Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sinh 12 bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Sinh 12 bài 6 trắc nghiệm tổng hợp 20 câu hỏi xoay quanh kiến thức về đột biến số lượng nhiễm sắc thể có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 12 bài 6, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

Câu 1: Dạng đột biến số lượng NST gây ra hội chững Đao là

A. thể một ở cặp NST 23, có 45 NST.

B. thể ba ở cặp NST 21, có 47 NST.

C. thể một ở cặp NST 21, có 45 NST.

D. thể ba ở cặp NST 23, có 47 NST.

Câu 2: Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dưỡng. Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp đột biến dạng thể một đơn?

A. 12

B. 24

C. 15

D. 13

Câu 3: Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội có bộ NST với số lượng bằng nhau trong tế bào là

A. số lượng NST

B. nguồn gốc NST

C. hình dạng NST

D. kích thước NST

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với thể đột biến đa bội?

A. Sinh tổng hợp các chất mạnh

B. Cơ quan sinh dưỡng lớn, chống chịu tốt

C. Thường gặp ở thực vật

D. Không có khả năng sinh giao tử bình thường

Câu 5: Sự không phân li của một cặp NST tương đồng ở một nhóm tế bào sinh dưỡng của một cơ thể khi tiến hành nguyên phân sẽ dẫn đến kết quả

A. tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến

B. chỉ có cơ quan sinh dục mang tế bào đột biến

C. tất cả các tế bào sinh dưỡng đều mang đột biến, còn tế bào sinh dục thì không

D. cơ thể sẽ có 2 dòng tế bào: dòng bình thường và dòng mang đột biến

Tham khảo thêm:   9 phim hay nhất của Han Hyo Joo có lượt xem cực khủng

Câu 6: Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật là 48. Khi quan sát NST trong tế bào sinh dưỡng, người ta thấy có 47 NST. Đột biến trên thuộc dạng

A. đột biến lệch bội

B. đột biến tự đa bội

C. đột biến dị đa bội

D. thể tam nhiễm

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây không thuộc dạng đột biến lệch bội?

A. Tế bào sinh dưỡng có một cặp NST gồm 4 chiếc

B. Trong tế bào sinh dưỡng thì mỗi cặp NST đều chứa 3 chiếc.

C. Tế bào sinh dưỡng thiếu 1 NST trong bộ NST

D. Tế bào sinh dục thừa 1 NST

Câu 8: Những cơ thể mang đột biến nào sau đây là thể đột biến?

(1) Đột biến gen lặn trên NST giới tính. (2) Đột biến gen trội. (3) Đột biến dị đa bội. (4) Đột biến gen lặn trên NST thường. (5) Đột biến đa bội. (6) Đột biến cấu trúc NST.

Phương án đúng là:

A. (1), (2), (3) và (5)

B. (1), (2) và (3)

C. (1), (2), (3) và (4)

D. (1), (2), (3), (5) và (6)

Câu 9: Trong trường hợp xảy ra rối loạn phân bào giảm phân I, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu gen XY là

A. XX, XY và O

B. XX, Y và O

C. XY và O

D. X, YY và O

Câu 10: Một loài sinh vậy có NST giới tính ở giới cái và giới đực tương ứng là XX và XY. Trong quá trình tạo giao tử, một trong hai bên bố hoặc mẹ xảy ra sự không phân li ở lần phân bào I của cặp NST giới tính.Con của chúng không có những kiểu gen nào sau đây?

A. XXX, XO

B. XXX, XXY

C. XXY, XO

D. XXX, XX

Câu 11: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra đưỡ các dạng tứ bội nào sau đây?

(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.

Phương án đúng là:

A. (1), (2) và (3)

B. (1), (3) và (5)

C. (1), (2) và (4)

D. (1), (4) và (5)

Câu 12: Ở mộ loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa, cặp NST số 3 chứa cặp gen bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen

A. AAb, aab, b

B. Aab, b, Ab, ab

C. AAbb

D. Abb, abb, Ab, ab

Câu 13: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Ở thể tam nhiễm, hạt phấn (n+1) không cạnh tranh được với hạt phấn n, còn các loại tế bào noãn đều có khả năng thụ tinh. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ ở đời con là 2 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng?

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 89: Kiểm đếm số lần xuất hiện của một sự kiện Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 83, 84

A. Mẹ Aaa x Bố AA

B. Mẹ Aa x Bố Aaa

C. Mẹ AAa x Bố AA

D. Mẹ Aa x Bố AAA

Câu 14: Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do

A. sự thụ tinh của 2 giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau

B. sự tạo thành giao tử 2n từ thể lưỡng bội và sự thụ tinh của hai giao tử này

C. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li

D. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li

Câu 15: Cơ chế phát sinh các giao tử (n-1) và (n+1) là do

A. một cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân

B. một cặp NST tương đồng không được nhân đôi

C. thoi phân bào không được hình thành

D. cặp NST tương đồng không xếp song song ở kì giữa I của giảm phân

Câu 16: Ở một loài thực vật (2n=22), cho lai 2 cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong các tế bào có 336 cromatit. Hợp tử này là dạng bột biến

A. thể bốn

B. thể ba

C. thể không

D. thể một

Câu 17: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra cây tam bội mang kiểu gen Aaa?

A. Tác động consixin trong quá trình nguyên phân của cây Aa

B. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của cả bố mẹ trong phép lai Aa x Aa.

C. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.

D. Gây đột biến đa bội trong qúa trình giảm phân của một bên bố hoặc mẹ trong phép lai Aa x Aa.

Câu 18: Một hợp tử của một loài nguyên phân bình thường 3 đợt, môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 147 NST đơn. Biết rằng loài nói trên có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Cơ chế đã tạo ra hợp tử nói trên là

A. không hình thành thoi phân bào trong quá trình nguyên phân

B. không hình thành thoi phân bào trong giảm phân ở tế bào sinh giao tử của cả bố và mẹ

C. không hình thành thoi phân bào ở tế bào sinh giao tử của bố hoặc của mẹ khi giảm phân

D. một cặp NST nào đó đã không phân li trong giảm phân

Tham khảo thêm:   3 cách làm chân gà hấp hành, hấp bia, hấp sả ớt giòn thơm nức mũi, da không rách

Câu 19: Gen D có 540 nucleotit loại G, gen d có 450 G. F1 có kiểu gen Dd lai với nhau, F2 thấy xuất hiện loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X. Hợp tử đó có kí hiệu bộ gen là

A. DDD

B. Ddd

C. DDdd

D. Dddd

Câu 20: Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu được F1 đều có quả đỏ. Xử lí consixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn hai cây F1 để giao phấn với nhau. Ở F2 thu được 253 cây quả đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về hai cây F1 nói trên?

A. Một cây là 4n và cây còn lại là 2n do tứ bội hóa không thành công

B. Cả 2 cây F1 đều là 4n do tứ bội hóa đều thành công

C. Cả 2 cây F2 đều là 2n do tứ bội hóa không thành công

D. Có 1 cây là 4n và 1 cây là 3n

Đáp án trắc nghiệm Sinh 12 bài 6

1 – B

2 – A

3 – B

4 – D

5 – D

6 – A

7 – B

8 – D

9 – C

10 – D

11 – B

12 – A

13 – B

14 – D

15 – A

16 – D

17 – D

18 – C

19 – B

20 – A

Câu 10:

Cặp NST giới tính bị rối loạn phân li trong giảm phân I:

– Xảy ra với cặp XX cho giao tử chứa XX và O kết hợp với NST từ bố (Y và X) → không cho hợp tử XX.

– Xảy ra với cặp XY cho các loại giao tử O và XY kết hợp với giao tử bình thường X của mẹ cũng không cho hợp tử chứa XX.

Câu 12:

Ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II cho giao tử chứa NST là AA, aa, O; cặp NST số 3 phân li bình thường cho giao tử chứa b → Các loại giao tử tạo ra là: (AA, aa, O)(b) = AAb, aab, b.

Câu 13:

Đời con có cây quả vàng nên cây bố và mẹ đều phải cho giao tử chỉ chứa a → cây quả vàng ở F1 = 1/3 = 1/2 x 2/3 → Đáp án B.

Câu 16:

Gọi bộ NST trong tế bào là a → số cromatit ở kì giữa trong 1 tế bào là 2a. Ở kì giữa lần nguyên phân thứ 4 có 23 = 8 tế bào phân chia → 2a x 8 = 336 → a = 21 = 2n – 1.

Câu 19:

Loại hợp tử chứa 1440 nucleotit loại X = 540 + 450 x 2 → hợp tử chứa 1 gen D và 2 gen d → Kiểu gen của hợp tử là Ddd.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 6 Câu hỏi trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *