Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài về bài thơ Trao duyên hay nhất (58 mẫu) Kết bài Trao duyên của Nguyễn Du ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 58 mẫu kết bài Trao duyên của Nguyễn Du hay nhất, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, biết cách viết kết bài hay, tạo dư âm cho bài viết. Kết bài Trao duyên hay có sức nặng sẽ tạo nên những cảm xúc rất tốt cho người đọc. Kết bài hay về Trao duyên xoay quanh các chủ đề như: phân tích bài Trao duyên, cảm nhận Trao duyên, cảm nhận 8 câu đầu Trao duyên, phân tích 12 câu đầu Trao duyên…

Đoạn trích Trao duyên là một đoạn thơ hay đã làm rung động biết bao trái tim người đọc từ hàng thế hệ nay. Trao duyên đã khắc họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, nhưng ánh lên rực rỡ một nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với nhân cách cao cả. Vậy sau đây là 58 kết bài hay nhất về Trao duyên, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.

Mục Lục Bài Viết

Kết bài Trao duyên hay nhất

  • Kết bài cảm nhận 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  • Kết bài cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên 
  • Kết bài phân tích bài thơ Trao duyên
  • Kết bài phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên
  • Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu bài thơ Trao duyên
  • Kết bài phân tích 14 câu giữa bài thơ Trao duyên
  • Kết bài phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên
  • Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên

Kết bài cảm nhận 8 câu đầu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Kết bài mẫu 1

Tóm lại, đoạn trích 8 câu đầu trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” – Đoàn Thị Điểm là tiếng nói xót thương cho số phận người phụ nữ trong chiến tranh và đồng cảm với khát vọng sum vầy của họ. Cho đến tận bấy giờ, lần đầu tiên mới có những tấm lòng chân chính biết thương cảm cho những người phụ nữ nhỏ bé. Đó cũng là tinh thần nhân văn, nhân bản cao đẹp của tác giả.

Kết bài mẫu 2

Qua tám câu thơ đầu, người đọc đã cảm nhận được những tâm trạng của người chinh phụ. Khung cảnh quạnh hiu, trống vắng cùng với những động từ miêu tả hành động để thể hiện tâm trạng, điệp ngữ bắc cầu đã khắc họa sự ưu tư, phiền muộn và cô đơn của nhân vật trữ tình khi nhớ về người chồng chinh chiến của mình.

Kết bài mẫu 3

Hướng ngòi bút đến số phận éo le của những người chinh phụ trong xã hội xưa, nhà thơ Đặng Trần Côn đã thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của mình khi đồng cảm với số phận trớ trêu, phê phán những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã làm cho bao gia đình tan nát, hát phúc vỡ tan; thể hiện trân trọng khát khao hạnh phúc chính đáng của những người chinh phụ.

Kết bài cảm nhận 12 câu đầu bài Trao duyên

Kết bài cảm nhận 12 câu đầu – Mẫu 1

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn trích “Trao duyên” cùng tác phẩm Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Kết bài cảm nhận 12 câu đầu – Mẫu 2

Chỉ với 12 câu thơ nhưng tác giả Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi phải dứt tình ra đi, để giữ trọn chữ hiếu với gia đình, cứu những người thân của mình. Qua đó, nó cũng cho người đọc thấy được bi kịch nghiệt ngã của người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều nhưng phải chịu đau khổ, trong cuộc sống.

Kết bài phân tích bài thơ Trao duyên

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 1

Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận động nội tâm nhân vật, cũng có thể nói Nguyễn Du đã đạt đến phép biện chứng của tâm hồn. Chỉ qua đoạn “trao duyên”, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác. Nói như Mộng Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo?

Tham khảo thêm:   Dung môi là gì? Tổng quan kiến thức về dung môi và ví dụ minh họa

Xem thêm: Phân tích bài thơ Trao duyên.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 2

Đoạn trích “Trao duyên” thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 3

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư của nàng Thúy kiều. Tình đầu là thứ tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ nhất, duyên phận vốn trớ trêu với con người. Chính vì thế chữ tình kia không trọn cho phận má đào. Cô không muốn chàng Kim đợi chờ mình mà mong rằng Thúy Vân em cô sẽ giúp cho anh có một cuộc sống hạnh phúc. Dẫu biết vậy nhưng nàng không khỏi đau khổ khi trao duyên.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 4

Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ đã diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em. Đoạn trích cho thấy bi kịch tình yêu và bi kịch thân phận của người phụ nữ hồng nhan, bạc mệnh trong xã hội phong kiến. Đồng thời trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của Thúy Kiều.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 5

Trao duyên cho ta thấy “sức cảm thông lạ lùng” của đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người. Qua Trao duyên ta còn thấy bút pháp miêu tả nội tâm đặc sắc của tác giả Truyện Kiều.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 6

Tuy nhiên, Kiều vẫn trao duyên cho em, chứng tỏ trong tình yêu và vì tình yêu, Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. Mối tình đầu trong sáng, ngọt ngào nhường ấy, bỗng chốc bảo quên, quên làm sao được? Xin gửi gắm lại chút tình trong kỉ vật này vậy! Giữa tột đỉnh đau thương, Kiều vẫn cố an ủi. Sau đó, Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 7

Qua “Trao duyên”, Nguyễn Du cũng gửi gắm sự tôn trọng, nâng niu những con người đẹp, biết trọng chữ hiếu, vẹn chữ tình, đồng thời lên án xã hội bất công, bạc bẽo đã đẩy con người vào cửa ải chia lìa, chia cắt hạnh phúc lứa đôi của những người xứng đáng được hưởng hạnh phúc.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 8

Mộng Liên Đường Chủ nhân đã cho rằng: khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, sự phối hợp linh hoạt các hình thức ngôn ngữ kể, tả, vận dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, Nguyễn Du đã diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của Thúy Kiều khi trao duyên cho em một cách đầy chân thực và xúc cảm. Đó là nét đẹp cao quý của tâm hồn Kiều, là giá trị nhân văn bền vững của Truyện Kiều, cho ta thấy “sức cảm thông lạ lùng” của đại thi hào dân tộc đối với những khổ đau và khát vọng tình yêu của con người.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 9

Đoạn trích Trao duyên đã khái quát lên bi kịch đau khổ của Thúy Kiều đó là bi kịch về tình yêu tan vỡ và bi kịch cuộc đời mỏng manh. Qua đó tác giả đã làm bật lên được vẻ đẹp của Thúy Kiều: thủy chung da diết nhưng cũng sắc sảo mặn mà. Nguyễn Du đã một lần nữa khẳng định được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật vô cùng sống động, chân thực và phong phú. Nguyễn Du như hóa thân vào nhân vật để nhân vật tự thốt lên từ tận đáy lòng. Qua đoạn trích, nội tâm nhân vật Thúy Kiều được khám phá một cách toàn diện. Tác giả đã sử dụng thể thơ lục bát kết hợp với ngôn ngữ uyển chuyển, mềm mại, tinh tế để có thể miêu tả được những rung động, đau khổ trong lòng nhân vật. Đằng sau tất cả những điều đó là một tấm lòng nhân hậu, tinh thần nhân đạo và con mắt nhìn thấu sáu cõi của Nguyễn Du.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 10

Có thể nói, trích đoạn “Trao duyên” là một trong những trích đoạn hay và gây xúc động mạnh nhất trong “Truyện Kiều”, rất nhiều thành ngữ được sử dụng kết hợp với những từ ngữ mang giá trị gợi cảm cao đã khắc họa tâm trạng Thúy Kiều trong lúc trao duyên vô cùng rõ nét. Người đọc cảm nhận được nỗi đau khổ của Kiều, tiếc thương cho mối tình trời ban đồng thời cũng thương cảm với số phận bạc mệnh của Kiều.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 11

Qua đoạn trích “trao duyên”, Nguyễn Du đã thể hiện lòng thông cảm, xót thương với bi kịch tình yêu, với thân phận bất hạnh của Thúy Kiều, điển hình của một kiếp hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến, đồng thời trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Trong đoạn trích bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật xuất sắc, tác giả đã miêu tả một cách tinh tế tâm trạng của nhân vật trong cảnh trao duyên, bằng cách sử dụng nhiều hình thái ngôn ngữ, đối thoại, độc thoại, nửa trực tiếp.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 12

Với biệt tài sử dụng ngôn từ khéo léo và tài tình, Nguyễn Du đã làm sống dậy một Kiều thủy chung, son sắt, tài hoa nhưng bạc mệnh trước mắt người đọc. Qua từng cung bậc cảm xúc sâu sắc, người đọc cảm thấy tiếc thương, cảm thông cho một Thúy Kiều hiếu thảo trọng nghĩa sinh thành nên đành phải hy sinh hạnh phúc của bản thân, hi sinh chính cuộc đời mình. Một đóa hồng rực rỡ nhưng “phận bạc như vôi”, một mối tình tuyệt đẹp nhưng lại lỡ duyên… Tất cả đều khiến cho đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều trở thành một nốt dư âm mãi không phai trong lòng người đọc.

Kết bài phân tích bài Trao duyên – Mẫu 13

Thông qua việc phân tích bài trao duyên, ta không chỉ thấu hiểu được bi kịch tình yêu và số phận của Thúy Kiều mà còn thấy được ở đó hiện lên nhân cách cao đẹp của nàng, một người con gái tài sắc vẹn toàn, giàu đức hy sinh và giàu lòng vị tha. Qua nhân vật Thúy Kiều, nhà thơ Nguyễn Du cũng bày tỏ sự cảm thông, xót xa trước những bất hạnh và hiện thực bất công của cuộc đời Kiều.

Kết bài phân tích 12 câu đầu bài Trao duyên

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 1

Đoạn trích “Trao duyên” của tác giả Nguyễn Du chính là bước mở đầu cho chuỗi ngày tháng đầy đau khổ sau này của nàng Kiều. Tuy 12 câu thơ đầu của đoạn trích ngắn ngủi nhưng cũng đủ cho ta thấy được tài năng nghệ thuật trong miêu tả cảnh và tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du.

Xem thêm: Phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 2

Qua đoạn trích “Trao duyên”, ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du· tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều:

“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”

(Kính gửi cụ Nguyễn Du – Tố Hữu)

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 3

Trao duyên đã cho chúng ta thấy được một cảnh đời đầy bi kịch, một số phận nghiệt ngã đến xé lòng của nàng Kiều. Nhờ sự trải nghiệm và cái nhìn sâu sắc cùng khả năng sử dụng từ điêu luyện của Nguyễn Du đã khiến cho nội tâm của nhân vật như được khắc họa rõ nét nhất, từ nỗi đau đến tâm hồn của Kiều như đang trải dài qua từng câu chữ. Khiến người đọc mãi không thể thôi xót thương.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 4

Đoạn Trao duyên, về hình thức, được trình bày như là lời tâm sự, giãi bày của Kiều với Vân, tức là bằng ngôn ngữ đối thoại. Hình thức đối thoại ấy rõ nhất là ở mấy câu thơ đầu, nhưng càng ngày càng mờ nhạt dần. Sự thật, cả cạn thơ chỉ thấy ngôn ngữ của Kiều, không thấy lời đáp lại của Vân. Hình thức đối thoại được dần dần chuyển thành hình thức độc thoại nội tâm. Ngòi bút bậc thầy tâm lí mà Nguyễn Du đã miêu tả tâm lí Thúy Kiều trong cảnh trao duyên như là một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình, tự bộc lộ, tự phơi bày tâm sự, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Và chính vì thế, người đọc như được chứng kiến tận mắt cảnh trao duyên chứ không phải được nghệ thuật lại cảnh này.

Tham khảo thêm:   Sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ Vẽ sơ đồ tư duy bài Đây thôn Vĩ Dạ

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 5

Bằng lớp ngôn từ tinh tế, thông minh Thúy Kiều đã khiến em gái Thúy Vân phải nhận lời trao duyên. Qua đó ta thấy sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều. Đồng thời cũng thấy được tấm lòng thủy chung, người con có hiếu với cha mẹ của nàng Kiều. Đồng thời cũng cho thấy số phận đầy bất hạnh của nàng.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 6

Thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình dang dở của mình cho em, “Trao duyên” mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại của tác giả, một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, bị chính đồng tiền dồn ép tới đường cùng, không còn lối thoát. Chính giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc ấy mà đoạn trích, cũng như “Truyện Kiều” đã để lại trong lòng nhiều thế hệ độc giả ấn tượng sâu sắc.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 7

Có thể nói mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên” đã khắc họa những tâm trạng dằn vặt, những giằng xé trong nội tâm nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền nên đã đẩy người phụ nữ rơi vào những bi kịch. Vì “sóng gió bất kì” mà Thúy Kiều phải “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”. Cũng vì sóng gió bất kì” mà nàng phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Đoạn thơ trên đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của đoạn trích “Trao duyên” nói riêng và tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung, đồng thời nó cũng tạo nên những dư âm khó phai mờ trong lòng bạn đọc.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 8

Chỉ với 12 câu thơ thôi mà quá đó ta thấy được ở Kiều một trái tim thiết tha, chung thủy với tình yêu, một tấm lòng hiếu thảo với những đấng sinh thành cao quý. Sâu thẳm trong tâm hồn ấy là nỗi đau, nỗi day dứt và đắng cay khôn nguôi khi cuộc tình thanh xuân không trọn vẹn nơi Kiều. Đoạn trích “Trao duyên” chính là một nốt nhạc đau thương của bản tình ca đẹp mà buồn thương Kim- Kiều khiến ai đã từng lật những trang sách viết về cuộc đời nàng cũng phải ngậm ngùi thổn thức cho một bi kịch tình yêu đầy ngang trái.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 9

Như vậy thông qua 12 câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên ta có thể nhận thấy những nỗi đau thương đầu tiên trong cuộc đời bạc mệnh của Thúy Kiều, dự cảm về một tương lai đầy sóng gió của nàng. Bên cạnh đó thông qua cảnh trao duyên ta có thể nhận ra sự khéo léo, thông minh của Thúy Kiều, giải quyết tình huống trong viễn cảnh khó khăn nhưng vẫn thỏa nguyện. Đoạn trích cũng đem đến cho độc giả sự thương cảm, xót xa cho cuộc đời của Thúy Kiều, nỗi khốn khổ khi phải dằn vặt bản thân trước chữ hiếu và chữ tình.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 10

12 câu thơ cùng đoạn trích “Trao duyên” từ đó đã góp phần không nhỏ làm nên giá trị đặc sắc của “Truyện Kiều”. Để rồi bao năm tháng trôi đi, “Truyện Kiều” vẫn sống mãi trong lòng người đọc, trở thành niềm tự hào văn học của cả dân tộc Việt Nam.

Kết bài phân tích 12 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 11

Đoạn trích đã bộc lộ nỗi đau tình yêu và số phận bi kịch của nàng Kiều, qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình của Nguyễn Du, nỗi đau và cả vẻ đẹp tâm hồn của Kiều, một người con gái tài sắc hiếu nghĩa vẹn toàn đã được thể hiện một cách tinh tế và tỏa sáng lấp lánh.

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu bài thơ Trao duyên

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 1

Trao người đàn ông mình yêu thương, trao tình cảm mặn nồng lại cho em chăm sóc, điều này như bòn rút hết sức lực, tâm hồn Thúy Kiều. Nàng giống như một cái xác không hồn; thấy sự sống của mình như vô nghĩa; như đã chấm dứt: “thịt nát xương mòn’; “ chín suối”. Ơn tình dành cho Thúy Vân vẫn sáng tỏ; dù nơi chín suối Thúy Vân vẫn mỉm cười, vẫn thấy an ủi và vui lòng khi em mình đã thay mình sống cho tròn cái nghĩa cái tình, không phụ sự kỳ vọng của chị. Tuy rằng Thúy Kiều cho em thấy sự an lòng nhưng có lẽ đằng sau đó là một tâm hồn đau khổ, bẽ bàng, đớn đau đến tột cùng của Thúy Kiều khi phải dứt bỏ mối nhân duyên tươi đẹp của mình.

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 2

Qua cụm từ “xót người mệnh bạc” ta thấy Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. Những kỷ vật tình yêu thiêng liêng đối với Kiều giờ đã thành quá khứ xa xôi, trớ trêu thay của tin vẫn còn đó mà người lại mất: “Mất người còn chút của tin”, lời nói của Kiều đề cập đến cái chết mà vẫn mang âm điệu trầm trầm như là chuyện tất yếu, khiến cho người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Nhịp thơ 4/4 đứt đoạn như một tiếng nấc uất ức nghẹn ngào thể hiện nỗi đau giằng xé, sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm trong lòng Kiều.

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 3

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao mà thương!

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 4

Những tưởng Thúy Kiều trao duyên xong sẽ cảm thấy thanh thản phần nào những trái lại giây phút kết thúc sự trao duyên ấy lại là giây phút Kiều đau nhất có lẽ trong sâu thẳm trái tim Kiều một khi đã trao duyên thì tức không phải của mình nữa. Tình yêu bấy lâu nay bỗng chốc không phải là của mình nữa. Kiều đau như chết đi lặng trong sự đau đớn đang dày xé con tim mình.

Kết bài phân tích 18 câu thơ đầu Trao duyên – Mẫu 5

Qua việc phân tích 18 câu thơ đầu đoạn trích “Trao duyên” ta hiểu sâu sắc bi kịch tình yêu của Kiều. Đọc những dòng này ta càng thêm khâm phục sự tài tình trong ngòi bút Nguyễn Du. Mỗi dòng, mỗi chữ đều đượm máu và nước mắt.

Kết bài phân tích 14 câu giữa bài thơ Trao duyên

Kết bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên – Mẫu 1

Đoạn trích “Trao duyên” là tình yêu và cũng là số phận bi kịch của Kiều. Nguyễn Du đã thành công trong việc miêu tả nội tâm của nhân vật. Tuy tác phẩm đã ra đời cách nay mấy trăm năm nhưng câu chuyện về thân phận và vẻ đẹp người phụ nữ vẫn là nỗi nhức nhối trong xã hội cả trước và nay.

Kết bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên – Mẫu 2

Đoạn trích là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu bậc nhất trong Truyện Kiều. Qua đó, bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước sự tan vỡ của tình yêu, nàng làm tất cả những gì có thể làm được để người mình yêu được hạnh phúc nhưng người đau khổ nhất vẫn là nàng. Nhờ thế mà đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: nỗi cảm thông sâu sắc đối với những đau khổ và khát vọng hạnh phúc, tình yêu của con người.

Tham khảo thêm:   Giáo án Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Giáo án môn Mỹ thuật lớp 3 (Bản 1, 2)

Kết bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên – Mẫu 3

Tóm lại đoạn trích Trao Duyên đã nói lên bi kịch tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. Đây cũng là đoạn thơ đặc sắc khi Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm lý, miêu tả nội tâm nhân vật. Qua đó phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Kết bài phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên – Mẫu 4

Cả cuộc đời, Kiều vẫn luôn sống trong sự trăn trở với những câu hỏi xem mình làm vậy có đúng hay không. Và ngòi bút nhân đạo Nguyễn Du đã nhìn thấy sự khốn khổ đó của con người trong xã hội cũ và để sự tự ý thức về cuộc đời, số phận, phẩm chất lần đầu tiên được bộc lộ rõ ràng, quyết liệt như thế. Nhà thơ đã lên tiếng che chở cho nhu cầu hạnh phúc cơ bản, vốn có của con người.

Kết bài phân tích 8 câu cuối đoạn trích Trao duyên

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 1

Như vậy, với những ý nghĩa về nội dung và giá trị về nghệ thuật nói trên, đoạn trích “Trao duyên” nói chung và tám câu thơ cuối đoạn trích nói riêng đã giúp cho người đọc có thể phần nào đồng cảm và thấu hiểu cho nỗi lòng của nhân vật Thúy Kiều. Đó cũng là tình cảm dành cho những kiếp nữ nhân tài hoa nhưng bị sự cay nghiệt của số phận dồn ép đến tận cùng. Tuy nhiên, phải thừa nhận một điều rằng dù cho tình cảnh có ngang trái, éo le đến nhường nào, ở họ vẫn toát lên những vẻ đẹp đáng quý.

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 2

Đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình, ngôn ngữ độc thoại đã cho thấy nỗi đau đớn đến tột cùng của Thúy Kiều. Nhưng đồng thời qua những câu thơ ngắn ngủi đã cho thấy tình cảm và nhân cách đẹp đẽ của nàng, dù rơi vào đau khổ tuyệt vọng đến cùng cực nhưng nàng vẫn luôn lo nghĩ cho người khác mà quên đi nỗi đau của bản thân.

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 3

Tác phẩm đã làm rung động biết bao trái tim người đọc từ hàng thế hệ nay. Đoạn trích “Trao duyên” đã phác họa thành công bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, nhưng ánh lên rực rỡ một nàng Kiều đẹp đẽ, sống động với nhân cách cao cả. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu. Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao.

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 4

Đoạn thơ “Trao Duyên” đúng là Kiều đã nói hết lời (“cạn lời”). Lời trao duyên như nói một lời trăn trối, vĩnh biệt. Trước lời trao duyên, tình yêu thật mặn nồng, say đắm, hạnh phúc, sau lời trao duyên mình đã trắng tay, đôi lứa chia ly, tình yêu tan vỡ. Trước khi trao duyên mình là người sống, sau khi trao duyên mình là hồn oan nơi chín suối. Bằng tài năng tuyệt vời của mình, Nguyễn Du hình dung rất rõ và thể hiện rất thành công số phận bi kịch, nội tâm rối bời, tâm trạng đau khổ, dằng dặc, cay đắng, xót xa và tuyệt vọng trong cuộc trao duyên của Kiều với việc sử dụng một cách khéo léo, tinh tế, sắc sảo từ ngữ, nhiều biện pháp nghệ thuật thích hợp, kết hợp linh động lời kể với lời tự tình, lời độc thoại, ……, làm cho đoạn “Trao duyên” trở thành đoạn thơ lâm li nhất trong Truyện Kiều. Và đó cũng là lý do vì sao Truyện Kiều trở thành bất hủ!

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 5

Sự “hi sinh” của Thuý Kiều làm cho người đời cảm phục, tình cảm của Thuý Kiều làm cho chúng ta trân quý yêu thương. Đó là điểm sáng chói ngời trong phẩm giá con người Thúy Kiều, khiến cho nàng sống mãi trong lòng người đọc.

Kết bài phân tích 8 câu cuối Trao duyên – Mẫu 6

Nếu không có một trái tim đồng cảm với nàng kiều, sao Nguyễn Du có thể viết những câu thơ như rỉ máu đầu ngọn bút như thế, trang văn, từng nhịp thơ, lời thơ như tiếng lòng gào thét, cũng đầy uất nghẹn, bế tắc của Thúy Kiều. Đó thực sự là sự đồng điệu đến từng điệu hồn tế vi nhất của tác giả và nhân vật.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 1

Đoạn thơ kết thúc với tâm trạng đau khổ cùng cực của Thúy Kiều. Ta thấy Nguyễn Du thật sự rất tài tình khi đã lột tả chân thực được nỗi niềm của Thúy Kiều trong đoạn trích Trao Duyên. Ở đó có cả sự mạnh mẽ của quân tử cũng có sự yếu đuối của nữ nhi thường tình khi phải rời xa tình yêu khắc cốt ghi tâm của mình. Một tâm trạng giằng xé đau khổ mà không phải ngòi bút nào cũng có thể lột tả được.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 2

Đoạn thơ là một cơn khủng hoảng, một trận sóng gió tơi bời trong lòng con người tội nghiệp Thúy Kiều. Nàng đau khổ, quằn quại đâu phải vì bản thân mình? Tất cả trái tim yêu thương nàng dành cho người yêu. Tâm hồn vị tha ấy cao đẹp biết chừng nào! Thương người đằm thắm sâu xa, muốn cho người được hạnh phúc, còn mình thì chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh, tấm lòng ấy đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Đó cũng là nét sáng ngời trong phẩm giá của Thúy Kiều.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 3

Chỉ qua đoạn Trao duyên, chúng ta cũng cảm nhận được Thúy Kiều là một cô gái giàu tình cảm, giàu đức hi sinh, có ý thức về tình yêu và cuộc sống. Một nhân cách như vậy mà vừa chớm bước vào đời như một bông hoa mới nở đã bị sóng gió dập vùi tan tác.Nói như Mộng Liên Đường Chủ nhân là khúc đoạn trường này như có máu rỏ trên đầu ngọn bút của Nguyễn Du, như có nước mắt của thi nhân thấm qua trang giấy. Hơn hai trăm năm rồi, những giọt nước mắt nhân tình ấy vẫn chưa ráo.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 4

Có lẽ những kỷ niệm về Kim Trọng sẽ không bao giờ nhạt phai trong Kiều. Những ngày tháng vui vẻ, hạnh phúc ấy đến thật nhanh mà đi cũng thật nhanh. Kiều chưa kịp hưởng trọn nó thì hạnh phúc đã vụt khỏi tay nàng.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 5

Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du đã xây dựng thành công hình ảnh Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên. Không trực tiếp nói đến điệu bộ của nàng một cách chi tiết nhưng qua những câu thơ nặng trĩu tâm trạng ta cũng phần nào thấy được hình ảnh của Thúy Kiều khi quyết định trao duyên cho Thúy Vân.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 6

Như vậy qua bài thơ ta thấy được tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên cho em gái mình. Cái xã hội phong kiến kia đã khiến cho chữ tình chữ hiếu bị đặt lên bàn cân và buộc người con gái hiếu thảo kia phải lựa chọn. Mà vốn dĩ chữ hiếu và chữ tình không thể nào đem ra cân được. Chữ hiếu làm tròn thì chữ tình kia lại đành thất hẹn, làm trái lời thề. Chính bởi lẽ ấy mà Kiều cảm thấy rất đau đớn thậm chí cô đã nghĩ đến cái chết.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 7

Vậy đấy, lời trao duyên đứt ruột đã hoá thành lời trăng trối! Hình như cái tố chất đặc thù của người nghệ sĩ chính là sự cảm thông. Khả năng cảm thông sâu sắc khiến cho người nghệ sĩ đã hóa thân thành người trong cuộc, nhập thân thành người trong cuộc đến từng thoáng rợn mơ hồ nhất của xúc cảm để nói lên những tiếng nói sâu xa kín khuất nhất của cõi lòng. Nguyễn Du đã làm được điều đó. Nguyễn Du đã hoá thành Thuý Kiều. Đến nỗi Thuý Kiều trao duyên mà ngỡ như chính Nguyễn Du đang đứt ruột trao duyên.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 8

Xuyên suốt đoạn trích “Trao duyên” là những nỗi niềm giằng xé trong nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Nỗi đau phải trao lại mối duyên tình của mình khiến nàng như “đứt từng khúc ruột”. Nguyễn Du quả là một nhà thơ tài tình trong nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật. Đó là lí do vì sao mà bạn đọc trong nước và thế giới luôn nhớ tới “Truyện Kiều”.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 9

Đoạn “Trao duyên” trong “Truyện Kiều” là một khúc “đoạn trường” bậc nhất trong thiên “Đoạn trường tân thanh” của cuộc đời Kiều. Với con mắt tinh đời “trông thấu sáu cõi nhân gian”, Nguyễn Du đã tái hiện lại cuộc trao duyên với biết bao cảm xúc ngổn ngang ấy. Qua đó, ta càng thêm hiểu hơn cho Thúy Kiều hiểu hơn cho quyết định trao duyên những tưởng đầy vô lý ấy nhưng lại thấm đượm một tình yêu chân thành mà nàng dành cho Kim Trọng.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 10

Như vậy qua đây ta thấy được những tâm tư của nàng Thúy kiều. Tình đầu là thứ tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ nhất, duyên phận vốn trớ trêu với con người. Chính vì thế chữ tình kia không trọn cho phận má đào. Cô không muốn chàng Kim đợi chờ mình mà mong rằng Thúy Vân em cô sẽ giúp cho anh có một cuộc sống hạnh phúc. Dẫu biết vậy nhưng nàng không khỏi đau khổ khi trao duyên.

Kết bài phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong Trao duyên – Mẫu 11

Quả thật, đoạn trích là một bản tình ca mẫu mực, nơi mà Nguyễn Du đã dụng công miêu tả tâm lý, sự vận động nội tâm nhân vật qua từng câu chữ. Có thể nói, Chế Lan Viên đã thật chính xác khi cho rằng: “Nguyễn Du viết truyện Kiều, đất nước hóa thành văn” khi mà chỉ qua trích đoạn “Trao duyên” thôi cũng đủ cho thấy tài năng của Nguyễn Du trong thi ca, đó là tài năng về sáng tác và cả một tư tưởng vượt thời đại, một tấm lòng bao dung nhân ái của một trái tim luôn nóng hổi cùng nhân dân.

Kết bài phân tích nỗi đau của Thúy Kiều qua Trao duyên

Kết bài phân tích nỗi đau của Kiều trong Trao duyên – Mẫu 1

Nỗi đau của Kiều trong Trao duyên cũng là nỗi đau của nhân phẩm bị chà đạp, của giá trị con người bị giày xéo. Tiếng khóc ở đây là tiếng khóc cho mình, cho người, khóc cho cuộc đời, cho nỗi đau nhân thế. Nhà thơ Tố Hữu đã viết một lời thơ rất xúc động: “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Dòng lệ đó đòi công bằng và chính nghĩa phải lên tiếng, đòi công lí và tự do phải hành động. Tất cả đều nhằm khẳng định phẩm giá con người.

Kết bài phân tích nỗi đau của Kiều trong Trao duyên – Mẫu 2

Bằng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc, ngôn từ hàm súc cô đọng Nguyễn Du đã khắc họa thành công nỗi đau đớn, xót xa đến tột cùng khi Kiều phải trao duyên cho em. Đồng thời cũng cho thấy sự cảm thương của nhà văn cho số phận bất hạnh của Thúy Kiều – kiếp hồng nhan bạc mệnh trong xã hội phong kiến.

Kết bài phân tích nỗi đau của Kiều trong Trao duyên – Mẫu 3

Như vậy, qua đoạn trích, Nguyễn Du đã miêu tả thành công tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều trong tình yêu bằng nghệ thuật sử dụng từ ngữ biểu cảm đặc sắc, kết hợp với việc vận dụng những thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ. Đây xứng đáng là một trong những trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại nhiều xúc cảm nơi bạn đọc cho đến tận bây giờ và mãi về sau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp kết bài về bài thơ Trao duyên hay nhất (58 mẫu) Kết bài Trao duyên của Nguyễn Du của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *