Bảng đơn vị đo khối lượng chắc hẳn là một kiến thức cơ bản thường gặp trong toán học và trong đời sống. Tuy nhiên, với các trẻ đang bắt đầu học về kiến thức này chắc hẳn sẽ có nhiều băn khoăn không hiểu về ý nghĩa, cách học và cách làm bài tập như thế nào? Vậy nên, trong nội dung bài viết hôm nay hãy cùng Wikihoc tìm hiểu chi tiết nhất.

Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị được biết đến là một đại lượng dùng để đo và chúng được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực từ toán học, hóa học, vật lý và trong đời sống thường ngày. Ví dụ như trong đo độ dài có milimet, kilomet,….

Khối lượng được hiểu là lượng chất chứa trong vật đó khi ta cân lên được. Chính vì vậy, để đo khối lượng ta phải dùng đến cân.

Đơn vị đo khối lượng chính là đơn vị cân đo đong đếm trọng lượng đồ vật. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Như vậy có thể hiểu rõ hơn, đơn vị đo khối lượng chính là đơn vị dùng để cân đo đong đếm một đồ vật cụ thể. Đối với độ lớn của khối lượng, ta sẽ cùng các đơn vị đo khối lượng tương ứng để nói về độ nặng của chúng.

Ví dụ: Bao gạo nặng 25kg => đơn vị đo khối lượng ở đây là kilogam (kg).

Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ, chi tiết

Trên thực tế, tùy thuộc vào độ lớn của khối lượng đồ vật cụ thể mà chúng ta sẽ sử dụng tương ứng với đơn vị đo khối lượng phù hợp. Dưới đây là bảng đơn vị đo khối lượng thường dùng nhất để các em có thể nắm bắt:

Bảng đơn vị tính, đo khối lượng thường gặp. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Thực tế, ngoài những đơn vị tính khối lượng trên thì còn có một vài đơn vị khác nhưng hiếm được dùng tại nước ta như:

  • Đơn vị Pound: 1 pound bằng 0.45359237kg bằng 453.5g.

  • Đơn vị Ounce: 1 ounce bằng 0.02835kg bằng 28.350g.

  • Đơn vị Carat: Đơn vị này thường dùng để tính toán khối lượng vàng, đá quý,… Trong đó: 1 carat bằng 0.2g và bằng 0.0002kg.

  • Đơn vị Centigram, Milligram: Đơn vị này dùng để đo khối lượng những đồ vật có trọng lượng rất nhỏ, chủ yếu dùng tại các phòng thí nghiệm. Trong đó: 1g = 100 centigram = 1000 milligram.

  • Đơn vị Microgam (µg) và Nanogam (ng): Đơn vị này sẽ nhỏ hơn cả Centigram và Miligram để đo khối lượng siêu nhỏ. Trong đó, 1 µg = 0.000001g và 1 ng = 0.000000009g.

Tham khảo thêm:   Cô bé Lọ Lem: Lời kể và ý nghĩa câu chuyện

Cách đổi đơn vị đo khối lượng chính xác

Để quy đổi các đơn vị đo trong quá trình làm bài tập hay ứng dụng trong các lĩnh vực, đời sống thực tiễn thì ta có thể áp dụng những cách sau đây:

Cách quy đổi đơn vị khối lượng đơn giản, dễ hiểu. (Ảnh; Sưu tầm internet)

Cách 1:

Khi đổi đơn vị từ lớn xuống bé liền kề, ta sẽ gấp 10 lần đơn vị tiếp theo. Hay ta có thể thêm 1 chữ số 0 vào số đó (nhân số đó với 10). Nếu cách một đơn vị ở giữa sẽ thêm 2 số 0 và cách 2 đơn vị thì thêm 3 số 0….

Ví dụ: 2 tấn = 20 tạ = 200 yến = 2000 kg; 9 kg = 90 hg = 900 dag = 9000g

Cách 2

Muốn quy đổi đơn vị khối lượng từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị liền kề lớn hơn, bạn sẽ chia số đó cho 10 (bớt đi 1 số 0), cách 1 đơn vị thì chia cho 100 (bớt 2 số 0)….

Ví dụ: 5000g = 500 dag = 50hg = 5kg; 8000kg = 800 yến = 80 tạ = 8 tấn

* Lưu ý: Khi thực hiện việc quy đổi đơn vị đo khối lượng, mọi người không được viết sai tên đơn vị hoặc nhầm lẫn giữa những đại lượng.

Các dạng bài tập về đơn vị đo khối lượng thường gặp

Trong chương trình học toán cấp 1, các em sẽ được làm quen với những dạng bài tập liên quan tới đơn vị tính khối lượng như sau:

Có nhiều dạng bài tập về tính toán đơn vị đo khối lượng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất. Phương pháp giải chỉ cần học sinh nắm vững bảng đơn vị đo khối lượng cùng với các cách chuyển đổi đơn vị trên để giải một cách nhanh chóng. Chính xác.

Phương pháp: Cần áp dụng những quy tắc chuyển đổi đơn vị và bảng đơn vị đo khối lượng để giải bài tập dạng này nhanh chóng.

Ví dụ: 10 yến = …. kg               

Hướng dẫn giải như sau:

Khi đổi 10 yến sang kg ta phải xác định được đơn vị cần chuyển.

Đó chính là yến => kg. Khi đổi từ đơn vị bé hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề thì chia số đó cho 10. Khi đó 1 yến = 1/10 kg

Như vậy: 10 yến = 10/10 kg hay 1 kg

Dạng 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

Ở dạng toán này, các em cần phải xác định các đơn vị đo của các số đã giống nhau chưa. Nếu chưa sẽ phải quy đổi về cùng một đơn vị rồi mới thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia như thông thường.

Đặc biệt, khi chia hoặc nhân 1 đơn vị đo khối lượng chỉ cần thực hiện phép tính đó với 1 số như thường, rồi mới thêm đơn vị ở kết quả.

Ví dụ:

17 kg + 3 kg = 20 kg (Cùng đơn vị đo là kg)

23 kg + 123 g = 23000 g + 123 g = 23123 g (Đưa về cùng đơn vị đo là g)

Dạng 3: So sánh

Dạng bài tập này cũng sẽ phải xem xét các số so sánh đã cùng đơn vị đo hay chưa, nếu đã cùng thì chỉ cần so sánh như 2 số thông thường.

Trường hợp, các số so sánh không cùng đơn vị đo thì ta cũng sẽ quy đổi chúng về cùng đơn vị rồi mới tiến hành so sánh.

Ví dụ: 500 g và 50 dag

Hướng dẫn giải: Chúng ta sẽ đưa về cùng một đơn vị đo là g để so sánh. Ta có 1 dag = 10 g nên 50 dag = 500g. Bây giờ ta tiến hành so sánh 500g vừa đổi và 500g đề bài cho thấy chúng bằng nhau nên 500 g = 50 dag.

Dạng 4: Giải bài toán có lời văn

Với dạng bài tập này các em sẽ phải đọc đề kỹ lưỡng, rồi xác định yêu cầu đề bài đưa ra là gì. Nếu các dữ kiện bài toán đưa ra đã cùng đơn vị thì chỉ cần thực hiện theo đúng yêu cầu, nếu không cùng đơn vị thì các em cũng sẽ phải thực hiện quy đổi về cùng 1 đơn vị. Sau đó kiểm tra lại rồi xác định kết quả.

Tham khảo thêm:   Mẫu giấy ủy quyền trẻ em đi máy bay với người thân Giấy ủy quyền đi máy bay

Ví dụ: Một xe máy chuyến trước chở được 2 bao gạo 25kg mỗi bao, chuyến sau chở được 1 bao 2kg. Hỏi cả hai chuyến xe máy chở được bao nhiêu yến gạo

Ta có:

1 kg = 10 yến

Cả hai lần chuyến xe đó chở: 50 yến + 25 yến = 75 yến gạo

Bí quyết giúp bé học toán đơn vị đo khối lượng hiệu quả

Với toán về đơn vị tính khối lượng thực chất không quá khó, nhưng trong quá trình học nhiều bé vẫn làm sai. Vậy nên, để giúp con học và nắm vững được kiến thức này, bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:

Xây dựng niềm đam mê, yêu thích toán học cho bé cùng Wikihoc Math

Một số bé không thích học toán có thể bắt nguồn từ việc phương pháp dạy bé học quá nhàm chán, khiến bé không hiểu kiến thức.

Chính vì vậy, để gia tăng sự hứng thú, đam mê trong việc học toán, bố mẹ có thể chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng với bé. Đây là một trong những ứng dụng học toán tiếng Anh dành cho trẻ mầm non và tiểu học được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

Trang bị kỹ năng học toán cho bé cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Điểm đặc biệt của Wikihoc Math chính là được xây dựng nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực của con trẻ khi học toán, thay vì truyền thụ kiến thức sẽ tập trung vào các hoạt động tương tác, tư duy logic, kết hợp cùng vận động thô để giúp bé hiểu rõ kiến thức và tự giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, tại Wikihoc Math sẽ có hơn 400 bài học được phân chia với hơn 60 chủ đề dựa trên 7 chuyên đề toán chính, bao gồm cả đo lường cùng nhiều cấp độ học. Như vậy bố mẹ sẽ dễ dàng lựa chọn được cấp độ học với nội dung bài học phù hợp nhất với năng lực học của trẻ.

Chưa kể, Wikihoc Math là ứng dụng dạy toán tư duy bằng tiếng Anh. Chính vì vậy, đây là sự kết hợp “2 trong 1” khi vừa giúp bé học toán tốt, vừa học và làm quen với ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất.

Ứng dụng toán đo khối lượng với thực tiễn

Với đơn vị đo khối lượng trong thực tiễn được ứng dụng rất nhiều như việc cân, đo, đong, đếm rau củ quả, cân nặng cơ thể, đồ vật,… Chính vì vậy, bố mẹ hãy đưa ra những ví dụ, bài tập liên quan tới đời sống xung quanh bé để con dễ hình dung, hiểu và áp dụng chính xác hơn.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật thông tin về dầu gội xả Tigi Bed Head “huyền thoại”

Học đơn vị đo khối lượng thông qua trò chơi

Học và chơi là một trong những phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng với các bé trong độ tuổi cấp 1. Bởi vì khi được tham gia các trò chơi bé sẽ có sự hứng thú, hào hứng hơn thay vì chỉ học trên sách vở.

Chính vì vậy, bố mẹ có thể đầu tư các bộ đồ chơi đi chơi, cân nặng để bé vừa chơi vừa học, hay tự tổ chức các trò chơi liên quan tới việc dự đoán cân nặng, quy đổi đơn vị,…

Cùng bé tổ chức các trò chơi về khối lượng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Học đi đôi với hành là điều không thể thiếu

Sau khi con đã nắm được chắc lý thuyết về đơn vị đo khối lượng, bố mẹ hãy tạo điều kiện để bé được thực hành, làm bài tập thường xuyên. Vì nếu học mà không hành thì bé dễ “học vẹt”, cũng như sẽ nhanh quên kiến thức.

Một số bài tập về bảng đơn vị đo khối lượng để bé luyện tập

Sau khi đã nắm chắc lý thuyết, cùng với bí quyết học tập trên thì dưới đây là một số bài tập để bé luyện tập:

Cùng bé chinh phục bài tập từ đơn vị tính khối lượng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Bài 1: Đổi các đơn vị đo khối lượng

a. 12 yến = …. kg                       b. 10 tấn = … g                          c, 100 tạ = …. hg

d. 13 tạ = … dag                   e. 4 tạ 12 kg = … kg                    f. 4 tấn 6 kg = … kg

Bài 2: Các phép tính toán với đơn vị đo khối lượng

a. 17 kg + 3 kg = ?

b. 23 kg + 123 g =?

c. 54 kg x 2 =?

d. 1055 g : 5 =?

e. 6 tạ 4 yến + 20 kg = ?

f. 10kg 34 dag – 5523 g = ?

Bài 3: So sánh

a. 6 kg và 7000 g

b. 4 tấn 3 tạ 5 yến và 4370 kg

c. 623 kg 300 dag và 6 tạ 35 kg

Bài 4: Có 20 quyển vở và 15 quyển sách. Trong đó, mỗi quyển vở nặng 500g và mỗi quyển sách nặng 700 g. Hỏi có tất cả mấy ki-lô-gam vở và sách?

Bài 5: Bình đi chợ mua 1 bó rau nặng 1250 g, một con cá nặng 4500g, 1 quả bí nặng 750g. Hỏi khối lượng mà Bình phải mang về là bao nhiêu?

Bài 6: Trong đợt kiểm tra sức khỏe. An cân nặng là 32kg; Đức nặng 340hg, Hải nặng 41000g. Hỏi cả ba bạn nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 7:  Mẹ mua 5 quả dưa hấu, có 2 quả nặng 450 dag, 1 quả nặng 35hg, 2 quả nặng 6000g. Hỏi 5 quả dưa nặng bao nhiêu kg?

Bài 8: Một con cá trê nặng 10000g, biết đầu nặng 750g, đuôi nặng 450g. Hỏi thân cá nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 9: Điền dấu >, <, = vào chỗ trống

a) 93hg … 380dag

b) 573kg … 5730hg

c) 3 tấn 150kg … 3150hg

d) 67 tạ 50 yến … 8395kg

Bài 10: Tính

a) 516 kg + 234 kg

b) 948 g – 284 g

c) 57hg x 14

d) 96 tấn : 3

Một số lưu ý khi chuyển đổi đơn vị đo khối lượng

Để giúp thực hiện các phép tính với đơn vị đo khối lượng chính xác, bé cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Việc nắm được cách quy đổi đơn vị rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

  • Cẩn thận trong việc chuyển đổi đơn vị để tránh đổi nhầm hay viết sai các đại lượng cùng nhau.

  • Khi đổi đơn vị đo độ dài, thừa số, số chia không phải là số đo nên sẽ không ghi đơn vị đằng sau chúng. Ví dụ: Đổi 2 kg ra g thì ta làm như sau: 3 x 1000 = 3000 cm. Trong đó: 1000 là thừa số nên không có đơn vị đằng sau nó.

  • Có thể dùng máy tính cầm tay khi thực hiện các chuyển đổi đơn vị khi làm phép tính chia, nhân với số lớn để tránh sai sót.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bảng đơn vị đo khối lượng. Mặc dù không có quá nhiều dạng toán, nhưng tính ứng dụng của chúng trong toán học hay bất kỳ lĩnh vực, đời sống rất quan trọng. Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ trên của Wikihoc hoàn toàn giúp bố mẹ và các bé học và áp dụng hiệu quả nhất.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *