Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm Sử 11 bài 11 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 11 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 11 tham khảo.

Trắc nghiệm Sử 11 bài 11 tổng hợp 45 câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh kiến thức về trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn, cao trào cách mạng 1918 – 1922 ở các nước tư bản, cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 – 1933 và hậu quả của nó có đáp án kèm theo. Qua đó các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức lịch sử để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 môn Lịch sử sắp tới. Chúc các bạn học tốt.

Câu hỏi trắc nghiệm Sử 11 bài 11

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình tại đâu, vào thời gian nào?

A. Pari ( 1919 – 1920) và Luân Đôn (1920 – 1921)
B. Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)
C. Luân Đôn (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 – 1922)
D. Oasinhtơn (1919 – 1920) và Vécxai (1921 – 1922)

Câu 2. Nội dung chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận
B. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản
C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa
D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh

Câu 3. Văn kiện kí kết từ các hội nghị hòa hình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến hình thành một trật tự thế giới mới, đó là

A. Trật tự đa cực
B. Trật tự Oasinhtơn
C. Trật tự Vécxai
D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 4. Những nước giành được nhiều quyền lợi trong trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Anh, Đức, Mĩ, Nhật Bản
D. Italia, Pháp, Mĩ, Nhật Bản

Câu 5. “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

A. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau
B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế
C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng
D. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

Câu 6. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là

A. Hội Ái hữu
B. Hội Quốc xã
C. Hội Quốc liên
D. Hội Đoàn kết

Câu 7. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có sự tham gia của

A. 41 nước
B. 42 nước
C. 43 nước
D. 44 nước

Câu 8. Mục tiêu thành lập của tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là

A. Duy trì trật tự thế giới mới
B. Tăng cường an ninh giữa các nước
C. Đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế
D. Thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, khoa học giữa các nước

Câu 9. Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực

A. Xã hội
B. Kinh tế
C. Văn hóa
D. Chính trị

Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra đầu tiên ở

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 2: Kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi Sơ đồ tư duy & 22 đoạn văn mẫu lớp 2

A. Anh
B. Pháp
C. Đức
D. Mĩ

Câu 11. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài trong bao lâu?

A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm

Câu 12. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa
B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu

Câu 13. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra trầm trọng nhất vào năm

A. 1929
B. 1930
C. 1931
D. 1932

Câu 14. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản
B. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản
C. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn
D. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Câu 15. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì?

A. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
B. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
D. Tiến hành cải cách kinh tế – xã hội ở trong nước

Câu 16. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước Đức, Ialia, Nhật Bản đã làm gì?

A. Lôi kéo, tập hợp đồng minh
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
C. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
D. Thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ của nhân dân

Câu 17. Chủ nghĩa phát xít được định nghĩa là

A. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những kẻ đầu trọc, hiếu chiến nhất
B. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, manh động nhất
C. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực tay sai phản động nhất, hiếu chiến nhất

Câu 18. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là

A. Phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp
B. Các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị
thủ tiêu
C. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động
D. Một cuộc chiến tranh thế giới mới

Câu 19. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu điều gì?

A. Cuộc khủng hoảng kinh tế chưa thể giải quyết được
B. Một cuộc chiến tranh thế giới mới đang đến gần
C. Nguy cơ xảy ra xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. Nguy cơ của các cuộc chiến tranh cục bộ

Câu 20. Các nước tìm lối thoát khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng những hình thức thống trị mới là:

A. Nhật Bản, Pháp, Đức
B. I-ta-li-a, Anh, Đức
C. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
D. Mĩ, Nhật Bản, Pháp

Câu 21. Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm kiếm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng cách nào?

A. Tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội
B. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
C. Đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân
D. Mở rộng giao lưu kinh tế với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

Câu 22. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu:

A. nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh cục bộ
B. cuộc khủng hoảng kinh tế không thể giải quyết được
C. nguy cơ xảy ra các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo
D. nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn tạo và xem ID Zalo nhanh chóng

Câu 23. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở:

A. Ma-đrít (1919 – 1920) và Niu Iooc (1921 – 1922)
B. Vécxai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922)
C. Hen-xin-ki (1919 – 1920) và Lốt An-giơ-lét (1921 – 1922)
D. Cô-pen-ha-ghen (1919 – 1920) và Xan Phran-xix-cô (1921 – 1922)

Câu 24. Các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 -1922) để:

A. đưa ra các giải pháp hợp tác về kinh tế, khoa học – kĩ thuật
B. kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi
C. bàn về việc giải quyết những hậu quả của chiến tranh gây ra
D. tiến hành kí kết các hiệp ước về quân sự, an ninh, đối ngoại, môi trường,…

Câu 25. Văn kiện kí kết từ các Hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đưa đến việc hình thành một trật tự thế giới mới gọi là:

A. Trật tự Ianta
B. Trật tự Oasinhtơn
C. Trật tự Vécxai
D. Trật tự Vécxai – Oasinhtơn

Câu 26. Hội nghị Vécxai (1919 – 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 – 1922) đã:

A. phá vỡ trật tự thế giới cũ
B. phân định lại thị trường, thuộc địa
C. thiết lập một trật tự thế giới mới
D. xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận

Câu 27. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi thông qua hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, trước hết là:

A. Pháp, Đức, Mĩ, Anh
B. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản
C. Nhật Bản, Italia, Pháp, Mĩ
D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ

Câu 28. Với việc kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, quan hệ quốc tế lúc này có điểm gì mới?

A. Cục diện các nước tư bản đối đầu với nhau
B. Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập
C. Diễn ra cuộc đối đầu giữa các nước tư bản với Liên Xô
D. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, an ninh thế giới

Câu 29. Với hệ thống Vécxai – Oasinhtơn, các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được:

A. ưu thế lớn về mặt quân sự
B. những ưu thế về mặt chính trị
C. ưu thế về ngoại giao cũng như vị thế trên trường quốc tế
D. nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận

Câu 30. Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh là do đâu?

A. Hệ thống thuộc địa của các nước tư bản không đều nhau
B. Nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi
C. Sự phát triển kinh tế – xã hội không đều giữa các nước tư bản
D. ở mỗi nước tư bản đều có những thế mạnh cạnh tranh riêng của mình

Câu 31. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập để duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Hội Liên minh
B. Hội Quốc liên
C. Hội Hiệp ước
D. Liên hợp quốc

Câu 32. Hội Quốc liên – tổ chức chính trị quốc tế đầu tiên – được thành lập với sự tham gia của bao nhiêu nước thành viên?

A. 43
B. 44
C. 45
D. 46

Câu 33. Mục tiêu của việc thành lập Hội Quốc liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên là gì?

A. Duy trì trật tự thế giới mới
B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
C. Tăng cường kiểm soát an ninh khu vực, quốc gia
D. Thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật giữa các quốc gia

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 8 sách Chân trời sáng tạo Chương trình Ngữ văn 8

Câu 34. Nhằm duy trì trật tự thế giới mới (hệ thống Vécxai – Oasinhtơn), các nước tư bản đã có chính sách gì?

A. Thành lập khối liên minh quân sự
B. Thành lập Hội Quốc liên
C. Thành lập khối liên minh chính trị – kinh tế
D. Tăng cường hợp tác để giải quyết những mâu thuẫn về quyền lợi

Câu 35. Cuộc khủng hoảng trong những năm 1929 – 1933 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực:

A. văn hóa
B. chính trị
C. xã hội
D. kinh tế

Câu 36. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 bùng nổ đầu tiên ở:

A. Pháp
B. Đức
C. Mĩ
D. Anh

Câu 37. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo dài gần bao nhiêu năm?

A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm

Câu 38. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933 diễn ra trầm trọng nhất là vào năm:

A. 1929
B. 1930
C. 1931
D. 1932

Câu 39. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 không phải là:

A. lan ra và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới tư bản
B. chấm dứt thời kì ổn định của chủ nghĩa tư bản
C. hình thành hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
D. chấm dứt thời kì tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản

Câu 40. Tháng 10 – 1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở

A. Đức
B. Pháp
C. Mĩ
D. Nhật Bản

Câu 41. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với kinh tế – xã hội của các nước tư bản chủ nghĩa không phải là:

A. tàn phá nặng nề nền kinh tế
B. hàng chục triệu công nhân thất nghiệp
C. nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn
D. gây ra những hậu quả nghiêm trọng về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,…

Câu 42. Ý nào sau đây không đúng với hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933?

A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa
B. Hàng triệu công nhân thiếu việc làm tại các xưởng sản xuất
C. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội
D. Nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn

Câu 43. Các nước tiến hành những cải cách kinh tế – xã hội để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất là:

A. Pháp, Mĩ, Nhật Bản
B. Anh, Pháp, Đức
C. Mĩ, Anh, Pháp
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

Câu 44. Các nước Mĩ, Anh, Pháp khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 bằng cách nào?

A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít
B. Tiến hành những cải cách kinh tế-xã hội
C. Kêu gọi sự đầu tư và giúp đỡ từ bên ngoài
D. Đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa

Câu 45. Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã

A. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.
B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
C. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
D. làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước tư bản.

Đáp án trắc nghiệm Sử 11 bài 11

Câu Đáp án
Câu 1 B
Câu 2 A
Câu 3 D
Câu 4 B
Câu 5 D
Câu 6 C
Câu 7 D
Câu 8 A
Câu 9 B
Câu 10 D
Câu 11 B
Câu 12 C
Câu 13 D
Câu 14 B
Câu 15 D
Câu 16 B
Câu 17 C
Câu 18 D
Câu 19 B
Câu 20 C
Câu 21 B
Câu 22 D
Câu 23 B
Câu 24 B
Câu 25 D
Câu 26 C
Câu 27 B
Câu 28 B
Câu 29 D

…………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Sử 11 bài 11

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Lịch sử 11 Bài 11 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm Sử 11 bài 11 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *