Bạn đang xem bài viết Văn khấn ông táo hàng ngày, cách cúng ông táo chuẩn nhất tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không chỉ thực hiện thờ cúng ông Táo vào dịp cận Tết ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình còn có tục thờ cúng ông Táo hàng ngày. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách cúng, bài văn khấn và những lưu ý khi cúng ông Táo hàng ngày nhé!
Ý nghĩa của việc cúng ông Táo hàng ngày
Từ lâu, việc thờ cúng ông Công ông Táo đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam. Nói về bản chất của tục lệ này bắt nguồn từ việc thờ các vị Thần gồm: Thần Thổ Công, Thần Thổ Bếp, Thần Kỳ.
Những vị thần này nắm giữ vị trí và vai trò quan trọng trong việc cai quản đất đai, bếp núc, kể cả những việc trong mỗi gia đình.
Việc thờ cúng ông Táo hàng ngày được xem là thể hiện cầu mong một năm gặp nhiều may mắn, gia đình hòa thuận và gặp nhiều điều tốt lành. Đồng thời còn bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị Thần đã che chở, phù hộ cho gia đình đuọc sung túc, công việc thuận lợi.
Cách cúng ông Táo hàng ngày
So với cách cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp thì cách cúng ông Táo hàng ngày sẽ đơn giản hơn. Gia chủ cần chuẩn bị một số lễ vật để dâng cúng bao gồm: Chè ngọt, hoa quả, một vài món ăn chay mặn đều được.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị 3 chén nước, 3 chén rượu để đặt ở bàn thờ ông Táo trong nhà và bạn phải lưu ý là những chén nước, chén rượu này phải được thay mới mỗi ngày. Đồng thời, khi thay rượu, nước thì bạn cũng nên lau dọn vị trí thờ cúng được sạch sẽ và đảm bảo sự trang nghiêm vốn có.
Văn khấn ông Táo hàng ngày
Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Tín chủ (chúng) con là:…
Ngụ tại:…
Hôm nay ngày… tháng… năm…
Tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn Thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn Thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn Thần phù hộ độ trì.
Nam mô A Di đà Phật! (3 lần).
Tham khảo thêm: Văn khấn cúng ông Táo về trời đúng và chuẩn nhất năm 2024
Văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng 1
Nhìn chung bài văn khấn ông Táo ngày rằm, mùng 1 không có quá nhiều sự khác biệt với bài văn khấn ông Táo hàng ngày. Thậm chí bạn cũng có thể sử dụng bài văn khấn này để cúng vào ngày 23 tháng Chạp.
Do đó, bạn có thể sử dụng bài văn khấn ông Táo hàng ngày bên trên để cúng trong vào ngày rằm, mùng 1.
Lưu ý khi cúng ông Táo
Khi cúng ông Công ông Táo bạn nên lưu ý một số điều sau đây:
- Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Mạnh Linh, bàn thờ ông Táo thường sẽ đặt trong nhà bếp, nếu gia đình nào có bàn thờ ông Táo thì có thể đặt mâm cỗ cúng ở đây. Nếu không có bàn thờ ông Táo thì đặt ở bàn thờ gia tiên, không nên đặt mâm cỗ cúng ở ban công hay bàn thờ Phật.
- Không nên mua sắm nhiều vàng mã để đốt với hy vọng càng nhiều vàng mã thì sẽ có nhiều phước lộc. Việc này sẽ gây tốn kém và còn ảnh hưởng đến môi trường, thay vào đó bạn hãy dùng tiền để làm từ thiện tạo phước lành.
- Một số người thường phạm phải sai lầm, đại kỵ nghiêm trọng là bắt cá chép để rán rồi dâng cúng ông Táo. Không chỉ cá chép, bạn không nên rán bất kì loại cá nào để đưa vào mâm cúng, nếu có thể thì bạn chỉ nên cúng ông Táo bằng cá sống rồi phóng sinh hoặc cá giấy.
Trên đây là những thông tin về việc cúng ông Táo hàng ngày mà Wikihoc.com tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn!
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn khấn ông táo hàng ngày, cách cúng ông táo chuẩn nhất tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.