Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (Có đáp án) Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức bài Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

File trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục 9+ môn Địa lý 12. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí, sơ đồ tư duy Địa lí 12.

Trắc nghiệm Địa 12 Bài 1 Có đáp án

Câu 1. Năm 1995 Việt Nam gia nhập tổ chức nào?

A. WTO

B. EU

C. ASEAN

D. NAFTA

Đáp án: C

Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Tại Đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định quan trọng

A. Đường lối đổi mới được hình thành và khẳng định

B. Tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

C. Có chính sách đẩy mạnh và phát triển ngành công nghiệp

D. Tham gia tổ chức WTO – Tổ chức thương mại thế giới

Đáp án: A

Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Ngành đổi mới trước ngành công nghiệp và dịch vụ là

A. Nông nghiệp

B. Du lịch

C. Giao thông vận tải

D. Chăn nuôi

Đáp án: A

Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của WTO?

A. 149 B. 150 C. 151 D. 152

Đáp án: B

Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Việt Nam là thành viên của những tổ chức

A. ASEAN, APEC, ASEM, WB

B. ASEAN, EU, ASEM, WB

C. ASEAN, APEC, ASEM, NAFTA

D. ASEAN, EU, ASEM, WB

Đáp án: A

Giải thích: Việt Nam là thành viên của các tổ chức như Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), Ngân hàng thế giới (WB). Còn EU – Liên minh châu Âu hay NAFTA – Hiệp định thương mại mậu dịch Bắc Mĩ là những tổ chức Việt Nam không phải là thành viên.

Câu 6. Từ những năm 1979 đã bắt đầu

A. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm

B. Manh nha công cuộc đổi mới kinh tế xã hội

C. Tham gia nhiều tổ chức trên thế giới

D. Phát triển các vùng kinh tế trọng điểm

Đáp án: B

Giải thích: SGK/7, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. WTO là tên viết tắt của tổ chức

A. Thương mại thế giới.

B. Quỹ tiền tệ quốc tế.

C. Khu vực mậu dịch tự do châu Á.

D. Diễn đàn hợp tác các kinh tế châu Á -Thái Bình Dương.

Đáp án: A

Giải thích: SGK/9, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Ngành thương mại có sự phát triển mạnh từ sau năm 2007 đến nay là do

A. Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu

B. Việt Nam gia nhập WTO năm 2007

C. Mĩ bỏ cấm vận hàng hóa của Việt Nam

D. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân khiến nước ta phát triển mạnh ngành thương mại từ những năm 2007 đến nay là do năm 2007 nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên mở rộng buôn bán, xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới (từ châu Âu, châu Mĩ đến các nước trong khu vực, châu Á).

Câu 9. Thành tựu quan trọng nhất của công cuộc Đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội

B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc

C. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế – xã hội kéo dài

D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh

Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay?

A. Cơ cấu kinh tế có chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH.

B. Khu vực nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm.

C.Tỉ trọng của công nghiệp và xây dựng tăng nhanh nhất trong cơ cấu GDP.

D. Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm.

Đáp án: D

Giải thích: SGK/10-11, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện

A. Xây dựng cơ chế thị trường năng động

B. Nâng cao đời sống của nhân dân

C. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm

D. Xóa bỏ cơ chế bao cấp

Đáp án: C

Giải thích: Xác định từ khóa: “cơ cấu lãnh thổ”

Khái niệm chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là sự hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các khu công nghiệp….

Câu 12. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay là

A. Ngành công nghiệp có xu hướng tăng lên

B. Ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên

C. Ngành dịch vụ có xu hướng giảm mạnh

D. Ngành nông nghiệp giảm, ngành công nghiệp tăng

Đáp án: D

Giải thích: SGK/10, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13. Nước ta có những vùng kinh tế trọng điểm nào?

A. phía Bắc, phía Nam và miền Trung

B. phía Bắc, Bắc Trung Bộ và phía Nam

C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

D. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích: Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của nước ta có sự chuyển biến rõ nét được thể hiện việc hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. Nước ta có 3 vùng kinh tế trọng điểm, đó là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Từ sau năm 2007 còn có vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế ở nước ta sau năm 1975 là

A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.

B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm

C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên tới 3 con số.

D.Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu.

Đáp án: C

Giải thích: SGK/7-8, địa lí 12 cơ bản.

Câu 15. Ở nước ta có thời kì lạm phát kéo dài vào những năm

A. Trước những năm 1975

B. Trong những năm 1975 – 1986

C. Những năm 1986 – 2007

D. Sau những năm 2007

Đáp án: B

Giải thích: SGK/8, địa lí 12 cơ bản.

Câu 16. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ

A. Khi nước ta giành độc lập năm 1945

B. Sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954

C. Công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội năm 1986

D. Sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007

Đáp án: C

Giải thích: Công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra theo xu hướng dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 17. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc

B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam

C. Thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986

D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp – Mĩ

Đáp án: C

Giải thích: Sau năm 1975, Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, trầm trọng. Năm 1986 Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới bắt đầu từ ngành nông nghiệp và lan sáng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Sau khoảng 20 năm thì công cuộc đổi mới đã đưa đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kéo dài và đây được coi là một thành tựu quan trọng nhất của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội ở nước ta.

Câu 18. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?

A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

Tham khảo thêm:   13 phim kinh dị Mỹ rùng rợn hay và mới nhất, nhất định phải xem

B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách kinh tế của nước ta là “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”. Đáp án A: “phát triển triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa” là sai.

Câu 19. Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là

A. Đồng bộ thể chế kinh tế thị trường

B. Đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển

C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

D. Hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới

Đáp án: A

Giải thích: Các định hướng chính để đẩy mạnh Công cuộc đổi mới gồm 6 mục tiêu, đó là: Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; Công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức; Hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo vệ tài nguyên, môi trường và sự phát triển bền vững và chống lại tệ nạn xã hội,…

Câu 20. Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?

A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo

B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Đáp án: C

Câu 21. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò

A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội

Đáp án: A

Giải thích: Các nhân tố tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý là những yếu tố cần có ban đầu, làm tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội. Còn nhân tố then chốt là các nhân tố kinh tế xã hội, đặc biệt là đường lối và chính sách của Đảng – nhà nước.

Câu 22. Nhân tố đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay là

A. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật

C. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội

D. Dân cư và nguồn lao động có kĩ thuật

Đáp án: C

Giải thích:

– Các nhân tố tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất, con người đều là những yếu tố cần có ban đầu, làm tiền đề để phát triển kinh tế – xã hội.

– Nhưng để các nhân tố trên được vận hành và khai thác có hiệu quả thì cần một đường lối, chính sách phát triển hợp lí.

⇒ Nhân tố then chốt là: Đường lối phát triển kinh tế – xã hội

⇒ Đáp án A, B, D chưa chính xác.

Câu 23. Toàn cầu hóa là xu thế của

A. Các nước kém phát triển

B. Các nước đang phát triển

C. Các nước phát triển

D. Của toàn thế giới

Đáp án: D

Giải thích: Toàn cầu hóa là sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội…). Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

Câu 24. Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế – xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là

A. Phát triển nền kinh tế tri thức.

B. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. Phát triển công nghệ cao.

D. Toàn cầu hoá và khu vực hóa nền kinh tế.

Đáp án: D

Giải thích: Toàn cầu hóa là sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội…) ⇒ quá trình này có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội, thúc đẩy đổi mới, hội nhập và phát triển của các nước trong đó có Việt Nam. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

Câu 25. Ngày càng nhiều có tổ chức kinh tế, xã hội ra đời với thành viên là nhiều nước, nhiều khu vực,.. Điều đó thể hiện

Tham khảo thêm:   Top 10 phim chủ đề cao bồi Mỹ lôi cuốn, hấp dẫn nhất mọi thời đại

A. Các nước quan tâm đến các hoạt động kinh tế, xã hội

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến

C. Các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Đáp án: B

Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến, một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa ra sự ra đời của các tổ chức hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội, kinh tế,… và có rất nhiều nước ở các khu vực, châu lục khác nhau là thành viên.

Câu 26. Những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay là

A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.

C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Đáp án: B

Giải thích:

– Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, ngoài ra còn đẩy mạnh hợp tác khu vực.

– Các ý A, C, D chỉ là những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Câu 27. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là

A. Ô nhiễm môi trường gia tăng

B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn

C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng

D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân

Đáp án: B

Giải thích: Gia nhập vào thị trường chung thế giới, Việt Nam không thể tránh khỏi thế bị cạnh tranh gay gắt bởi các nền kinh tế lớn hơn ⇒ Đây là thách thức trực tiếp và lớn nhất của Việt Nam.

Câu 28. Vấn đề các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế – xã hội ảnh hướng đến

A. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

B. Các nước có nền kinh tế kém phát triển

C. Các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ

D. Kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga,…)

Đáp án: A

Giải thích: Thách thức lớn nhất của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là các cường quốc kinh tế như Hoa Kì, Liên Bang Nga, Hoa Kì, Nhật,… có tình trạng độc quyền, bá quyền nhiều lĩnh vực của kinh tế, xã hội.

Câu 29. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Kông, Việt Nam không cần hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào dưới đây?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Trung Quốc.

C. Thái Lan.

D. Cam-pu-chia.

Đáp án: A

Giải thích: Sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam ⇒ cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa 6 quốc gia này để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Kông.

Câu 30. Tại sao Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Kông?

A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại

B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Kông hiệu quả

C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Kông

D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Sông Mê Kông là một con sông dài chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia, đó Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) là hạ nguồn của sông Mê Kông, chính vì vậy Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Kông để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Kông một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, hiện nay việc xây dựng các công trình thủy điện ở thượng lưu, trung lưu đã làm cho chế độ nước của sông Mê Kông thấp thường hơn, hạn hán đã xảy ra ngày càng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (Có đáp án) Trắc nghiệm Địa lý 12 bài 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *