Bạn đang xem bài viết Top 10 truyền thuyết Việt Nam hay nhất, vô cùng ý nghĩa tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại. Truyền thuyết Việt Nam thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, liên quan đến lịch sử. Hãy cùng Wikihoc.com khám phá top 10 truyền thuyết Việt Nam mà bạn không nên bỏ qua nhé!
Sơn Tinh – Thủy Tinh
Bạn có biết những cơn mưa và lũ lụt luôn kéo đến vào các thời điểm trong năm đều được người đời cho là bắt nguồn từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh không. Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa vào đời vua Hùng thứ 18, nhà vua có một cô con gái vô cùng xinh đẹp tên là Mỵ Nương và muốn con gái có một tấm chồng, ông đã mở một đại hội kén rể.
Trong đó, có hai vị thần quyền năng muốn tham gia vào đại hội kén rể là Sơn Tinh – sơn thần của núi Tản Viên và Thủy Tinh – thủy thần cai trị biển cả. Hai vị thần đều ngang sức ngang tài chẳng ai nhường nhịn ai nên nhà vua đã bèn nghĩ ra lễ vật cầu hôn.
Ngạc nhiên là các món lễ vật đều ở trên cạn như 100 phần cơm nếp, 100 nồi bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Do sản vật đều nghiêng về Sơn Tinh nên chàng đã dâng lên nhà vua nhanh hơn Thủy Tinh.
Thủy Tinh rất tức giận và không cam tâm nên đã dâng nước lên đánh với Sơn Tinh nhưng lần nào phần thắng cũng thuộc về Sơn Tinh.
Do không bằng lòng với kết quả trên nên mỗi năm Thủy Tinh sẽ tiếp tục dâng nước lên thật cao để một ngày nào đó sẽ đánh bại Sơn Tinh.
Link mp3: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh
Con Rồng Cháu Tiên
Trong chúng ta ai cũng muốn tìm hiểu nguồn gốc hình thành nên con người là như thế nào và ra sao. Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên sẽ cho bạn biết chúng ta được hình thành ra sao nhé. Truyện kể rằng, vào đời vua Lạc Long Quân vốn là con Rồng, chàng có cảm tình với nàng u Cơ vốn là con của Tiên.
Sau đó, cả hai được gia đình chấp thuận và lấy nhau làm vợ chồng. u Cơ cấn thai và đã sinh ra một bọc trăm trứng có trai có gái. Vì u Cơ là dòng dõi Tiên còn Lạc Long Quân là con cháu của Rồng nên cả hai không thể ở chung để nuôi con. Do đó họ quyết định đem 50 người con xuống biển với cha và 50 người con lên non cùng mẹ.
Trăm người con đó trở thành tổ tiên của tộc người Bách Việt. Người con trưởng ở đất Phong Châu được tôn làm vua nước Văn Lang lấy hiệu là Hùng Vương và truyền ngôi báu duy trì được 18 đời vua.
Link mp3: Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên
Thánh Gióng
Tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6, tại thôn nhỏ có tên là Gióng có hai ông bà lão già hiền hậu và tốt bụng nhưng đã mấy năm không có nổi một mụn con.
Một hôm nọ, trong lúc ra ngoài thăm đồng, bà lão nhìn thấy một dấu chân rất to và bà đã ướm thử nhưng kết quả là chỉ sau vài tháng bà đã mang thai. Cả làng ai cũng bất ngờ khi biết bà mang thai, sau thời gian dài mang nặng đẻ đau, một bé trai đã ra đời.
Tuy nhiên, ba tuổi mà đứa bé vẫn không biết nói, không biết cười, không biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Lúc bấy giờ, có giặc n muốn xâm lấn bờ cõi nên nhà vua cho gọi anh hùng hào kiệt đứng lên bảo vệ nước nhà. Đúng lúc đó, đứa bé đột nhiên mở lời với sứ giả đưa tin cho biết cậu cần con ngựa sắt có thể khè lửa, một cây roi và chiếc áo bằng sắt để tiêu diệt quân giặc.
Trong thời gian chuẩn bị hành trang, cậu bé đã ăn nhiều hơn và lớn nhanh như thổi. Vừa lúc quân địch đến núi Trâu, cậu bay ra và ướm vào bộ áo giáp sắt nhảy lên lưng ngựa sắt lao vào đám giặc và đánh tan bọn chúng. Sau khi diệt giặc xong, cậu đa tạ ơn dưỡng dục của cha mẹ và cưỡi ngựa bay về trời. Người đời mang ơn và phong cậu là Phù Đổng Thiên Vương.
Link mp3: Truyền thuyết Thánh Gióng
Mỵ Châu – Trọng Thủy
Sau khi giúp vua An Dương Vương hoàn thành Cổ Loa Thành, thần Kim Quy đã tặng cho nhà vua một chiếc vuốt để làm cây nỏ thần. Nhờ sức mạnh của nỏ thần bên nhà vua luôn thắng lợi trước sự tấn công của quân Triệu Đà và giữ được bình yên cho đất nước. Biết được bí mật về cây nỏ thần, Triệu Đà bèn nghĩ kế cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ và vua An Dương Vương đồng ý.
Sau khi Trọng Thủy đã lừa Mị Châu để nàng cho mình nhìn thấy nỏ thần và hắn đã tìm cách ăn cắp nó và đánh tráo bằng một cây nỏ giả. Do đã có trong tay nỏ thần, Triệu Đà đem quân sang đánh u Lạc.Nhà vua nghĩ rằng mình giữ trong tay nỏ thần nên không mảy may lo sợ. Khi biết chiếc nỏ thần là giả thì đất nước cũng đã về tay của giặc, nhà vua đã cùng Mị Châu chạy về phương Nam.
Đúng lúc này thì thần Kim Quy hiện lên kết tội Mỵ Châu và nói rằng nàng đã rải lông trên chiếc áo để làm dấu cho giặc. Nhà vua biết được rất tức giận liền chém chết con rồi đi xuống biển. Trọng Thủy đến và đưa thi thể của Mỵ Châu về chôn cất tại Loa Thành, thân thể của nàng liền hóa thành ngọc thạch. Vì mặc cảm tội lỗi và tình yêu mãnh liệt dành cho Mỵ Châu, Trọng Thủy đã gieo mình xuống giếng sâu tự tử.
Link mp3: Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy
Bánh Chưng – Bánh Giầy
Truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy bắt nguồn từ đời vua Hùng Vương thứ 6, nhà vua đã già và muốn tìm người con trai xứng đáng để nối ngôi. Nhà vua cho ra quy tắc là phải làm đúng các nghi thức trong ngày lễ Tiên Vương thì sẽ được làm Vua.
Các thái tử đều đua nhau sắm đủ loại lễ vật để dâng lên nhà vua. Tuy nhiên người con trai thứ 18 là Lang Liêu lại rất buồn vì hàng ngày chàng phải đi làm đồng áng và nhà cũng nghèo nên không tìm được lễ vật nào trịnh trọng dâng cho vua cha. Sau một đêm nằm mơ, chàng đã được một vị thần chỉ cách rằng hãy lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt heo làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha.
Nhà vua thấy bánh có mùi vị rất đặc biệt, lại biểu trưng cho đất và trời mang lại phúc khí cho đất nước. Nhà vua đã đặt tên bánh tròn là bánh giầy và bánh hình vuông là bánh chưng và làm lễ sắc phong cho Lang Liêu.
Link mp3: Truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy
Mai An Tiêm (Nguồn gốc quả dưa hấu)
Vào thời vua Hùng, có một chàng trai tên là Mai An Tiêm, anh là nô bộc nhưng được vua yêu mến và cho làm quan. Sau này, do làm trái ý vua nên chàng bị đem ra ngoài hoang đảo. Tại đây, anh và người vợ chăm chỉ làm ăn nhưng không được mấy suôn sẻ chi đến khi vô tình nhặt được hạt giống do các loài chim mang từ phương tây đến, anh đã thử gieo hạt này xuống đất và chăm sóc
Sau vài tháng, hạt giống đã đâm chồi, ra hoa, kết quả và cho ra loại quả có vỏ xanh và ruột đỏ có vị ngọt mát và rất nhiều nước. Vì những chú chim đã mang hạt này đến từ phương tây nên anh đặt tên cho loại quả này là Tây Qua sau này gọi là quả dưa hấu. Theo thời gian, nhà vua nghe được rằng Mai An Tiêm đã nổi danh với loại quả độc đáo, ông liền hiểu được tấm lòng của chàng và cho hồi cung.
Link mp3: Truyền thuyết Mai An Tiêm
Truyền thuyết về Hồ Ba Bể
Ngày xưa dân làng thường xuyên có phong tục mở hội cầu Phật vào dịp đầu năm. Cả làng ai cũng diện đồ đẹp đẽ để cúng kiến và tế lễ với Phật. Bỗng một hôm có một cụ già ăn xin thân hình lở loét và gầy gò đến xin ăn. Nhưng mọi người đều sợ hãi và nhanh chóng xua đuổi bà đi.
Bà lão ra về thì gặp hai mẹ con nọ đi chợ về. Họ thấy bà tội nghiệp nên đã đưa về nhà và lấy cơm cho ăn cũng như cho nghỉ qua đêm. Đến khuya thì họ thấy chỗ bà cụ nằm phát sáng với hình dáng của một con giao long khổng lồ đang nằm cuộn mình và hai mẹ con đều kinh hãi nhắm mắt mong rằng sẽ không sao.
Sáng ra, họ chỉ thấy bà cụ ăn mày vẫy tay đi và báo rằng sắp có lụt lớn và đưa cho một gói tro bếp dặn rắc xung quanh nhà. Nghe vậy, người mẹ lo lắng hỏi làm sao để cứu những người còn lại thì bà liền nhặt hạt thóc, cắn vỡ và đưa hai mảnh vỏ trấu. Sau đó bà liền vụt mất, hai mẹ con vội mang chuyện kể lại cho dân làng nhưng chẳng ai tin.
Tối hôm đó, trong lúc mọi người đang làm lễ thì một cột nước dưới đất dâng trào lên và đất sụp xuống khiến nước dâng cao xô ngã cây cối và nhà cửa của người dân. Ngôi nhà của hai mẹ con thì không sao vì nước dâng tới đâu thì nhà nổi lên theo tới đó. Người mẹ rất xót xa cho dân làng và nhớ lời bà lão, thả hai mảnh vỏ trấu xuống nước. Chúng liền biến thành hai chiếc thuyền to lớn và họ đã dùng thuyền để cứu cả dân làng thoát khỏi biển nước.
Khi nước rút, phần đất bị sụp được người dân đặt là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ được người dân gọi là gò Bà Góa.
Link mp3: Truyền thuyết Hồ Ba Bể
Chử Đồng Tử và Tiên Dung
Ngày xưa, có hai cha con, người cha tên là Chử Cù Văn và người con tên là Chử Đồng Tử. Vì nhà nghèo rớt mồng tơi nên hai cha con chỉ có một chiếc khố để mặc, chỉ ai có việc đi đâu thì đóng khố. Sau này, người cha lâm bệnh mà chết, dặn con cứ lấy khố mà dùng nhưng Chử Đồng Tử không nở nhìn cha trần truồng vào lúc lâm chung nên đã lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn.
Lúc này có một nàng công chúa tên là Tiên Dung nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành nhưng chưa chịu lấy chồng cho cha mẹ yên tâm. Trong một lần dạo thuyền trên sông nàng thấy cảnh đẹp nên đã xuống tắm. Bất ngờ thay, nàng đã thấy Chử Đồng Tử đang giấu mình trong cát vì ngượng ngùng, nàng mới hỏi ra nguyên do và từ đó hai người kết duyên với nhau.
Vì sợ vua cha mắng nhiếc nên Tiên Dung đã ở lại sống cùng Đồng Tử. Sau một thời gian ăn nên làm ra, nàng Tiên Dung đã khuyên Đồng Tử ra biển tìm vật lạ để đem bán kiếm thêm tiền. Tuy nhiên trên đường đi, Đồng Tử gặp một vị sư tên là Phật Quang và được thầy truyền phép.
Chàng đã ở lại và học đạo, sau khi xong xong chàng được tặng một cây gậy và chiếc nón có phép lạ. Nhờ những món vật thần thánh ấy mà Tiên Dung và Đồng Tử đã dựng nên một cơ đồ đáng mơ ước. Khi nhà vua biết tin và nghĩ rằng họ làm loạn nên đã sai quân sang đánh nhưng khi đến thì họ đã bay lên trời. Bãi đất họ bay lên đã được người dân lập đền thờ ngay trên bãi.
Link mp3: Truyền thuyết Chử Đồng Tử và Tiên Dung
Truyền thuyết về danh tướng Yết Kiêu
Vào đời vua nhà Trần, có một danh tướng hùng dũng tên là Yết Kiêu. Lúc bấy giờ, quân Nguyên đang manh nha xâm lược nước ta, chúng luôn dựa vào đường sông hiểm trở mà đem quân chiếm đóng. Tuy nhiên với sức lực cường tráng và ý chí cao cả, Yết Kiêu đã diện kiến nhà vua xin đem một toán quân đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông.
Sau đó một mình ông sẽ dùng chiếc khoan nhọn khoan thủng các đáy thuyền của bọn quân Nguyên. Khoan xong một lỗ, ông lấy giẻ bịt lại và dùng dây buộc lại thành một chùm.
Chờ khi giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây và đoàn thuyền của giặc chìm trong biển nước. Sau đó, Yết Kiêu cho quân tiến đến và đánh tan quân giặc đang hoảng loạn. Vua Trần phong cho Yết Kiêu chức “Đệ nhất bộ đô soái thủy quân”.
Từ đó, người dân luôn xem danh tướng Yết Kiêu là một vị anh hùng đã góp công làm nên chiến thắng vẻ vang của quân nhà Trần hùng hậu.
Link mp3: Truyền thuyết về danh tướng Yết Kiêu
Truyền thuyết Hồ Gươm
Vào thời giặc Minh tràn sang nước ta, chúng vơ vét của cải và giết hại dân lành ở khắp nơi, tại vùng Lam Sơn, một nhóm anh hùng đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn chúng. Do lực lượng mỏng và yếu nên gặp nhiều thất bại.
Lúc bấy giờ, có một anh chàng tên là Lê Thận làm nghề đánh cá và vào một đêm nọ, anh chàng vớt lên một thanh sắt tới tận ba lần. Thấy sự việc trùng hợp nên anh đã đem về rèn với lửa thì phát hiện đó là một thanh gươm,
Sau đó, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Trong lúc bị giặc truy đuổi, Lê Lợi và mọi người đã chia nhau ra. Bỗng nhiên đến một khu rừng nọ thì Lê Lợi thấy có ánh sáng thì phát hiện đó là chuôi gươm.
Ông nhớ đến lưỡi gươm phát sáng của Lê Thận và mang chuôi về tra vào lưỡi gươm thì vừa in. Thanh gươm đã nâng cao tinh thần đoàn kết của binh sĩ và giúp nghĩa quân giành lại thắng lợi nhanh chóng. Một năm sau, trong lúc vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng thì có thần Kim Quy hiện lên đòi lại gươm thần và nhà vua đã không do dự mà hoàn trả lại thanh gươm ngay lập tức. Từ đó trở đi, người dân đặt tên cho hồ nước là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Link mp3: Truyền thuyết về Hồ Gươm
Trên đây là chia sẻ của Wikihoc.com về top 10 truyền thuyết Việt Nam hay nhất và vô cùng ý nghĩa. Hy vọng bạn sẽ thích thú với những mẩu truyện đã nêu trên.
Chọn mua snack bán tại Wikihoc.com và thưởng thức khi đọc truyện:
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Top 10 truyền thuyết Việt Nam hay nhất, vô cùng ý nghĩa tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.