Bạn đang xem bài viết ✅ Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6 Hệ thống kiến thức lớp 6 môn Vật lý ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nhằm đem đến cho các bạn học sinh lớp 6 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Vật lý, Wikihoc.com xin giới thiệu tài liệu Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6.

Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6 cung cấp cho các bạn học sinh kiến thức Vật lý một cách tóm tắt, ngắn gọn và dễ hiểu về cả phần lý thuyết và công thức. Tài liệu được biên soạn chi tiết, cẩn thận, dễ hiểu phục vụ cho quá trình học tập, ôn thi cuối kì đạt kết quả tốt nhất. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN NHỚ:

1. Lực: Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.

2. Kết quả tác dụng của lực: lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng.

3. hai lực cân bằng: là hai lực có cùng phương tác dụng, cùng cường độ (độ lớn), cùng tác dụng lên một vật và ngược chiều.

Tham khảo thêm:   Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn Soạn Lý 9 trang 4, 5

4. Tác dụng của 2 lực cân bằng lên một vật: làm vật đó tiếp tục đứng yên (nếu vật đang đứng yên).

5. Trọng lực:

– Trọng lực hút của Trái Đất lên mọi vật xung quanh nó.

– Trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.

– Trọng lực tác dụng lên một vật còn gọi là trọng lượng.

6. Đơn vị của lực là N (đọc là Niu tơn).

7. Khối lượng riêng: Khối lượng của 1m3 của một chất gọi là khối lượng riêng của chất đó.

8. Đơn vị của khối lượng riêng: là . Hoặc viết frac{kg}{m^3}

9. Trọng lượng riêng: Trọng lượng của 1m3 của một chất gọi là trọng lượng riêng của chất đó.

10. Đơn vị của trọng lượng riêng : là . hoặc viết frac{N}{m^{^3}}

11. Các máy cơ đơn giản:

a) Mặt phẳng nghiêng:

-> Lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.

-> Quãng đường kéo vật lên mặt phẳng nghiêng dài hơn kéo vật lên theo phương thẳng đứng.

b) Đòn bẩy: Với

0: Điểm tựa

01: Điểm tác dụng của lực F1

02: Điểm tác dụng của lực F2

002> 001 thì F2 < F1 và ngược lại

c) Ròng rọc:

– Ròng rọc cố định: không cho lợi về lực, chỉ cho lợi về phương của lực kéo vật.

– Ròng rọc động: cho ta lợi về lực, thiệt về quãng đường kéo (kéo dây đi dài hơn).

II- MỘT SỐ ĐƠN VỊ CẦN NHỚ:

1. Khối lượng:

1kg = 1000g;

1g = 0,001kg;

1tấn = 1000kg;

Tham khảo thêm:   Soạn Sinh 9 Bài 20: Thực hành Quan sát và lắp mô hình ADN Giải bài tập Sinh 9 trang 61

1kg = 0,001 tấn

1g = 1000mg;

1mg = 0,001g

1tạ = 100kg;

1 lạng = 100g

2. Chiều dài:

1m = 100cm;

1cm = 0,01m;

1cm = 10mm;

1mm = 0,1cm

1km = 1000m

1m = 0,001km;

1m = 10dm;

1dm = 0,1m

1m = 10dm = 100cm = 1000mm

Hay có thể viết là: 1m = 101dm = 102cm = 103mm

3. Thể tích:

1lít = 1dm3;

1m3 = 1000 dm3 = 1000 lít;

1lít = 0,001m3;

1m3 = 1000dm3 1dm3 = 0,001m3 ;

1dm3 = 1000cm3; 1cm3 = 0,001dm3;

4. Thời gian:

1h = 60phút = 3600 giây(s);

1s = frac{1}{60}phút = frac{1}{3600}h

…………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp kiến thức môn Vật lý lớp 6 Hệ thống kiến thức lớp 6 môn Vật lý của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *