Bạn đang xem bài viết ✅ Truyện ngụ ngôn là gì? Khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng của truyện ngụ ngôn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hôm nay, Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu học tập vô cùng hữu ích về truyện ngụ ngôn – một thể loại văn học dân gian.

Truyện ngụ ngôn
Truyện ngụ ngôn

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh hiểu rõ hơn về truyện ngụ ngôn, mời tham khảo dưới đây.

1. Truyện ngụ ngôn là gì?

– “Ngụ ngôn”: lời nói có ý kín đáo để người nghe, người đọc tự suy ra mà hiểu.

– “Truyện ngụ ngôn”: loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn

Một bộ phận truyện ngụ ngôn có nguồn gốc từ truyện kể loài vật. Đến khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện.

Tham khảo thêm:   Bazơ là gì? Những kiến thức tổng quan về bazơ

3. Đặc trưng của truyện ngụ ngôn

Truyện ngụ ngôn thường có ngụ ý (tức là truyện không chỉ có nghĩa đen mà còn có nghĩa bóng mới là mục đích):

  • Nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện
  • Nghĩa bóng: là ý sâu kín được gửi gắm trong câu chuyện được suy ra từ ý nghĩa của truyện và thường được diễn đạt như những bài học cho con người trong cuộc sống.

4. Nội dung chính của truyện ngụ ngôn

– Đả kích giai cấp thống trị: Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay…

– Phê phán thói hư tật xấu của con người: Ếch ngồi đáy giếng, Đeo nhạc cho mèo…

– Những bài học, kinh nghiệm rút ra từ thực tế cuộc sống: Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường, Mèo lại hoàn mèo…

3. Nghệ thuật được sử dụng trong truyện ngụ ngôn

a. Cốt truyện và kết cấu:

  • Cốt truyện đơn giản, dễ hiểu.
  • Kết cấu ngắn, ít tình tiết.

b. Nhân vật:

  • Nhân vật đa dạng,có thể là bất cứ cái gì trong vũ trụ: từ con người, thần linh đến loài vật, cây cỏ…
  • Nhân vật trong truyện ngụ ngôn được xây dựng qua sự đối lập: thông minh và ngu ngốc, tốt bụng và xấu xa, bé nhỏ và to lớn…

c. Biện pháp ẩn dụ

  • Truyện ngụ ngôn thường dùng những ẩn dụ thông qua ngôn ngữ hàm súc.
  • Các loài vật trong truyện ngụ ngôn có thể ẩn dụ cho một loại người trong xã hội như cáo xảo quyệt, mèo giả dối …
Tham khảo thêm:   Đoạn văn tiếng Anh viết về ngôi trường mơ ước (4 Mẫu) Bài viết về ngôi trường mơ ước bằng tiếng Anh

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Truyện ngụ ngôn là gì? Khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng của truyện ngụ ngôn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *