Bạn đang xem bài viết ✅ Tuyển tập các bài toán thực tế lớp 6 Bài toán thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Wikihoc.com xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tài liệu Tuyển tập các bài toán thực tế lớp 6 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây.

Tuyển tập các bài toán thực tế lớp 6 bao gồm rất nhiều bài toán thực tế dành cho học sinh lớp 6 bồi dưỡng học sinh giỏi. Hi vọng với tài liệu các em có thêm nhiều tài liệu học tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Tuyển tập các bài toán thực tế lớp 6

I. PHẦN TỰ LUẬN

Bài 1: Khi bạn Bình đi đường gặp biển báo giao thông như sau:

Hãy viết dưới dạng liệt kê tập hợp A gồm các loại xe có thể lưu thông trên đường này và tập hợp B gồm các loại xe không được lưu thông trên đường này.

Bài giải:

♦ A = {xe gắn máy; xe ô tô}

♦ B = {xe đạp}

Bài 2: Hiện nay theo xu hướng ở các nước trên thế giới, rác thải được người dân phân loại và bỏ vào các thùng gồm thùng đựng rác tái chế, thùng đựng rác không tái chế và thùng đựng chất thải nguy hại.

Hãy viết dưới dạng liệt kê tập hợp M gồm các loại rác tái chế và tập hợp N gồm các loại rác không tái chế theo hình minh họa trên.

Bài giải:

♦ M = {thức ăn thừa; rau; củ; quả; lá cây; xác động vật}

♦ N = {kim loại; cao su; thủy tinh; nhựa; giấy; nylon}

Bài 3: Bảng thực đơn của một quán ăn như sau:

THỰC ĐƠN
TÊN MÓN GIÁ TIỀN
Bún bò huế 55 000 đồng
Bánh canh nam phổ 50 000 đồng
Mì quảng 60 000 đồng
Bún thịt nướng 45 000 đồng
Bún chả cua 60 000 đồng
Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 14

a) Viết tập hợp A các món ăn giá từ 55 000 đồng trở lên.

b) Viết tập hợp B các món ăn có giá từ 55 000 đồng trở xuống.

c) Tìm tập hợp C thỏa mãn và C ⊂ A và C ⊂ B

Bài giải:

a) ♦ A = {bún bò huế; mì quảng; bún chả cua}

b) ♦ B = {bún bò huế; bánh canh nam phổ; bún thịt nướng}

c) ♦ C = {bún bò huế}

Bài 4: Hiện nay các nước trên thế giới có xu hướng sản xuất năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng địa nhiệt vì tiết kiệm và không gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam chúng ta cũng đã sản xuất từ hai nguồn năng lượng gió và mặt trời.

a) Hãy viết tập hợp A và B gồm các dạng năng lượng tái tạo mà thế giới và Việt Nam đã sản xuất.

b) Biểu thị mối quan hệ giữa hai tập hợp A và B.

Bài giải:

a) ♦ A = {năng lượng gió; năng lượng mặt trời; năng lượng địa nhiệt}

♦ B = {năng lượng gió; năng lượng mặt trời}

b) ♦ B ⊂ A

Bài 5: Thời khóa biểu của lớp 6 A như sau:

a) Viết tập hợp A gồm các môn trong ngày thứ 3.

b) Viết tập hợp B gồm các môn trong ngày thứ 5.

c) Điền kí hiệu ⊂ hay ⊄ vào ô trống

Văn A Toán A
AV B Sinh B

Bài giải:

a) ♦ A = {Văn; Av; Địa lí}

b) ♦ B = {Sử; Địa; Toán; Sinh}

c) ♦ Văn ⊂ A; Toán ⊄ A; A V ⊄ B; Sinh ⊂ B

Bài 6: Nhà Tây Sơn là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802. Theo cách gọi của phần lớn sử gia tại Việt Nam thì “nhà Tây Sơn” được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và đồng thời mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 8 Bài 12: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 - 1918 Soạn Sử 8 trang 54 sách Chân trời sáng tạo

Bài 7: Hưng, Bảo, Ngọc đang trực nhật chung với nhau ngày hôm nay. Biết rằng Hưng cứ 4 ngày trực nhật một lần, Bảo 8 ngày trực nhật một lần, Ngọc 6 ngày trực một lần. Hỏi sau ít nhất mấy ngày thì Hưng, Bảo, Ngọc lại trực chung lần tiếp theo? Khi đó mỗi bạn trực nhật mấy lần?

Bài 8: Bạn An cứ 4 ngày lại trực nhật một lần. Bạn Bình cứ 6 ngày lại trực nhật một lần. bạn Cường cứ 8 ngày lại trực nhật một lần. Ba bạn cùng trực nhật lần đầu tiên hôm thứ 2. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày ba bạn lại cùng trực nhật?

Bài 9: Bạn Lan và Minh thường đến thư viện đọc sách. Lan cứ 8 ngày lại đến thư viện một lần. Minh cứ 10 ngày lại đến thư viện một lần. Lần đầu cả hai bạn cùng đến thư viện vào một ngày. Hỏi sau ít nhất bao nhiêu ngày hai bạn lại cùng đên thư viện.

Bài 10: Có 3 cái chuông điện. Chuông thứ nhất cứ 8 phút reo một lần, chuông thứ hai cứ 10 phút reo một lần , chuông thứ ba cứ 16 phút reo một lần. Cả ba chuông cùng reo một lúc vào 6 giờ sáng.

a/ Hỏi cả ba chuông cùng reo lần tiếp theo vào mấy giờ?

b/ Khi đó mỗi chuông reo được bao nhiêu lần?

Bài 11: Một mảnh vườn hình chữ nhật chiều dài 120 m, chiều rộng 48 m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn sao cho mỗi góc có một cây và khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa hai cây liên tiếp (khoảng cách giữa hai cây là số tự nhiên với đơn vị m). Khi đó tổng số cây trồng được là bao nhiêu?

Bài 12: Có ba chồng sách : Toán, âm nhạc, Văn. Mỗi chồng chỉ có một loại sách. Mỗi cuốn toán dày 15 mm. mỗi cuốn âm nhạc dày 6 mm, mỗi cuốn văn dày 8 mm. Người ta xếp sao cho ba chồng sách bằng nhau. Tính chiều cao nhỏ nhất của ba chồng sách đó.

Tham khảo thêm:   Giải Toán 9 Bài 1: Hình trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ Giải SGK Toán 9 Hình học Tập 2 (trang 110, 111, 112, 113)

Bài 13: Một vườn hình chữ nhật có chiều dài 105 m, chiều rộng 60 m. Người ta muốn trồng cây xung quanh vườn sao cho mỗi góc vườn một cây và khoảng cách giữa 2 cây liên tiếp là bằng nhau. Tính khoảng cách lớn nhất giữa 2 cây liên tiếp (khoảng cách giữa 2 cây là số tự nhiên với đơn vị là m). Khi đó tổng số cây là bao nhiêu?

Bài 14: Một thùng hàng có dạng hình hộp chữ nhật chiều dài 320 cm, chiều rộng 192 cm, chiều cao 224 cm. Người ta muốn xếp các hộp có dạng hình lập phương vào trong thùng chứa hàng sao cho các hộp xếp khít theo cả chiều dài, chiều rộng và chiều cao của thùng. Các hộp hình lập phương có độ dài lớn nhất là bao nhiêu ? (số đo cạnh của hình lập phương là số tự nhiên với đơn vị là m).

Bài 15: Thư viện của trường có trên 2000 bản sách. Nếu xếp 100 bản vào một tủ thì thừa 12 bản. Nếu xếp 120 bản vào một tủ thì thiếu 108 bản, nếu xếp 150 bản vào một tủ thì thì thiếu 138 bản. Tính chính xác số bản sách của thư viện.

Bài 16: Số HS của một trường trong khoảng từ 2500 đến 2600. Nếu toàn thể HS của trường xếp hàng 3 thì thừa một bạn, xếp hàng 4 thì thừa 2 bạn, xếp hàng 5 thì thừa 3 bạn, xếp hàng 7 thì thừa 5 bạn. Tính số HS của trường?

………….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tuyển tập các bài toán thực tế lớp 6 Bài toán thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 6 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *