Bạn đang xem bài viết ✅ Truyện Mùa lá rụng trong vườn Tác phẩm Mùa là rụng trong vườn của Ma Văn Kháng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng là một tác phẩm thông qua hình ảnh gia đình nhà ông Bằng, tác giả đã nói nên niềm lo lắng sâu sắc khi giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc.

Truyện Mùa lá rụng trong vườn

Sau đây, chúng tôi xin mời các bạn cùng tham khảo tài liệu Truyện Mùa lá rụng trong vườn. Tài liệu sẽ bao gồm: đôi nét về nhà văn Ma Văn kháng, Hoàn cảnh sáng tác, Bố cục và Nội dung của truyện ngắn này.

I. Đôi nét về tác giả Ma Văn Kháng

Tiểu sử

Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.

Năm mười bốn tuổi, Ma Văn Kháng tham gia tổ chức thiếu sinh quân rồi được cử đi học ở khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1960, ông học Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn.

Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút trưởng thành trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đã có những đóng góp cho sự vận động của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.

Văn nghiệp

Ma Văn Kháng là nhà văn có bút lực dồi dào. Ông sáng tác rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiêu biểu là những tác phẩm sau:

Đồng bạc trắng hoa xoè (tiểu thuyết, 1979), Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983), Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết 1985), Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn 1986), Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết 1989), Trăng soi sân nhỏ (tập truyện ngắn, 1994), Một chiều giông gió (tập truyện ngắn, 1998)…

Phong cách

Ma Văn Kháng là nhà văn có khả năng xử lý nhiều mảng đề tài khác nhau. Văn phong ông nhẹ nhàng, chú trọng cốt truyện và các tình huống ly kỳ hấp dẫn.

Ông từng phát biểu về phong cách của mình: “Nhiều người vẫn bảo rằng sở trường của tôi là truyện ngắn, về miền núi, truyện ngắn của tôi có yếu tố lạ. Về mảng đời sống đô thị, từ những năm 80 trở lại đây, truyện của tôi đậm đà chất liệu đời thường. Tôi khai thác được hai mảng đề tài này. Về nghệ thuật, truyện ngắn của tôi ít nhiều thành công trong việc vận dụng thể loại. Tôi nghĩ mình có duyên với truyện ngắn. Tôi cũng yêu tiểu thuyết của mình, không phải là “văn mình” đâu. Nếu viết truyện ngắn là bắn vài con chim thì viết tiểu thuyết là một cuộc đi săn hổ dữ. Nó cần một vốn sống tổng hợp lớn, một tư tưởng đặc sắc, một sức viết bền và một kho chữ nghĩa phong phú”.

II. Tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện trích trong phần II của tiểu thuyết cùng tên.

– Tác phẩm ra đời khi Ma Văn Kháng trở về Hà Nội và đất nước có những bước chuyển mình sau chiến tranh. Công cuộc đổi mới đó có ảnh hưởng sâu sắc tới từng gia đình – tế bào của xã hội.

2. Bố cục

– Phần 1 (từ đầu đến bệnh đấy chị ơi): chị Hoài và sự trở về trong ngày ba mươi Tết

– Phần 2 (tiếp đến phải đi): ông Bằng khi gặp lại người con dâu

Tham khảo thêm:   Cách làm nộm gà xé phay thơm ngon, giòn ngọt đơn giản tại nhà

– Phần 3 (còn lại): mọi người trong gia đình ông Bằng với lễ cúng tất niên

3. Nội dung tác phẩm

Nghe truyện Mùa lá rụng trong vườn:

Cầu được, ước thấy. Người phụ nữ mà Lý và Phượng cùng ao ước hiện ra, thật như đã hiện ra ngay trước cổng nhà, vào đúng lúc cả nhà đang tíu tít vào buổi cúng tất niên chiều ba mươi Tết.

Nghe tiếng chuông điện, Phượng chạy ra cửa. Trước hai cánh cổng sắt là một phụ nữ nông thôn trạc năm mươi, người thon gọn trong cái áo bông trần hạt lựu. Chiếc khăn len nâu thắt ôm một khuôn mặt rộng có cặp mắt hai mí đằm thắm và cái miệng tươi. Người phụ nữ đó đeo một cái tay nải nặng, dáng vừa đi bộ từ ga xe lửa về, không có cái vẻ ngác ngơ lạ lẫm, nhưng hai con mắt in đậm nỗi bồi hồi.

Phượng kéo cánh cửa sắt, dặt dè:

– Bác… bác hỏi ai ạ? A, có phải bác là… là chị Hoài không ạ?

– Cô Phượng đấy như?

Phượng quay ngoắt về sau, reo to:

– Chị Hoài! Chị Hoài lên, anh Đông, chị Lý, anh Luận ơi!

Sự việc diễn ra quá ư đột ngột! Đông, Lý, Luận hấp tấp từ phòng khách ùa ra vệt đường lát xi măng đi qua vườn cây ra cổng, nhìn thấy chị Hoài thật rồi mà vẫn còn ngơ ngơ ngác ngác, nửa tin nửa ngờ. Chị Hoài lên! Lên đúng chiều ba mươi Tết! Thật ngoài sức tưởng tượng! Trong tâm ức vẫn là có hình bóng chị Hoài, chị Hoài, vợ anh cả Tường liệt sĩ. Chị Hoài, dâu trưởng, nết na, thuỳ mị. Trong tiềm thức vẫn sống động một chị Hoài đẹp người, đẹp nết. Nhưng bây giờ chị Hoài đã có một gia đình riêng với những quan hệ riêng, lo toan riêng, nên vẫn nhớ, vẫn quý, vẫn yêu chị ấy, mà lại không dám, không nỡ níu kéo chị về mình. Quan hệ của chị ở đây đẹp nhưng buồn. Chị có quyền quên mà không ai được trách cứ. Vậy mà, vậy mà lúc này trước cánh cổng lại là chị.

Phượng sôi nổi, nồng hậu:

– Em mừng quá, chị Hoài ơi. Để em xách tay nải cho.

Lý ôm chầm người phụ nữ đã một thời là dâu trưởng, nức nở:

– Đúng là có linh tính nhé. Chị xem lời em nói có thiêng không? Em vừa nói: Ước gì chị Hoài hiện ra bây giờ nhỉ!

– Hơn chục năm nay chị Hoài chưa lên Hà Nội rồi đấy. – Luận nói.

Chị Hoài tươi tỉnh:

– Làm gì! Đám cưới chú và cô Phượng chị còn lên dự cơ mà. Mới có chín năm thôi. Bận quá. Nhà nông chẳng bao giờ hết việc. Ông đâu?

Luận ra vẻ thành thạo:

– Tháng này đã cấy đâu chị? Ông ở trên nhà, có lẽ sắp xuống đấy.

– Dưng mà còn dỡ khoai tây. Còn họp Đại hội. Định đi từ sớm kia, mà công kia việc nọ cứ dồn tới.

Trong phòng khách đã bày cỗ cúng. Đông súc ấm pha trà, Lý sà xuống tay nải cùng chị Hoài.

– Chẳng mang được cái gì lên đâu. – Chị Hoài xởi lởi. – Cái Ngoan, thằng Tùng cứ nhét vào, rồi giục: Mẹ đi đi, không ông buồn, các chú, các cô mong! Đây là gạo nếp tăng sản của nhà. Cái giò thủ anh ấy gói đây. Ông thích ăn giò thủ lắm đấy, cô Lý ạ. Còn bọc này là sắn dây. Trẻ con nó giã, nó rây đấy. À cái giống mướp hương này thơm ngon mà to quả lắm. Cô Phượng cất đi mà gieo. Gieo đêm nay là tốt nhất đấy. Ở nhà, trồng bờ ao, có quả hai cân bảy kia. Ờ, cho nó leo bờ tường. À, ông thợ mộc còn đấy không? Mấy con rồi? Chú Đông tóc bạc nhưng vẫn khỏe nhỉ! Cháu Dư có hay gửi thư về không? Cô Lý trông không nhận ra được nữa. Trẻ như gái mười tám ấy!

Tham khảo thêm:  

Lý tít mắt, hai má hây hẩy:

– Ông Đông sắp thành ông Di Lặc rồi, chị ạ. Còn em, bệnh đấy chị ơi…

Cầu thang có tiếng ba toong chống lịch kịch. Phượng và Luận chạy ra chân cầu thang.

Ông Bằng đã xuống hết bậc. Đã đến lúc phải xuống để cúng, cũng là lúc ông nghe thấy xôn xao tin chị Hoài lên. Ông cố đi cho ngay ngắn. Trông ông cao, gầy hơn mọi ngày, nhưng trang trọng, chỉnh tề hơn, mặc dầu vẫn là bộ comlê đen, kẻ sọc mờ, cài khuy chéo. Có lẽ do gương mặt ông ánh lên cái cảm xúc của con người trước ngưỡng cửa của năm mới, do con mắt đã qua khỏi căn bệnh, sáng dậy, át đi vẻ già nua, tàn lụi và nỗi ưu tư còn ghi vết ở trên trán, và nếp da xệ ở hai bên cằm.

Ông sững lại khi nhìn thấy Hoài, mặt thoáng một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông lật bật không thành tiếng, có cảm giác ông sắp khóc oà.

Hoài gần như không chủ động được mình, chị lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản, gót nứt nẻ thâm đen, giẫm trên nền đá lạnh, kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa.

– Ông!

Người phụ nữ thốt lên một tiếng như tiếng nấc. Và giọng ông Bằng bỗng khê đặc, khàn rè:

– Hoài đấy ư, con?

Phượng quay mặt đi, mắt ngấn lệ không nỡ nhìn cảnh gặp gỡ, không nỡ thấy đôi gót chân nứt nẻ của chị Hoài, ngực dội lên những cơn sóng nghẹn ngào và hai cánh mũi se se cay. Cảnh gặp gỡ vui mừng nhiễm một nỗi tiếc thương, đau buồn, ê nhức cả tim gan.

Ông Bằng nén xúc động, rút khăn tay, chấm kẽ mắt:

– Anh ấy và các cháu vẫn khỏe cả chứ, con?

– Thưa ông, bốn cháu của con nhờ trời vẫn khỏe mạnh cả. Cháu đầu đi bộ đội đóng ở biên giới Hà Tuyên vừa rồi hết nghĩa vụ, về xã tham gia sản xuất. Cháu thứ hai học lớp mười. Cháu gái thứ ba học lớp tám. Cháu trai út học lớp sáu. Nhà con, cảm ơn ông, vẫn được bình thường. Anh ấy giờ tham gia uỷ ban xã. Lẽ ra, anh ấy thu xếp công việc được cũng lên kính thăm ông dịp này. Cả các cháu nữa, bốn đứa, đứa nào cũng đòi đi. Nhất là thằng lớn, nó cứ bảo mấy lần nó qua Hà Nội mà chưa được vào nhà thăm ông, lần này rỗi rãi nó phải đi…

Câu chuyện của người phụ nữ nông thôn có cái vẻ kề cà đã đưa cuộc gặp gỡ ra khỏi những chấn động tình cảm bất thường. Và Lý đã hí húi xếp xong mâm cúng, nhảy từ cái ghế đẩu xuống, xoa xoa hai bàn tay rất ý tứ trước ông Bằng:

– Ông ạ, con đề nghị thế này, hàn huyên còn nhiều chuyện, để lát nữa tha hồ. Giờ, mời ông lại khấn cho lễ cúng gia tiên bắt đầu ạ.

Mọi người dạt ra, để trống một khoảng rộng trước bàn thờ. Ông Bằng soát lại hàng khuy áo, chỉnh lại cái cà vạt, ho khan một tiếng, dịch chân lại trước mặt bàn thờ.

Hương cháy, uốn cong một đoạn tàn, bốc toả một làn khói ảo mờ. Hai cái bánh chưng bọc lá xanh tươi, buộc lạt điều, xếp cạnh mâm ngũ quả và những chén rượu xinh xắn đặt rải hàng ngang trước bệ thờ. Ngọn đèn dầu lim dim in cái chấm vàng vào dãy khung ảnh đặt sát tường. ảnh song thân ở chính giữa; bên trái, ảnh bà Bằng mặt hoa da phấn, tóc vấn khăn nhung, phía trái, ảnh anh cả Tường áo trấn thủ ô quả trám, mũ calô nghiêng, nét trắng đen đã phôi pha.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Toán 9 năm 2023 - 2024 Đề cương ôn tập Toán 9 giữa học kì 1

Ngước mái đầu hói, diềm tóc lơ thơ đã bạc hết, ông Bằng chắp hai tay trước ngực. Khói hương và khung cảnh trầm tĩnh đưa hiện tại về quá khứ. Thoáng cái, ông Bằng như quên hết xung quanh và bản thể. Dâng lên trong ông cái cảm xúc thiêng liêng rất đỗi quen thân và tâm trí ông bỗng mờ nhoè, phiêu diêu lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những ảnh hình khi tỏ khi mờ, chập chờn như trong chiêm bao. Thưa thầy mẹ đã cách trở ngàn trùng mà vẫn hằng sống cùng con cháu. Con vẫn văng vẳng nghe đâu đây lời giáo huấn của ông cha, tiên tổ. Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của thầy mẹ, gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nảy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương. Và em, cùng con trai cả của ba mẹ. Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em…

Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân tiên tổ và những người đã khuất, ông Bằng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thoát trần. Nhưng, quá khứ không cắt rời với hiện tại, tổ tiên không tách rời với con cháu, tất cả liên kết thành một dòng mạch bền chặt thuỷ chung, bởi vậy, chỉ lát sau trở về với những người đang sống và khoảnh khắc hiện tại, mắt ông bỗng cay xè. Ông vội cúi xuống, lật bật những lời cầu khấn thành kính và run rẩy:

– Hôm nay, ngày ba mươi tháng Chạp năm Bính Tuất, buổi tất niên, con cùng các nam tử, nữ tử, tôn tử…

Dõi theo lời cha, Luận bỗng bấm tay Đông. Mặt Luận biến sắc. Rõ ràng là khi kể tên các con trai, ông cụ đã bỏ qua tên thằng Cừ. Lý ngọ nguậy không yên, lát sau, ghé tai chị Hoài, hí hửng: “Chị ơi, em biết khấn đúng bài kinh nhà Phật cơ”.

Mắt chị Hoài đăm đắm ngước lên bàn thờ. Và khi ông Bằng vừa buông tay chắp, rút mùi xoa lau mắt, lui ra, chị liền thế chân ông cụ, hai tay nâng lên trước ngực.

° ° °

Thật là một mâm cỗ quá ư thịnh soạn vào cái thời buổi đất nước còn rất nhiều khó khăn sau hơn ba mươi năm chiến tranh và so với đồng lương có hạn của cán bộ, công nhân viên chức lúc này.

Tràn trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lý cố tình để sát vào mâm cỗ cho bữa ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, súp lơ xào thịt bò… – món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây…

Đặc sản nhất, mà có lẽ Lý muốn bộc lộ khiếu năng, cùng tấm lòng mình nhiều nhất ở đó, là các món vịt tần, vây và mọc, nhất là món mọc. Chị đã rất tỉ mỉ và kỹ tính hết sức khi chế biến món này. Miếng thăn được chọn lựa, giã thật nhuyễn nhừ thay cho giò sống được chính tay chị trộn với mộc nhĩ, nấm hương, rồi nặn thành từng viên tròn trĩnh. Nồi nước dùng đảm bảo phải trong veo. Và chính tay chị vớt, chia đều ra từng bát nhỏ.

Mọi người vào mâm, hân hoan khác thường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Truyện Mùa lá rụng trong vườn Tác phẩm Mùa là rụng trong vườn của Ma Văn Kháng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *