Gram hay gam (gr) được biết đến là đơn vị đo khối lượng trong toán học, tính ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày cực kỳ cao. Nhưng để giúp các bé có thể hiểu, ghi nhớ và áp dụng tốt kiến thức này trong học tập và đời sống, hãy cùng Wikihoc tham khảo rõ hơn ngay trong bài viết sau đây nhé.

Gram là gì?

Theo bảng đơn vị đo khối lượng được đưa ra dựa trên quy tắc từ lớn đến bé, theo chiều từ trái qua phải. Trong đó, kg (kilogram) là đơn vị trung tâm để quy đổi ra các đơn vị khác và ngược lại.Mỗi đơn vị đo khối lượng sẽ gấp 10 lần đơn vị liền nó bé hơn.

Để đo khối lượng đồ dùng nặng hàng ngàn, hàng trăm, hàng chục kg người ta sẽ dùng tấn, tạ, yến. Còn để đo khối lượng các vật nhẹ sẽ sử dụng gram hoặc nhỏ hơn nữa là đề-ca-gam, héc-tô-gam.

Trong đó, Gram hay còn gọi là cờ ram, gờ ram, gam thì đây cũng là một đơn vị đo khối lượng. Dựa trên hệ thống đo lường quốc tế SI, gram là đơn vị suy ra từ kg, bằng 1/1000 kg.

Gram là đơn vị được suy ra từ kg. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số giá trị quy đổi khối lượng gram tương đương

Về cơ bản, cách quy đổi đơn vị giữa gram và các đơn vị khác cũng được dựa trên các quy tắc sau đây:

Quy tắc quy đổi đơn vị với gr. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Quy tắc 1

Khi đổi đơn vị gr xuống đơn vị bé hơn liền kề thì ta sẽ thêm 1 số 0 vào số đó. Nếu cách một đơn vị ở giữa thì ta sẽ thêm 2 số 0, 2 đơn vị thì thêm 3 số 0.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Tả nhân vật Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi Dàn ý & 7 bài văn mẫu lớp 6

Ví dụ: 100g = 10 decigam = 100 cg = 1000 mg

Quy tắc 2

Để đổi đơn vị từ gr đến đơn vị lớn hơn liền kề ta sẽ chia số đó cho 10, cách 1 đơn vị là chia cho 100…

Ví dụ: 3000g=300dag=30hg=3kg

Các dạng bài tập về đơn vị đo khối lượng gr thường gặp

Trong chương trình toán học cấp 1, với đơn vị đo khối lượng gr này sẽ có những dạng bài tập cơ bản sau đây:

Có nhiều dạng bài tập liên quan tới đơn vị gr. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Quy đổi đơn vị đo

Dạng bài tập này thường sẽ yêu cầu học sinh quy đổi đơn vị đo gram sang đơn vị khác hoặc ngược lại. Vậy nên, để giải bài tập này chính xác, các em cần nắm vững bảng đơn vị đo và quy tắc chuyển đổi đơn vị trên.

Ví dụ: 100 kg = … g

Giải: Dựa vào quy tắc chuyển đổi trên, ta thấy sẽ chuyển đơn vị lớn hơn xuống g. Lúc này sẽ được 100.000g.

Dạng 2: Thực hiện phép so sánh

Ở dạng toán so sánh >, <, = thì các em sẽ phải xem các đơn vị đo đã giống nhau chưa. Nếu chưa sẽ phải quy về cùng đơn vị gram mới tiến hành so sánh như thông thường.

Ví dụ: 6 kg và 7000 g

Gợi ý: Ở đây các đơn vị không giống nhau, các bạn phải đổi về cùng đơn vị mới so sánh được.

Đổi 6kg = 6000g. Vậy 6kg bé hơn 7000kg 

Dạng 3: Các phép tính với gram

Cũng tương tự như các bài tập về tính toán phép tính về đơn vị đo khối lượng khác, các em cũng cần phải xem các số đã cho cùng đơn vị chưa. Nếu chưa sẽ phải quy đổi về cùng đơn vị là gr để tính toán chính xác.

Ví dụ : 29 kg + 26g = ?

Đổi: 29 kg = 29000g

29000 g + 26g = 29026g

Dạng 4: bài toán có lời văn

Ở dạng toán này sẽ yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài xem dữ kiện cho những số liệu nào, chúng đã cùng đơn vị hay chưa? Để từ đó tiến hành quy đổi và tính toán theo yêu cầu chính xác và đưa ra đáp số.

Ví dụ 1: Mẹ mua 5 quả tạo nặng 2kg, mẹ cho Lan 1 quả nặng 450g. Hỏi mẹ còn bao nhiêu gr táo?

Giải: Đổi: 2kg = 2000g

Tổng số cân nặng táo còn lại của mẹ là: 2000 – 450 = 1550 (g)

Đáp số: 1550 g

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về gr hiệu quả

Đối với kiến thức về gram nhìn chung không quá khó, nhưng khi thực hành làm bài tập nhiều bé vẫn làm sai. Chính vì vậy, dưới đây là một số bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức này hiệu quả mà bố mẹ tham khảo thêm:

Tham khảo thêm:   Cây hồng leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Tạo nền tảng toán học vững chắc cho bé cùng Wikihoc Math

Nhiều bố mẹ hiện nay thường không có nhiều thời gian để dạy bé học toán, hay không có kinh nghiệm, kiến thức để truyền đạt cho bé, thậm chí áp dụng phương pháp dạy toán truyền thống. Chính điều này dẫn tới tình trạng bé chán học toán, hay học không hiệu quả.

Vậy nên, để giúp gia tăng sự hứng thú, đam mê với toán học hơn ở trẻ, bố mẹ có thể lựa chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng con. Đây là ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh được Wikihoc phát triển dựa trên chương trình GDPT mới nhất của Bộ GDĐT đưa ra, để bé vừa học toán vui, vừa đảm bảo chuẩn đầu ra của Bộ.

Trang bị nhiều kiến thức toán học vững chắc cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cụ thể, Wikihoc Math sẽ dạy các kiến thức liên quan tới toán học với tổng cộng hơn 60 chủ đề, dựa trên 7 chuyên đề chính, có cả đo lường để bé dễ dàng học được mọi kiến thức toán học đầy đủ nhất.

Đồng thời, thay vì cho bé học như trên sách vở, truyền thụ kiến thức là chủ yếu thì Wikihoc Math sẽ dựa trên các hoạt động tương tác, tích cực nhiều hơn. Cụ thể, ứng dụng sẽ cung cấp hơn 400 bài học, kèm theo video hướng dẫn học chi tiết, cùng hơn 10000 hoạt động tương tác để bé vừa chơi, vừa học, vừa tương tác 2 chiều.

Qua đó sẽ góp phần giúp bé có được sự hứng thú hơn khi học toán thay vì chỉ học vẹt. Kết hợp cùng với việc dạy bằng tiếng Anh sẽ giúp bé rèn luyện vốn ngoại ngữ của mình tự nhiên và tốt hơn.

Lấy ví dụ gram trong thực tiễn

Để giúp bé dễ dàng hình dung về kiến thức gr, bố mẹ có thể lấy các ví dụ liên quan đến thực tiễn, cuộc sống thường ngày của bé như cân rau, hoa quả, cân đồ chơi,… Đây được xem là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để bố mẹ áp dụng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Phân tích cảnh vượt thác trong Người lái đò sông Đà 3 Dàn ý & 13 bài văn mẫu lớp 12

Tổ chức các trò chơi toán học đo lường

Để tạo được sự hứng thú cho bé khi học toán đo lường nói chung, đơn vị gr nói riêng thì bố mẹ có thể kết hợp cùng với các trò chơi liên quan.

Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều bộ đồ chơi về đo lường như đi chơi, cân nặng… để bố mẹ lựa chọn. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tự tổ chức các trò chơi liên quan đến việc cân nặng, đo lường với đơn vị gram này để bé cùng tham gia.

Lưu ý, bố mẹ đừng quên có thêm phần thưởng để tạo sự hứng thú cho trẻ chi chơi thêm hào hứng và hứng thú hơn.

Tổ chức các trò chơi đo lường cùng bé để gia tăng sự hứng thú. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học đi đôi với hành thường xuyên

Sau khi con đã nắm vững được kiến thức lý thuyết, bố mẹ hãy tạo điều kiện để con được thực hành, làm bài tập liên quan thường xuyên. Bởi vì chỉ khi con được làm bài tập thường xuyên mới hiểu rõ được bản chất lý thuyết, cùng với áp dụng để giải toán chính xác thay vì chỉ “học vẹt”, cũng như tránh tình trạng “học trước quên sau”.

Tổng hợp một số bài tập về gram để bé luyện tập

Để giúp bé được thực hành hiệu quả, dưới đây là một số bài tập mà Wikihoc tổng hợp để bố mẹ cùng bé luyện tập thêm nhé.

Việc thực hành, làm bài tập thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài 1: Quy đổi các đơn vị sau chính xác

a. 500 gam = …. mg                           

b. 100 gam = … cg               

c. 700 gam = … mg

d. 10 decigam  = … mg                 

e. 120 cg = … mg

f. 400 tấn = …g

g. 350 tạ = ….g

h. 500 yến = …g

i. 250 kg =…. g

Bài 2: Thực hiện phép tính chính xác

a. 500 gam + 200 decigram  = ?

b. 230 decigram + 100 gam =?

c. 500 gam x 2 mg =?

d.1855 g : 5dg =?

e. 163g + 28g = ?              

g. 50g x 2 =?

h. 42g – 25g = ?                         

I. 96g : 3 =?

Bài 3: Cả hộp sữa cân nặng 455g, vỏ hộp cân nặng 58g. Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa?

Bài 4: Mỗi túi mì chính cân nặng 210g. Hỏi 4 túi mì chính như thế cân nặng bao nhiêu gam?

Bài 5: Mỗi bình cần để vào 10g trà xanh. Hỏi 5 bình như thế cần để vào bao nhiêu gam trà?

Bài 6: Điền dấu <,>,= thích hợp vào chỗ chấm

a. 600g … 60 cg

b. 6 dg … 7000 g

c. 5kg …. 5000g

d. 24 tấn …. 45000 g

e. 35 tạ …. 300000g

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về gram, một đơn vị đo lường khối lượng quan trọng. Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên của Wikihoc, sẽ giúp bé hiểu và học hành một cách hiệu quả hơn nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *