Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 (Có đáp án) Trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sinh 11 bài 26: Cảm ứng ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 bao gồm 24 câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh kiến thức về Cảm ứng ở động vật. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong bài kiểm tra học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 11 bài 26, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trắc nghiệm Sinh 11 bài 26: Camrm ứng ở động vật

Câu 1: Thuộc loại phản xạ không điều kiện là

A. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.

B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.

C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

D. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.

Đáp án:

D là phản xạ không điều kiện

A,B,C là phản xạ có điều kiện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện?

A. Thường do tủy sống điều khiển

B. Di truyền được, đặc trưng cho loài

C. Mang tính bẩm sinh và bền vững

D. Có số lượng không hạn chế

Đáp án:

Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là:

– mang tính bẩm sinh, không cần rèn luyện

– mang tính chất loài và di truyền

– trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống

– có tính bền vững, tồn tại rất lâu có khi suốt đời

– phản ứng tương ứng với kích thích

Vậy đặc điểm sai là D.

Mặc dù số lượng các phản xạ không điều kiện lớn nhưng cũng có giới hạn và không gia tăng thêm

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là?

A. Trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống

Tham khảo thêm:  

B. Di truyền được, đặc trưng cho loài

C. Bền vững và không cần rèn luyện, củng cố

D. Cả A, B và C

Đáp án:

Đặc điểm của phản xạ không điều kiện là:

– mang tính bẩm sinh, không cần rèn luyện

– mang tính chất loài và di truyền

– trung ương thần kinh nằm ở trụ não và tủy sống

– có tính bền vững, tồn tại rất lâu có khi suốt đời

– phản ứng tương ứng với kích thích

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: “Khi tập thể dục, ta thấy nóng, đổ nhiều mồ hôi, ta tìm nơi để nghỉ ngơi và quạt cho mát” trong câu trên, có bao nhiêu phản xạ có điều kiện, bao nhiêu phản xạ không điều kiện?

A. 2 PXKĐK; 2 PXCĐK

B. 2 PXKĐK; 1 PXCĐK

C. 1 PXKĐK; 2 PXCĐK

D. 3 PXKĐK; 1 PXCĐK

Đáp án:

Ta phân tích:

  • PXKĐK: hoạt động nhiều thấy nóng, đổ mồ hôi: đây là những PXKĐK sinh ra đã có.
  • PXCĐK: thấy nóng tìm nơi nghỉ ngơi và quạt cho mát đây là PXCĐK.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cơ thể động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh, nhưng đáp ứng không hoàn toàn chính xác bằng cách co rút toàn thân, xảy ra ở:

A. Giáp xác

B. Cá.

C. Ruột khoang

D. Thân mềm.

Đáp án:

Động vật đã xuất hiện tổ chức thần kinh nhưng đáp ứng không chính xác, xuất hiện ở ruột khoang.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Hệ thần kinh dạng lưới được thấy ở

A. Ruột khoang

B. Giun tròn

C. Thân mềm

D. Chân khớp

Đáp án:

Hệ thần kinh dạng lưới có ở ruột khoang: VD: Thủy tức, sứa..

Ba nhóm động vật còn lại có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Hình thức cảm ứng ở động vật, được điều khiển bởi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở:

A. Thân mềm

B. Giun đốt

C. Chân khớp

D. San hô

Đáp án:

Hình thức cảm ứng ở động vật được điều khiển bỡi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở san hô.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Hình thức cảm ứng ở động vật, được điều khiển bởi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở:

A. Thân mềm

B. Giun đốt

C. Chân khớp

D. San hô

Đáp án:

Tham khảo thêm:   Kịch bản Đại hội Chi đoàn năm 2023 - 2024 Kịch bản chương trình Đại hội Chi đoàn (7 mẫu)

Hình thức cảm ứng ở động vật được điều khiển bỡi dạng thần kinh chuỗi, không xuất hiện ở san hô.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Động vật nào sau đây cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Cá, lưỡng cư.

B. Bò sát, chim, thú.

C. Thuỷ tức.

D. Giup dẹp, đỉa, côn trùng.

Đáp án:

Động vật mà sự cảm ứng có sự tham gia của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch là: giup dẹp, đỉa, côn trùng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Thuộc loại phản xạ có điều kiện là

A. ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại

B. chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ

C. nghe tiếng sấm nổ ta giật mình

D. nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Đáp án:

Ví dụ D là phản xạ có điều kiện, ta phải nhớ tên mình, sau nhiều lần có người gọi tên ta và ta quay lại đã hình thành phản xạ khi nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Đáp án cần chọn là: D

Câu 11: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững

B. Không di truyền được, mang tính cá thể

C. Có số lượng hạn chế

D. Thường do vỏ não điều khiển

Đáp án:

Ý sai là C, số lượng phản ứng có điều kiện là không hạn chế

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là?

A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững

B. Không di truyền được, mang tính cá thể.

C. Thường do vỏ não điều khiển

D. Cả 3 ý trên

Đáp án:

Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là:

– Không di truyền, học được trong quá trình sống

– Có tính chất cá thể, bị mất đi nếu không được củng cố.

– Là hoạt động của vỏ bán cầu đại não.

– Không phụ thuộc tính chất tác nhân kích thích và bộ phận cảm thụ mà chỉ phụ thuộc điều kiện xây dựng phản xạ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:

A. Duỗi thẳng cơ thể

Tham khảo thêm:   10+ cách trị hôi nách từ nguyên liệu thiên nhiên có sẵn

B. Co toàn bộ cơ thể

C. Di chuyển đi chỗ khác

D. Co ở phần cơ thể bị kích thích

Đáp án:

Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là co toàn bộ cơ thể.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.

B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích

C. Tiêu phí nhiều năng lượng

D. Tiêu phí ít năng lượng

Đáp án:

Ý sai là D, Ruột khoang có hệ thần kinh dạng lưới => co toàn bộ cơ thể lại khi bị kích thích nên tiêu tốn nhiều năng lượng

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Khác với tính cảm ứng của thủy tức,phản ứng của giun đất

A. Đã mang tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng hơn

B. Chưa mang tính định khu nhưng chính xác hơn

C. Được thực hiện theo cơ chế phản xạ

D. Có cơ chế giống với phản ứng của các loài bò sát

Đáp án:

Thủy tức có hệ thần kinh dạng lưới; giun đất có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch nên có phản ứng định khu chính xác hơn và ít tiêu tốn năng lượng hơn.

Cảm ứng ở hai sinh vật này đều được thực hiện qua cơ chế phản xạ nhưng khác với phản ứng của các loài bò sát.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường

B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện

C. Phản xạ của động vật càng nhanh

D. Không xác định được ảnh hưởng

Đáp án:

Số lượng phản xạ có điều kiện ngày một tăng → giúp động vật thích nghi hơn với điều kiện môi trường.

Đáp án cần chọn là: A

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Sinh 11 bài 26

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 26 (Có đáp án) Trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *