Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 26 (Có đáp án) Lịch sử 12 bài 26 trắc nghiệm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000) là tài liệu hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Trắc nghiệm Sử 12 bài 26 tổng hợp 23 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Trắc nghiệm Sử 12 Bài 26 có đáp án

Câu 1. Vì sao Việt Nam phải tiến hành đổi mới ?

A. Đổi mới là một yêu cầu thường xuyên của cách mạng.

B. Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng.

C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dụng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có nhũng chuyển biến mạnh mẽ.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 2. Ba chương trình kinh tế được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là gì ?

A. Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.

B. Phát triển kinh tế vườn – ao – chuồng.

C. Đổi mới để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh quốc tế đang có những chuyển biến mạnh mẽ.

D. Nông nghiệp – công nghiệp chế biến – xuất khẩu.

Đáp án: D

Câu 3. Khi nào Việt Nam có gạo để xuất khẩu ?

A. Năm 1989.

B. Năm 1990.

C. Năm 1991.

D. Năm 1988.

Đáp án: A

ad

Câu 4. Tính đến năm 1986, Đảng ta đã có bao nhiêu Cương lĩnh ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 5. Thành tựu về kinh tế đối ngoại từ năm 1986 – 1990?

A. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2 lần.

B. Hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần.

C. Hàng xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần.

D. Hàng xuất khẩu tâng 3,5 lần.

Đáp án: B

Câu 6. Tính chất nền kinh tế Việt Nam trong thời kì đổi mới?

A. Kinh tế tự cấp.

B. Kinh tế bao cấp.

C. Kinh tế hàng hoá tự do.

D. Kinh tế hàng hoá, có sự điều tiết của nhà nước.

Đáp án: D

Câu 7. Đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ mấy của Đảng ? Thời gian ?

A. Đại hội V ; năm 1982.

B. Đại hội VI; năm 1990.

C. Đại hội V ; năm 1986.

D. Đại hội VI; năm 1986.

Đáp án: D

Câu 8. Thành tựu của việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991 – 1995)?

A. Lạm phát bị đẩy lùi, năm 1995 chỉ còn 12,7%.

B. Công nghiệp bình quân hằng năm tăng 13,3%.

C. Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD.

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 9. Điền thêm từ còn thiếu trong câu trích từ Nghị quyết Đại hội Đảng : “Đẩy mạnh công cuộc đổi mới … , tiếp tục phát triển nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần”.

A. Sâu rộng.

B. Toàn diện và đồng bộ.

C. Trên mọi lĩnh vực.

D. Đất nước.

Đáp án: B

Câu 10. Thành tựu của hoạt động xuất khẩu, trong kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 ?

A. Đạt 17 tỉ USD.

B. Đạt 61,5 tỉ USD.

C. Đạt 51,6 tỉ USD.

D. Đạt 55,6 tỉ USD.

Đáp án: C

Câu 11. Ba mặt hàng chủ lực xuất khẩu của nước ta trong kế hoạch Nhà nước 5 năm 1996 – 2000 là:

A. Lúa gạo, đồ may mặc, thuỷ sản.

B. Lúa gạo, thuỷ sản, hồ tiêu.

C. Lúa gạo, hồ tiêu, cà phê.

D. Lúa gạo, cà phê, thuỷ sản.

Đáp án: D

Câu 12. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Việt Nam muốn … với các quốc gia trên thế giới”

A. Là bạn

B. Làm bạn

C. Kết bạn

D. Tìm bạn

Câu 13. Thời điểm Việt Nam – Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao ?

A. 30 – 4 – 1995

B. 27 – 8 – 1995

C. 11 – 7 – 1995

D. 28 – 7 – 1995

Đáp án: C

Câu 14. Điền những từ thích hợp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là…………

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Đáp án: B

Câu 15. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?

A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.

B. Phát triển kinh tế đối ngoại.

C. Kiềm chế được lạm phát.

D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội.

Đáp án: D

Câu 16. Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?

A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.

C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Cả 3 ý trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 17. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?

A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI

B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.

C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.

D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.

Đáp án: D

Câu 18. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?

A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

B. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 15: Khối lượng riêng Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 77, 78, 79, 80

D. Câu B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 19. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI?

A. Đổi mới về kinh tế.

B. Đổi mới về chính trị.

C. Đổi mới về văn hóa.

D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.

Đáp án: D

Câu 20. Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ nhưng quan trọng nhất là đổi mới trên lĩnh vực nào?

A. Đổi mới về chính trị.

B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.

C. Đổi mới về kinh tế.

D. Đổi mới về văn hóa.

Đáp án: C

Câu 21. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là gì?

A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.

B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.

D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.

Đáp án: D

Câu 22. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà phảỉ làm gì?

A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Đáp án: B

Câu 23. Hoàn thiện các hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động nhằm mục đích gì là chủ yếu nhất?

A. Để tiện lợi cho việc sản xuất.

B. Để giải phóng sức lao động ở nông thôn.

C. Để dễ dàng loại bỏ một số hiện tượng tiêu cực.

D. Để khuyến khích sản xuất ở nông thôn.

Đáp án: B

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 26 (Có đáp án) Lịch sử 12 bài 26 trắc nghiệm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *