Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Dàn ý Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (5 Mẫu) ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên mang đến 5 mẫu dàn ý chi tiết nhất. Qua dàn ý Ngô Tử Văn sẽ giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nắm được các luận điểm, luận cứ cần triển khai trong bài văn, tránh tình trạng xa đề, lạc ý.

Ngô Tử Văn là một nhân vật đại diện cho chính nghĩa, là kết tinh vẻ đẹp của kẻ sĩ cương trực, yêu nước, thương dân. Ta hiểu vì sao Chuyện chức phán sự đền Tản Viên nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung được xem là thiên cổ kì bút của cả dân tộc. Bên cạnh đó các bạn học sinh lớp 10 xem thêm: phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, phân tích việc đốt đền của Ngô Tử Văn và rất nhiều bài văn mẫu hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn ngắn gọn

I. Mở bài:

  • Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn + Chuyện chức phán sự đền Tản Viên kể về Ngô Tử Văn – người vốn khảng khái, nóng nảy,thấy sự gian tà thì không thể chịu được.
  • Mọi người vẫn thường khen Văn là người cương trực.

II. Thân bài:

  • Ở làng Tử Văn sống trước có một ngôi đền linh ứng nhưng giờ đã thành ngôi đền có hồn của tên giặc xâm lược tử trận gần đó làm yêu quái trong dân gian.
  • Trước sự việc ngôi đền bị uế tạp và yêu quái có thể làm hại dân, “Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền”.
  • Sự khẳng khái, nóng nảy của Tử Văn đã dẫn đến một hành động dũng cảm vì dân trừ hại.
  • Sự tức giận của Tử Văn không phải là sự tức giận cho riêng mình mà là sự tức giận cho mọi người dân đang bị yêu quái quấy nhiễu -> Vì thế mà việc làm của Tử Văn là đáng ca ngợi.
  • Sau khi đốt ngôi đền, Tử Văn ốm nặng rồi “thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành vế phía đông”.
  • Lúc ở chốn âm cung, do chỉ nghe bên nguyên, Diêm Vương – vị quan toà xử kiện – người cầm cán cân công lí – cũng đã có lúc tỏ ra mơ hồ. Khi đứng trước công đường Ngô Tử Văn càng tỏ ra mình là người có khí phách.
  • Chàng không chỉ khẳng định: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian” mà còn dũng cảm vạch mặt tên bại tướng gian tà với lời lẽ “rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Chàng chiến đấu đến cùng vì lẽ phải.
  • Từng bước, từng bước Ngô Tử Văn đã đánh lui tất cả sự phản công, kháng cự của kẻ thù, cuối cùng đã hoàn toàn đánh gục tên tướng giặc.
  • Sau khi được minh oan ở minh ti, Tử Văn trở về nhà chưa được 1 tháng thì Thổ công đến bảo Tử Văn nên nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên. Thổ công nói: “người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau” và khuyên Văn nên nhận.Thế là Văn vui vẻ nhận lời. Việc được nhận chức ở đền Tản Viên đã nói lên thắng lợi của chàng trong cuộc đấu tranh với tên hung thần xảo quyệt.
  • Sự thắng lợi này đã khẳng định chàng là người tốt, chính nghĩa, dám đấu tranh để thực hiện công lí.
  • Con người của chính nghĩa đã được đứng ra để thực hiện công lý là một thắng lợi có ý nghĩa sâu sắc, khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà.

III. Kết bài:

Câu chuyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho tầng lớp trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân. Truyện còn thể hiện niềm tin công lý, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

Xem thêm: Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

1. Mở bài phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ: Nguyễn Dữ là một trong những cây bút xuất sắc, có đóng góp to lớn vào nền văn học trung đại Việt Nam
  • Giới thiệu về tác phẩm “Truyền kì mạn lục”: tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông và là đỉnh cao của thể loại truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam.
  • Giới thiệu về tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” và nhân vật Ngô Tử Văn.

2. Thân bài phân tích Ngô Tử Văn

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

a, Giới thiệu khái quát về nhân vật

  • Ngô Tử Văn tên là Soạn
  • Quê quán: Huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
  • Tính cách: khẳng khái, nóng nảy, cương trực

Cách giới thiệu trực tiếp, tạo ấn tượng sâu sắc với người đọc và cung cấp cho người đọc những hình dung ban đầu về nhân vật

b, Ngô Tử Văn đốt đền

– Lí do đốt đền: “đền làm ma, làm yêu, làm quái trong nhân dân”.

– Hành động đốt đền : trang trọng và không kém phần quyết liệt “chàng tắm gội, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền tà”. một hành động đúng đắn, hợp với lẽ phải và phù hợp với thế giới tâm linh của người Việt.

– Sau khi đốt đền, Ngô Tử Văn đối mặt với hồn ma tướng giặc hay với Thổ công, Ngô Tử Văn vẫn hiện lên là một người đầy bản lĩnh, tinh thần chủ động, tự tin của mình.

  • Với hồn ma tướng giặc: mặc kệ, không nói lời nào
  • Với Thổ công: nói chuyện hồ hởi, linh hoạt nhằm thăm dò, phát hiện, lượng sức và hưởng sức mạnh đấu tranh.

c, Ngô Tử Văn và màn xử kiện ở Minh Ti

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 14 bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

– Khung cảnh ở địa phủ được miêu ta rùng rợn, khủng khiếp: “quỷ sứ lôi đi”, “nhà có thanh sắt cao mấy chục trượng”, ”sóng lớn, gió tanh, sóng xám”, “vạn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, nanh ác”

– Ngô Tử Văn trong khi xử kiện:

  • Khảng khái, cương trực kêu oan “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.”
  • Luôn cứng cỏi, bình tĩnh, tấu trình đầu đuôi như lời Thổ công, “lời rất cứng cỏi không chịu nhún nhường”.
  • Đấu lí quyết liệt với hồn ma “hai bên cãi cọ nhau mãi và vẫn chưa phân phải trái”.
  • Thái độ kiên quyết của Ngô Tử Văn, vừa có lí lẽ bằng chứng đi tư giấy ở đền Tản Viên và cam kết nếu không đúng thì nhận thêm tội nói càn.

– Kết quả: Người chiến thắng chính là Ngô Tử Văn. Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn trong phiên tòa xét đến cùng là sự chiến thắng của cái chính nghĩa trước cái phi nghĩa, của cái tốt đẹp trước cái xấu xa, thấp hèn.

d, Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

– Diệt trừ được tai họa cho nhân dân, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi danh dự cho Thổ thần đất Việt.

– Ngô Tử Văn nhận chức quan là để thực thi công lí, qua đó, thể hiện niềm tin của nhân dân ta về một xã hội công bằng, về một vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng vì nhân dân.

3. Kết bài phân tích về Ngô Tử Văn

  • Khái quát lại về đặc điểm và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn: nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, cách kể chuyện lôi cuốn, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn – một nhân vật tiêu biểu cho phẩm chất của kẻ sĩ đất Việt, giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, sẵn sàng đấu tranh để diệt trừ cái ác, cái xấu.
  • Qua nhân vật Ngô Tử Văn, tác giả thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng của công lí , chính nghĩa trước những điều gian tà, độc ác.

Dàn ý chi tiết phân tích Ngô Tử Văn

I. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ và vị trí tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.
  • Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn: Là nhân vật trung tâm của truyện, đại diện tầng lớp trí thức yêu nước, dũng cảm, khảng khái, dám đứng lên chống cái ác, trừ hại cho dân.

II. Thân bài

1. Ngô Tử Văn – Lai lịch và tính cách.

Lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.

– Tính cách: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được

– Danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.

→ Bằng cách giới thiệu trực tiếp, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác, qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.

→ Lời giới thiệu mang giọng điệu khen ngợi, hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật.

2. Ngô Tử văn và hành động đốt đền

a. Nguyên nhân đốt đền:

  • Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm.
  • Hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta. Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian.
  • Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

→ Ca ngợi, đồng tình với hành động chính nghĩa của Ngô Tử Văn

b. Quá trình đốt đền

– Trước khi đốt: Tắm gội chay sạch, khấn trời.

→ Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

→ Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh.

– Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì…

→ Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường

→ Tử Văn dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm để diệt trừ cái ác.

c. Những sự kiện xảy ra sau khi Tử Văn đốt đền

– Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.

– Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc.

  • Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền
  • Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên

→ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc

– Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và thổ công:

  • Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.
  • Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kỹ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi

→ Ngô Tử Văn đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.

⇒ Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại sự phi lí ở đời

⇒ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực

3. Ngô Tử Văn và cuộc chiến đấu dưới Minh ti.

a. Thử thách với Ngô Tử Văn

  • Những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc.
  • Thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương

→ Tử Văn phải đương đầu với những thế lực mạnh, áp đảo

b. Thái độ và hành động của Ngô Tử Văn

  • Bày tỏ thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương
  • Bình tĩnh, khẳng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực.
  • Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên.

→ Tính cách là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Dàn ý Tả quang cảnh trường em (6 mẫu) Tả cảnh lớp 5 hay nhất

4. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

  • Là chi tiết kì ảo thể hiện niềm tin vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà. Sự dũng cảm, kiên cường, khẳng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng.
  • Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng: Sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt.

5. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

  • Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính
  • Xây dựng nhân vật thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách
  • Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..
  • Sử dụng các chi tiết kì ảo

III. Kết bài

  • Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn
  • Khái quát về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác

Xem thêm: Tóm tắt truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

Dàn ý phân tích nhân vật Ngô Tử Văn đầy đủ

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm và nhân vật Ngô Tử Văn

II. Thân bài:

1. Thân phận, lai lịch của nhân vật Ngô Tử Văn:

  • Tên tuổi, lai lịch: Tên Soạn người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
  • Nhân vật Ngô Tử Văn là một người có tính cách, phẩm chất đáng quý: Khảng khái, cương trực nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được
  • Không chỉ có phẩm chất, Ngô Tử Văn còn có danh tiếng: Nổi tiếng đến mức vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực.
  • Bằng cách giới thiệu trực tiếp và vô cùng chi tiết, Nguyễn Dữ đã tạo cho nhân vật yếu tố chính xác và sự chân thực cho câu chuyện qua đó giúp người đọc tin tưởng vào sự có thật của nhân vật này.
  • Lời giới thiệu mang giọng điệu ngợi ca, định hướng người đọc vào những hành động chính nghĩa của nhân vật tiếp đó

2. Phẩm chất của nhân vật

Từng vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Ngô Tử Văn được thể hiện trong diễn biến của câu truyện và hàn động của nhân vật

a. Hành động đốt đền:

– Nguyên nhân đốt đền:

  • Trong khi mọi người cho rằng đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm, hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi – kẻ thù xâm lược nước ta.
  • Đây là ngôi đền tà chẳng những không phù hộ cho dân lành mà còn làm yêu làm quái trong dân gian, vậy nên hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa, thể hiện phẩm chất cương trực
  • Trước khi đốt Ngô Tử văn tắm gội chay sạch, khấn trời thể hiện thái độ nghiêm túc, kính cẩn.
  • Có thể thấy đốt đền là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng chứ không phải hành động bộc phát nông nổi nhất thời
  • Rõ ràng, Tử Văn là con người biết suy nghĩ và làm chủ hành động của mình, kính trọng thần linh.
  • Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì… Đây là hành động cương quyết, dứt khoát không dễ dàng bị lung lay trước miệng lưỡi người đời
    Tử Văn là người, dũng cảm, cứng rắn, dám làm những điều không ai có thể làm quyết để diệt trừ cái ác, bảo vệ người dân
  • Sau khi đốt đền, Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét.
    Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền nhưng Tử Văn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên chứng tỏ Tử Văn là người can đảm, dũng mãnh khinh thường sự đe dọa, hống hách của tướng giặc
  • Khi gặp thổ công Ngô Tử Văn tìm hỏi cách đối phó tướng giặc họ Thôi đầy can đảm bản lĩnh, dám làm những điều cả thần thánh cũng phải kinh sợ.
  • Ngô Tử Văn là người dũng cảm, trọng nghĩa khí, bất bình và dám đấu tranh chống lại cái ác bảo hành hiệp trượng nghĩa

b. Khi chiến đấu dưới Minh ti

  • Ngô Tử Văn phải đương đầu với những lời vu cáo xảo quyệt của hồn ma tên tướng giặc và thái độ quát nạt, giận dữ của Diêm Vương
  • Đây đều là những thế lực mạnh, phi thường áp đảo khả năng của con người trần thế
  • Ngô Tử Văn dũng cảm thể hiện thái độ cứng cỏi, thể hiện chí khí của mình trước thái độ uy quyền của Diêm Vương
  • Tử Văn bình tĩnh, khẳng khái không chịu nhún nhường khi tranh đấu, đồng thời nhanh trí và tỉnh táo đưa ra những bằng chứng thuyết phục, xin đem tư giấy đến Tản Viên chứng thực.
  • Nhờ có sự thông minh, chính trực của mình Tử Văn được xử thắng kiện và được cử làm chức phán sự ở đền Tản Viên.
  • Tử Văn bộc lộ rõ mình là con người cứng cỏi, không chùn bước trước những thế lực xấu xa, không run sợ trước quyền thế phi thường mà quyết tâm đến cùng để bảo vệ lẽ phải.

c. Khi nhận chức phán sự đền Tản Viên

  • Đây là chi tiết kì ảo, lí thí thể hiện niềm tin của nhân dân vào chân lí, khẳng định chính nghĩa luôn chiến thắng gian tà.
  • Chính sự dũng cảm, kiên cường, khẳng khái diệt trừ cái ác của Tử Văn được đền đáp xứng đáng
  • Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người dân làng thể hiện sự tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt và niềm tin vào cái chính nghĩa, chân thiện trong đời

3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

  • Xây dựng cốt truyện hấp dẫn với những xung đột kịch tính
  • Xây dựng nhân vật đầy sinh động và chân thực thông qua thông qua hành động, lời nói để xây dựng tính cách
  • Sử dụng hài hoà các thủ pháp nghệ thuật: Đối lập tương phản, liệt kê,..
  • Kết hợp sử dụng các chi tiết kì ảo, kì thú với những chi tiết thể hiện sự chân thực tạo sự cuốn hút cho câu truyện

III. Kết bài:

– Bày tỏ cảm xúc về nhân vật Ngô Tử Văn và nêu lên thông điệp được thể hiện qua nhân vật

Dàn ý nhân vật Ngô Tử Văn

1. Mở Bài

– Giới thiệu qua về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện Chức phán sử đền Tản Viên

– Giới thiệu qua về nhân vật Ngô Tử Văn

+ Ngô Tử Văn vốn là người khẳng khái, dũng cảm, thấy việc gian tà không thể ngồi im, sẵn sàng đứng lên đấu tranh vì lẽ phải, diệt trừ cái xấu, cái ác cho dân.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 3: Skills 2 Soạn Anh 7 trang 35 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

2. Thân Bài

Thân bài gồm 4 luận điểm. Mỗi luận điểm sẽ có các dẫn chứng cụ thể khác nhau. Trong phần thân bài, các em học sinh cần nắm chắc 4 luận điểm và các ý của luận điểm. Dựa vào đó triển khai thành một bài hoàn chỉnh.

  • Luận điểm 1: Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn – lai lịch và tính cách
  • Luận điểm 2: Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn
  • Luận điểm 3: Cuộc chiến của Ngô Tử Văn dưới Minh Ti
  • Luận điểm 4: Nhận chức phán sử đần Tản Viên

3. Kết bài

– Các em cần khái quát về nghệ thuật, nội dung

– Khái quát về những bài học nhân sinh chính – tà, thiện – ác

Phân tích Ngô Tử Văn

Nguyễn Dữ là một danh sĩ thời Lê sơ, thời nhà Mạc và là tác giả của “Truyền kỳ mạn lục”, một tác phẩm truyền kỳ nổi tiếng tại Việt Nam được coi là áng “thiên cổ kì bút”. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong số hai mươi truyện viết bằng chữ Hán, tiêu biểu trong “Truyền kì mạn lục”. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật chính Ngô Tử Văn với tinh thần khẳng khái, cương trực và giàu lòng dũng cảm.

“Truyền kì mạn lục” được viết bằng tản văn xen lẫn biền văn và thơ ca, từ khúc, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả. Nội dung tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác giả lấy xưa để nói nay, lấy cái “kì” để nói cái “thực”. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những truyện tiêu biểu trong tập “Truyền kì mạn lục” khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu cho chính nghĩa thông qua việc xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn.

Mở đầu truyện, Nguyễn Dữ giới thiệu lai lịch Ngô Tử Văn với cách giới thiệu quen thuộc, truyền thống trong văn học cổ gồm tên, quê quán, tính tình: “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Cách giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn tạo cho người đọc ấn tượng về Ngô Tử Văn – một trí thức khẳng khái, dũng cảm. Sự dũng cảm ấy thể hiện ngay ở việc đốt đền của chàng. Lí do Tử Văn đốt đền bởi tức giận không chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân. Chàng đã dám đứng lên trừ yêu diệt quái giúp dân làng. Trước khi đốt đền, chàng đã chuẩn bị kĩ lưỡng: “tắm gội sạch sẽ, khấn trời”. Tử Văn làm việc ghê gớm một cách cẩn trọng, công khai, xuất phát từ một ý thức rõ ràng, muốn lấy lòng trong sạch, muốn lấy thái độ chân thành của mình để được trời đồng tình, ủng hộ. Sau khi đốt đền, mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, chỉ có chàng vẫn ngất ngưởng tự nhiên bởi chàng tin vào việc chính nghĩa mình làm. Ngô Tử Văn hiện lên là một trí thức cương trực, là hình ảnh của kẻ sĩ vì dân.

Sự cương trực của chàng càng được thể hiện rõ ràng qua cuộc đối thoại với hồn ma Bách hộ họ Thôi, qua cuộc đối chất ở Minh ti,… Sau khi đốt đền, Tử Văn bị hồn ma làm cho sốt rét. Sau đó khi gặp thì hồn ma mắng mó, đe dọa và quyết kiện chàng tại Phong đô. Trái ngược với sự tức giận của hồn ma, Tử Văn vẫn mặc kệ, ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với bản tính rất kiên cường, chàng không sợ những lời đe dọa, chàng luôn tự tin vào việc mình làm là chính nghĩa. Bởi vậy, trong cuộc gặp gỡ với Thổ công, khi Thổ công nói sẽ giúp đỡ, cung cấp sự thật, chứng cớ thì Tử Văn càng quyết tâm làm việc nghĩa tới cùng.

Tử Văn bị bắt xuống Minh ti rùng rợn với những tên quỷ Dạ Xoa, đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác, nhưng Tử Văn không hề sợ ma quỷ. Khi bị Diêm Vương buộc tội, Tử Văn kêu oán, sau đó chàng vạch mặt tên bại tướng bằng lời lẽ cứng cỏi: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu thêm tội nói càn”. Trải qua một cuộc xung đột đầy đối chất, cuối cùng lòng nghĩa khí của Tử Văn đã thắng lợi vẻ vang. Qua cuộc đối chất ở âm phủ, Ngô Tử Văn hiện lên là một người ngay thẳng, là người tiêu biểu cho kẻ sĩ nước Nam: cương trực, dám đấu tranh vì lẽ phải tới cùng.

Đặc biệt, lời bình cuối chuyện của người viết càng tô đậm thêm vẻ đẹp của Ngô Tử Văn: “Người ta thường nói: Cứng thì gãy, kẻ sĩ lo không cứng mà thôi, còn gãy, không gãy là việc trời. Sao nên đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn chỉ là một anh áo vải. Duy giữ được cái cứng nên dám đốt cháy đền tà, bẻ gãy yêu quỷ, chỉ một hành động mà cái tức của thần, của người đều được rửa sạch, vì thế mà rạng danh với Minh Tào, rồi được trao chức vị để đền công, thật là xứng đáng. Làm kẻ sĩ chớ kiêng sợ sự cứng cỏi”. Lời bình như đề cao thêm sự cứng cỏi trong con người Ngô Tử Văn. Đó là cái cứng cỏi vì chính nghĩa, dù có nhất thời chịu khuất, nhưng chắc chắn được mọi người ủng hộ và nhất định sẽ chiến thắng nhờ có sự ủng hộ ấy.

Với cốt truyện được kết cấu như một xung đột đầy kịch tính có mở đầu, có xung đột, có phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc, cách xây dựng nhân vật theo hai tuyến thiện và ác, kết hợp sử dụng các yếu tố kì ảo, truyện đã xây dựng thành công nhân vật Ngô Tử Văn cương trực, thẳng thắn, là hình ảnh của kẻ sĩ nước Việt bất khuất, chính trực. Thông qua nhân vật Ngô Tử Văn, Nguyễn Dữ khéo léo thể hiện niềm tin vào công lí, chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác.

Ngô Tử Văn là một nhân vật đại diện cho chính nghĩa, là kết tinh vẻ đẹp của kẻ sĩ cương trực, yêu nước, thương dân. Ta hiểu vì sao “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” nói riêng và “Truyền kì mạn lục” nói chung được xem là “thiên cổ kì bút” của cả dân tộc

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn (5 Mẫu) của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *