong số những tác phẩm xuất sắc của ông. “Truyền kì mạn lục” bao gồm 20 truyện nhỏ và trong số đó, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người trí thức Việt Nam trong xã hội xưa.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 5

“Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là truyện ngắn xuất sắc trong tập “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ. Đây là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn-một trí thức nước Việt.

Mở bài thuyết minh Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Mẫu 6

Nguyễn Dữ là con trai cả Nguyễn Tường Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó “trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành”.Ông đã viết tập truyện chữ Hán nổi tiếng trong cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại.

Mở bài nghệ thuật đặc sắc trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Mở bài phân tích nghệ thuật đặc sắc – Mẫu 1

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong những truyện xuất sắc nhất trong tập Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Sự thành công của tác phẩm không chỉ đến ở nội dung phong phú, hấp dẫn, giá trị nhiều mặt mà còn ở những yếu tố nghệ thuật đặc sắc.

Mở bài phân tích nghệ thuật đặc sắc – Mẫu 2

Truyện ngắn Nguyễn Dữ luôn mang đến những ý nghĩa sâu sắc cho cuộc sống của con người. Các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn nguyên giá trị, truyện của Nguyên Dữ không chỉ có giá trị về mặt nội dung mà còn có giá trị về mặt nghệ thuật. Tiêu biểu trong tập truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên. Có thể nói tác phẩm này là một truyện đặc sắc.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp những mở bài tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (28 Mẫu) Mở bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *