Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm GDCD 12 bài 8 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp 50 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo về bài Pháp luật với sự phát triển của công dân.

Trắc nghiệm bài 8 GDCD 12 tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về lý thuyết và các bài tập tình huống có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 bài 8

Câu 1. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. dân chủ của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. phát triển của công dân.

  4. học tập của công dân.

Câu 2. Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành, nghề nào. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. tự do của công dân.

  2. lao động của công dân.

  3. học tập của công dân.

  4. phát triển của công dân

Câu 3. Mọi công dân đều có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. dân chủ của công dân.

  2. tự do của công dân.

  3. học tập của công dân.

  4. phát triển của công dân

Câu 4. Mọi công dân đều có thể học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời. Nội dung này thể hiện quyền:

  1. học tập của công dân.

  2. sáng tạo của công dân.

  3. phát triển của công dân

  4. dân chủ của công dân.

Câu 5. Quyền học tập của công dân được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật nào dưới đây?

  1. Luật sở hữu trí tuệ.

  2. Luật Khoa học và công nghệ.

  3. Luật Giáo dục.

  4. Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  2. Công dân có quyền học suốt đời.

  3. Công dân có quyền được bồi dưỡng phát triển tài năng.

  4. Công dân có quyền học không hạn chế.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Học tập suốt đời.

  2. Tự do nghiên cứu khoa học.

  3. Học bất cứ ngành nghề nào.

  4. Học không hạn chế.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học không hạn chế.

  2. Công dân có quyền tự do sáng tạo.

  3. Công dân có quyền được bồi dưỡng để phát triển tài năng.

  4. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

  1. Công dân có quyền học không hạn chế.

  2. Công dân có quyền sáng tác các tác phẩm văn học.

  3. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

  4. Công dân có quyền khám phá khoa học.

Câu 10. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế có nghĩa là công dân:

  1. được học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với điều kiện của bản thân.

  2. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  3. có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  4. không bị phân biệt đối xử bởi các dân tộc, tôn giáo, giới tính…

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền học không hạn chế của công dân?

  1. Công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học.

  2. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau.

  3. Công dân có quyền thi tuyển, xét tuyển vào đại học.

  4. Công dân có quyền học ở các cấp hộc khác nhau.

Câu 12. Công dân có quyền học không hạn chế, từ Tiểu học đến hết

  1. Trung học.

  2. Cao đẳng.

  3. Đại học.

  4. Sau đại học.

Câu 13. Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

  1. quyền học tập không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Tham khảo thêm:   Cách nấu món canh hến cà chua lạ miệng đưa cơm

Câu 14. Mọi công dân có quyền học từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và sau Đại học là thể hiện

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 15. Công dân có thể đăng ký học các ngành, nghề mà công dân nhận thấy

  1. phù hợp với nhu cầu, sở thích và năng khiếu của mình.

  2. phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình.

  3. phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.

  4. phù hợp với năng khiếu, sở thích nhu cầu và điều kiện của mình.

Câu 16. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau, phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 17. Công dân có quyền theo học các ngành nghề khác nhau phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là thể hiện

  1. quyền học không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 18. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể học

  1. chính quy hoặc không chính quy.

  2. bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau.

  3. tập trung hoặc không tập trung.

  4. ở trường công lập, dân lập hoặc tư thục.

Câu 19. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời có nghĩa là công dân có thể

  1. học tất cả các ngành, nghề yêu thích.

  2. học từ thấp đến cao.

  3. học bằng nhiều hình thức.

  4. học không hạn chế

Câu 20. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.
  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.
  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.
  4. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 21. Công dân có quyền học bằng nhiều hình thức khác nhau và ở các loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 22. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 23. Công dân có thể học ở hệ chính quy hoặc giáo dục thường xuyên, học tập trung hoặc không tập trung, học ban ngày hoặc buổi tối, tùy thuộc vào điều kiện công việc của mỗi người là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 24. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 25. Công dân có quyền học ở các loại hình trường lớp khác nhau như trường quốc lập, trường dân lập, trường tư thục là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 26. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là quyền này của công dân không bị phân biệt đối xử bởi:

  1. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, địa vị xã hội.

  2. dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc gia đình.

  3. dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.

  4. dân tộc, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế.

Tham khảo thêm:  

Câu 27. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập có nghĩa là:

  1. chỉ những người có tiền mới được đi học.

  2. chỉ những người khỏe mạnh mới được đi học.

  3. không phân biệt đối xử về cơ hội học tập giữa các công dân.

  4. chỉ có nam giới mới được đi học.

Câu 28. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế khi tiếp cận cơ hội học tập là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 29. Công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế đều có cơ hội học tập là thể hiện:

  1. quyền học không hạn chế của công dân.

  2. quyền học bất cứ ngành nghề nào của công dân.

  3. quyền học thường xuyên, học suốt đời của công dân.

  4. quyền bình đẳng về cơ hội học tập của công dân.

Câu 30. Thực hiện tốt quyền học tập sẽ đem lại:

  1. sự phát triển toàn diện của công dân.

  2. sự công bằng, bình đẳng.

  3. cơ hội việc làm.

  4. cơ hội phát triển.

Câu 31. Quyền của mọi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất; quyền sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 32. Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm:

  1. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học.

  2. quyền sở hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

  3. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

  4. quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ.

Câu 33. Dựa trên quy định của pháp luật về quyền sáng tạo, công dân có thể tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong lĩnh vực:

  1. khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

  2. khoa học xã hội và nhân văn; khoa học kỹ thuật.

  3. khoa học tự nhiên và khoa học kĩ thuật.

  4. khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kĩ thuật.

Câu 34. Quyền nào dưới đây thể hiện quyền sáng tạo của công dân?

  1. Học tập suốt đời.

  2. Được cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe.

  3. Tự do nghiên cứu khoa học.

  4. Khuyến khích để phát triển tài năng.

Câu 35. Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền hoạt động khoa học, công nghệ là nội dung của:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 36. Công dân được sống trong môi trường xã hội tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 37. Biểu hiện quyền được phát triển của công dân là công dân:

  1. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.

  2. có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

  3. có quyền được tự do sáng tạo các tác phẩm của mình.

  4. được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện và có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

Câu 38. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền được phát triển của công dân?

  1. Công dân có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

  2. Công dân có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp.

  3. Công dân có quyền tự do sáng tác các tác phẩm của mình.

  4. Công dân được khuyến khích để sáng tạo.

Câu 39. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Tham khảo thêm:   Thông tin ứng viên dự tuyển Mẫu đơn xin việc mới nhất

Câu 40. Công dân được hưởng sự chăm sóc về y tế; được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng; những người giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 41. Công dân được khuyến khích để phát triển tài năng là thể hiện:

  1. quyền học tập của công dân.

  2. quyền sáng tạo của công dân.

  3. quyền được phát triển của công dân.

  4. quyền tự do của công dân.

Câu 42. Thực hiện tốt quyền được phát triển sẽ đem lại:

  1. sự phát triển toàn diện của công dân.

  2. sự công bằng, bình đẳng.

  3. cơ hội học tập của công dân.

  4. nâng cao dân trí.

Câu 43. Để đảm bảo thực hiện quyền học tập của công dân, Nhà nước cần phải

  1. đảm bảo những điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

  3. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu kho học.

  4. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả.

Câu 44. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. phát triển đất nước.

  4. bảo đảm quyền học tập của công dân.

Câu 45. Nhà nước ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo quyền học tập của công dân.

  3. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  4. phát triển đất nước.

Câu 46. Nhà nước ban hành chính sách giúp đỡ học sinh nghèo; học sinh là con em liệt sĩ, thương binh; trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa; học sinh dân tộc thiểu số; học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. đảm bảo quyền học tập của công dân.

  4. phát triển đất nước.

Câu 47. Công dân cần có ý thức và mục tiêu học tập đúng đắn; có ý chí vươn lên để:

  1. thực hiện tốt quyền học tập của mình.

  2. đảm bảo quyền bình đẳng của công dân.

  3. có thể tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội.

  4. phát triển đất nước.

Câu 48. Để đảm bảo và thực hiện quyền sáng tạo của công dân, Nhà nước cần phải:

  1. đảm bảo điều kiện để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

  2. thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

  3. khuyến khích phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học.

  4. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

Câu 49. Nhà nước ban hành chính sách, pháp luật, thực hiện đồng bộ các biện pháp cần thiết khuyến khích, phát huy sự tìm tòi, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học nhằm:

  1. khuyến khích, phát huy sự sáng tạo của công dân.

  2. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  3. phát triển đất nước.

  4. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

Câu 50. Nhà nước ban hành những chính sách chăm lo điều kiện làm việc, lợi ích vật chất và tinh thần của người nghiên cứu, phát minh và ứng dụng khoa học, công nghệ nhằm:

  1. đảm bảo quyền sáng tạo của công dân.

  2. tạo điều kiện cho người giỏi phát huy năng lực của mình.

  3. đảm bảo công bằng trong giáo dục.

  4. phát triển đất nước.

Đáp án trắc nghiệm GDCD 12 bài 8

1D

2C

3C

4A

5C

6C

7B

8A

9A

10B

11B

12D

13A

14A

15C

16A

17B

18B

19C

20C

21A

22C

23A

24C

25A

26C

27C

28A

29D

30A

31B

32D

33D

34C

35B

36C

37D

38B

39C

40C

41C

42A

43B

44D

45B

46C

47A

48C

49D

50A

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *