Bạn đang xem bài viết ✅ TOP những phần mềm gõ tiếng Việt tốt nhất trên Android hiện nay ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu điện thoại của bạn không mặc định hỗ trợ nhập văn bản tiếng Việt, hãy tham khảo một số ứng dụng gõ tiếng Việt trên điện thoại Android sau đây.

Để hỗ trợ các bạn lựa chọn và cài đặt bộ gõ tiếng Việt trên thiết bị của mình thì hôm nay Wikihoc.com đã tổng hợp lại những phần mềm gõ tiếng Việt được đánh giá tốt nhất trên hệ điều hành Android để bạn có thể cài đặt và sử dụng trên thiết bị của mình.

1. Bàn phím mặc định của từng hãng sản xuất

Bộ gõ mặc định

Từ lâu các hãng điện thoại Android có tiếng trên thế giới như Samsung, Sony, HTC đều đã tích hợp bàn phím tiếng Việt của riêng họ lên từng chiếc máy chính hãng bán ra tại Việt Nam. Với kiểu nhập liệu chung của các bàn phím này là TELEX. Mặc định những bàn phím này sẽ xuất hiện sẵn và bạn có thể dùng thử chúng bằng cách kích hoạt trong Cài Đặt > Ngôn ngữ & Phương thức nhập > Bàn Phím. Nếu bạn chỉ cần một bàn phím đơn giản để có thể gõ tiếng Việt thì tiếp tục sử dụng, còn không thì hãy đổi sang các phần mềm khác có trên cửa hàng nhé.

Để nhận xét về từng bàn phím của từng hãng thì mình có nhận xét như sau:

  • Bàn phím tiếng Việt của Samsung: Hỗ trợ thêm kiểu gõ VNI cho bạn. Bàn phím được thiết kế theo kiểu dễ gõ với các phím tách biệt và kích thước vừa phải, phù hợp với đa số thiết bị màn hình lớn của Samsung hiện nay, cơ chế chuẩn đoán khá chính xác và thông minh, có thể đổi được giao diện sáng/tối. Nhược điểm duy nhất chỉ là để lại phím dấu của cách gõ cũ, gây lệch bàn phím, phải mất thời gian làm quen.
  • Bàn phím của HTC: Hỗ trợ kiểu gõ tương tự như của Samsung với TELEXVNI, màu sắc và cách bố trí các phím khá đồng nhất với hệ thống, tuy nhiên nhược điểm là các phím quá to lại dính liền với nhau nên người dùng dễ bị gõ sai, độ nhạy của phím chỉ bình thường.
  • Bàn phím của Sony: Chỉ hỗ trợ TELEX, giao diện thay đổi khá đa dạng, bàn phím này hơi hướng theo phong cách bàn phím của Apple, với màn hình của Sony hiện tại thì bàn phím này khá phù hợp người dùng bởi cách bố trí và kích cỡ các phím.
Tham khảo thêm:   20+ kiểu tóc ngang lưng chưa bao giờ hết hot

2. Laban Key

Cái tên này khá quen thuộc và mức độ sử dụng đang dần trở nên phổ biến trên mọi thiết bị di động, không chỉ trên Android mà iOS cũng có mức độ sử dụng ở mức khá, được nhận xét là một trong những bàn phím tiếng Việt tốt nhất trên di động. Được phát triển dựa trên bàn phím gốc từ Google những đã được chỉnh sửa lại để tương thích với kiểu gõ TELEX và cả VNI thông dụng nhất hiện nay.

Laban Key

Tải Laban Key cho iOS Tải Laban Key cho Android

Với Laban Key bạn có thể tùy chọn thay đổi kích cỡ phím gõ trên bàn phím, tốc độ gõ phản hồi nhanh, hỗ trợ cảm ứng đa điểm, thay đổi giao diện do mình thiết kế hoặc được hỗ trợ bởi cộng đồng thiết kế đông đảo, kiểu gõ TELEX hỗ trợ tốt kiểu gõ bỏ dấu cuối chữ, ví dụ như bạn viết chữ Nhập thì Laban Key sẽ cho phép bạn gõ nhaapj. Đây là một ưu điểm của Laban Key mà các bàn phím khác không có.

3. GoTiengViet

GoTiengViet

Đây cũng là một bộ gõ khá quen thuộc trên Android rồi, cũng như Laban Key, GoTiengViet cung cấp cho chúng ta cả kiểu gõ TELEX, VIQR lẫn VNI, tuy giao diện không được đa dạng như Laban Key nhưng GoTiengViet cũng cho phép người dùng thay đổi kích cỡ bàn phím. Bạn nào có thiết bị màn hình lớn thì chúng ta nên để kích cỡ phím to một chút (khoảng 110% hoặc to hơn tùy sở thích) và sử dụng máy theo chiều dọc. GoTiengViet được hỗ trợ trên cả Windows và MAC OS

Tham khảo thêm:   Bỏ túi cách luộc lạc ngon, mềm ngọt, vỏ không bị thâm

GoTiengViet cho Windows GoTiengViet cho MAC OS GoTiengViet cho Android

GoTiengViet cũng hỗ trợ viết tắt để tiết kiệm thời gian nhập liệu. Ngoài ra GoTiengViet cũng hỗ trợ cho người dùng chế độ tùy chọn bảng mã Unicode hoặc VIQR. Còn về tốc độ gõ thì GoTiengViet có thời gian phản hồi nhanh và ổn định. Nhược điểm mà mình thấy ở đây đó là bộ gõ này không hợp khi dùng trên máy tính bảng, kích thước phím trên màn hình to nhìn không đẹp mà sử dụng lại khó khi phím khá nhỏ, nếu bạn xoay ngang điện thoại thì bàn phím của bạn cũng sẽ có hiện tượng tương tự như vậy.

4. Bộ gõ tiếng Việt ICS/JB

Thêm một bộ gõ nữa được phát triển dựa trên bàn phím gốc của Android, tuy nhiên, không có nhiều giao diện, thay đổi kích thước như Laban Key mà ICS/JB chỉ tập trung vào trải nghiệm gõ. Thế nên tốc độ gõ, độ phản hồi của bàn phím này cực kỳ nhanh, hỗ trợ kiểu gõ TELEX. Kích thước bàn phím thì giống hệt như của Laban Key.

Bộ gõ JCS/JB

Tải bộ gõ tiếng Việt ICS/JB cho Android

Điểm hạn chế duy nhất của bộ gõ tiếng Việt này đó là khi bạn gõ tiếng Anh, bộ gõ này sẽ không nhận ra một số chữ cho nên vẫn tiếp tục để bạn gõ có dấu theo kiểu TELEX, trong khi Laban Key hay GoTiengViet thì sẽ không gặp tình trạng này. Nếu bạn muốn gõ một bộ gõ tiếng Việt đơn giản và nhẹ nhàng thì đây là một lựa chọn rất phù hợp.

5. Swiftkey

Bộ gõ này thực chất đã có mặt từ lâu trên Android nhưng mãi đến năm 2012 thì bộ gõ quốc tế này mới hỗ trợ kiểu gõ TELEX cùng với ngôn ngữ Việt mới được tích hợp dưới dạng beta vào bộ gõ này. Đến nay thì ngôn ngữ Việt cũng vẫn còn được Swiftkey thử nghiệm nhưng đã tốt hơn rất nhiều.

Swiftkey

Tải Swiftkey cho Android Tải Swiftkey cho iOS

Swiftkey có 2 khả năng nổi bật chính đó là: trượt ngón tay để nhập liệu và khả năng dự đoán trước nội dung sắp nhập. Bình thường chúng ta sẽ gõ từng phím riêng biệt để tạo thành một từ, với Swiftkey thì bạn chỉ cần lướt ngón tay của mình ở ký tự đầu cho đến ký tự cuối của cụm từ, khi hoàn tất chữ nào thì nhấc ngón tay ra, bàn phím sẽ tự động đoán từ rồi nhập vào cho bạn, nhưng tính năng này vẫn chưa dùng hoàn chỉnh với tiếng Việt cho nên bạn sẽ vẫn phải nhập lại từ. Hiện đã có phiên bản Android và iOS.

Tham khảo thêm:   Ý nghĩa cây bách thủy tiên, cách trồng, cách chăm sóc chi tiết

6. Google Voice Input

Phần mềm này bạn sẽ không cần mỏi tay để gõ, chỉ mỏi mồm để nói mà thôi, Google Voice Input có tính năng nhập liệu bằng giọng nói của Google và nó có hỗ trợ tiếng Việt, mà lại hỗ trợ rất tốt nữa nhé, bạn chỉ cần mở khung nhập liệu lên, nhấn vào biểu tượng micro trên bàn phím và bắt đầu nói. Ngoài ra bạn cần phải có một đường truyền Internet ổn định để Google Voice Input nhận biết chữ, tốc độ chữ dược ghi rất nhanh, điều ấn tượng ở phần mềm này là độ chính xác cao, ngay cả khi bạn nói nhỏ hoặc nói giọng địa phương, phần mềm vẫn sẽ trả về kết quả một cách hết sức chính xác.

Google Voice Input

Để có thể kích hoạt Google Voice Input các bạn vào Cài Đặt > Ngôn ngữ & Phương thức nhập >Nhập giọng nói của Google .Tiếp đó ở dòng Chọn Ngôn Ngữ Nhập (Input Language) và chọn tiếng Việt. Sau đó thoát ra ngoài và chọn ứng dụng bất kỳ có chỗ gõ chữ và thử. Tìm biểu tượng có hình micro trên bàn phím của bạn và giữ để chạy Google Voice Input. Khi thấy có hình tròn màu đỏ kêu bạn nói là được.

Trên đây là một số phần mềm hỗ trợ kiểu gõ tiếng Việt trên hệ điều hành Android mà bạn có thể lựa chọn, với những phần mềm trên đây bạn có thể dễ dàng cài đặt và gõ tiếng Việt trên thiết bị di động của mình rồi.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết TOP những phần mềm gõ tiếng Việt tốt nhất trên Android hiện nay của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *