Bạn đang xem bài viết Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách xử trí cho bé tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Theo Tổ chức The Lullaby Trust (Anh Quốc), khi chăm sóc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời, các mẹ thường đặc biệt chú ý đến nhiệt độ cơ thể của bé yêu bởi vì thân nhiệt phản ánh trực tiếp tình trạng sức khoẻ của con yêu.
Do vậy, việc tìm hiểu nhiệt độ bình thường và ý nghĩa của các mức nhiệt độ tác động đến tình trạng sức khoẻ của bé là cần thiết với các bố mẹ.
Nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là bình thường?
Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh thường thấp hơn 1 độ C đến 1,5 độ C so với người lớn, dao động trong khoảng 36,5 – 37,5 độ C. Khi đo nhiệt độ cho bé yêu, các mẹ có thể đo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí lý tưởng nhất để đo thân nhiệt bé là ở hậu môn bởi vì hậu môn luôn có nhiệt độ cao hơn so với các vị trí khác.
Nhiệt độ đo được sẽ khác ở các vị trí khác nhau trên cơ thể bé:
- Hậu môn: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh trong khoảng từ 36.6 – 38°C
- Miệng: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh trong khoảng từ 35.8 – 38°C
- Tai: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh trong khoảng từ 35.5 – 37.5°C
- Nách: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh trong khoảng từ 35.5 – 37.5°C
Nhiệt độ trẻ sơ sinh bao nhiêu là sốt?
Mức thân nhiệt của trẻ sơ sinh phản ánh trực tiếp tình trạng sức khỏe của bé, rằng bé vẫn bình thường, bị sốt hay bị lạnh. Việc theo dõi thân nhiệt thường xuyên là điều cần thiết cho cả bé và bố mẹ, các bé không thể thông báo cho bố mẹ hiểu nếu bé cảm thấy khó chịu trong người, do đó bố mẹ cần chủ động để xử lý kịp thời trong mọi tình huống.
Thân nhiệt trên 37.5 độ C: Thân nhiệt của trẻ sơ sinh từ 38 độ C là sốt nhẹ, từ 39 độ C là sốt cao, và cần chăm sóc y tế ngay lập tức nếu trên 40 độ C.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 28 ngày tuổi, nếu sốt từ 38.3 độ C cần được cấp cứu ngay lập tức, một số trường hợp có thể xảy ra co giật khi thân nhiệt của trẻ đạt mức 38.6 độ C.
Thân nhiệt dưới 36.5 độ C:cơ thể lạnh, tím tái tay chân, huyết áp giảm, cứng cơ. Trong tình huống nghiêm trọng, bé sẽ ngừng thở khi thân nhiệt dưới 34 độ C, hoặc khi thân nhiệt dưới 28 độ C, có thể rơi vào hôn mê, đồng tử mất phản xạ với ánh sáng do giãn đồng tử.
Tham khảo thêm: Tổng hợp 14 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả, an toàn mà bạn không nên bỏ qua
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt
Sốt là đáp ứng tự vệ của hệ miễn dịch cơ thể chống lại những điều kiện và tác nhân khác nhau. Đây là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, càng nhỏ thì càng dễ sốt.
Sốt là một dấu hiệu tốt chứng tỏ cơ thể có khả năng phản vệ, nhưng đây cũng là một trong những lý do hàng đầu khiến nhiều cha mẹ lo lắng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ sơ sinh bị sốt, trong đó thường gặp nhất là nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn gây ra thường biểu hiện triệu chứng sốt là:
- Cảm
- Tiêu chảy
- Nhiễm khuẩn tai
- Viêm thanh quản cấp
- Viêm tiểu phế quản
- Viêm đường hô hấp
- Viêm ruột
- Nhiễm trùng tiểu
- Nhiễm trùng da
- Nhiễm lao
Cách đo nhiệt độ cơ thể của bé
Trẻ sơ sinh nếu có các biểu hiện như: Thức dậy nửa đêm, nhăn nhó, mệt mỏi, má hồng, người nóng, toát mồ hôi,… thì ba mẹ nên dùng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ ngay.
Lưu ý: Dùng nhiệt kế điện tử để đảm bảo an toàn và độ chính xác cao hơn so với nhiệt kế thủy ngân.
Cách lấy nhiệt độ tùy vào vị trí như: Nách, miệng, hậu môn, tai, trán/thái dương phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ như sau:
Trẻ dưới 3 tháng tuổi
Có thể đo thân nhiệt ở nách để thuận tiện cho trẻ sơ sinh, nếu > 37.2 độ C thì nên sử dụng phương pháp đo thân nhiệt ở hậu môn. Sau đó nếu kết quả là 38 độ C hoặc cao hơn thì cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi
Có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai.
Trẻ dưới 4 tuổi
Có thể kẹp nhiệt kế ở nách để xác định thân nhiệt, khi đo được từ 38 độ C trở lên thì được coi là sốt.
Trẻ trên 4 tuổi
Thân nhiệt đo tại miệng sẽ cho tính chính xác cao, trẻ bị sốt khi nhiệt độ từ 37.8 độ C trở lên.
Trẻ lớn
Có thể kẹp nhiệt kế ở nách.
Lưu ý khi đo nhiệt độ cho bé
Khi đo thân nhiệt cho bé sơ sinh, các mẹ cũng cần chú ý một số điều sau nhằm tránh việc đo thân nhiệt không chính xác hoặc vô tình làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé.
- Không mặc quần áo nhiều, không vận động nhiều cho bé trước khi đo thân nhiệt vì sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể một cách không tự nhiên, không phản ánh đúng tình trạng của bé.
- Bé sẽ cảm thấy khó chịu khi đo nhiệt độ ở tai, vì trẻ sơ sinh có ống tai khá hẹp.
- Chỉ nên đo thân nhiệt ở miệng khi trẻ từ 4 tuổi trở lên các mẹ nhé. Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non nớt, có thể bị ảnh hưởng đến tiêu hoá nếu dụng cụ đo không được vệ sinh sạch sẽ.
- Kiểm tra nhiệt độ ít nhất 3 lần mỗi ngày khi bé thức dậy buổi sáng, trước khi tắm và buổi chiều tối để đối chiếu, vì thân nhiệt của trẻ không ổn định, buổi sáng thường thấp hơn buổi chiều.
Xử trí tại nhà khi trẻ sơ sinh bị sốt
Bên cạnh việc nắm được trẻ sơ sinh nóng bao nhiêu độ là sốt, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để xử trí tại nhà:
- Cởi quần áo trẻ ra và lau bằng nước ấm ở vị trí nách, bẹn, đầu khoảng 5 – 15 phút để lỗ chân lông giãn nở và thoát nhiệt ra ngoài, sau đó mặc lại quần áo thoáng nhẹ bằng cotton.
- Cho bé uống nhiều nước để bù mất nước qua mồ hôi và hô hấp, trẻ còn bú mẹ thì vẫn cho bú theo nhu cầu.
- Tạm ngưng ăn khi sốt cao để đề phòng bé bị co giật. Khi đã qua cơn sốt thì cho bé ăn nhẹ với thức ăn dễ tiêu.
- Theo dõi các dấu hiệu đi kèm sốt để tìm ra nguyên nhân gây sốt và lưu ý cảnh báo bệnh nặng.
- Đo thân nhiệt lại mỗi 30 phút, nếu nhiệt độ chưa xuống thì nên cho bé uống hạ sốt hoặc nhét thuốc ở hậu môn.
Ngoài ra, phụ huynh KHÔNG NÊN làm những việc chẳng những không có tác dụng hạ sốt mà còn gây nguy hiểm cho trẻ như sau:
- Ủ ấm.
- Chườm lạnh.
- Dùng rượu hay lá cây chà xát ngoài da, lau mình bé.
- Tự ý dùng thuốc kháng sinh mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Dùng đồng thời paracetamol và ibuprofen.
Khi nào thì sốt đáng lo?
Đa phần các trường hợp sốt có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, phụ huynh cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh khi:
- Sốt cao khó hạ, dù đã lau mát và uống thuốc hạ nhiệt.
- Sốt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác như nôn ói, khò khè, mệt mỏi, giật mình hoảng hốt, lạnh tay chân, phát ban da,…
- Sốt cao liên tục 2 – 3 ngày hoặc sốt tái đi tái lại trong hơn 1 tuần.
- Trẻ trên 3 tháng tuổi sốt 38 độ C hơn 3 ngày hoặc có dấu hiệu bứt rứt, không chịu bú,…
- Trẻ từ 3 – 36 tháng sốt 38.9 độ C hay trẻ lớn sốt 40 độ C.
- Trẻ có bệnh nền: Tim mạch, ung thư, lupus, hồng cầu liềm,…
Qua bài viết trên, Wikihoc.com mong rằng bố mẹ đã có thêm một vài kiến thức để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng không nè. Sinh con ra, bố mẹ không mong gì hơn ngoài con được khỏe mạnh, đó là niềm vui đơn giản của mọi gia đình.
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách xử trí cho bé tại nhà tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.