Chu vi hình tứ giác là kiến thức khá rộng, vì vốn dĩ hình học này có nhiều thể loại khác nhau nên công thức tính cũng đa dạng. Chính vì vậy, để giúp các em có thể nắm được đầy đủ, chính xác thông tin về chu vi của các loại hình tứ giác, hãy cùng Wikihoc tham khảo ngay bài viết sau đây.

Công thức tính chu vi hình tứ giác

Sau khi hiểu được hình tứ giác là gì? thì một trong những bài tập thường gặp của hình học này chính là tính chu vi. Tuy nhiên, vì hình tứ giác có nhiều loại khác nhau nên công thức tính chu vi sẽ chia thành các loại sau đây:

Tính chu vi tứ giác dựa vào tổng các cạnh. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Công thức tính chu vi tứ giác thường

Với hình tứ giác thường khi tính chu vi sẽ bằng tổng độ dài 4 cạnh. Cụ thể:

P= a + b + c + d (đơn vị tính)

Trong đó:

  • P: Chu vi hình tứ giác

  • a, b, c, d: Độ dài 4 cạnh của tứ giác.

Ví dụ: Cho tứ giác ABCD có độ dài 4 cạnh AB = 3cm, BC = 5cm, CD = 4 cm, AD = 6cm.

Chu vi tứ giác ABCD:

P = 3 + 5 + 4 + 6 = 18(cm)

Công thức tính chu vi tứ giác đặc biệt

Với hình tứ giác đặc biệt bao gồm các hình: Hình vuông, hình thoi, hình chữ nhật, hình bình hành, hình thang. Về cách tính chu vi của các hình này khá đơn giản như sau:

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân trang 69 Giải Toán lớp 5 trang 69, 70

Chu vi hình thang có độ dài 4 cạnh là a, b, c, d

P = a + b + c + d

Chu vi hình bình hành, hình chữ nhật

P = 2.(a + b)

Chu vi hình vuông, hình thoi:

P = 4.a

Trong đó:

  • P: Chu vi hình tứ giác đặc biệt

  • a, b, c, d: Độ dài cạnh của hình tứ giác

Tại sao cần tính chu vi tứ giác?

Đối với công thức tính chu vi của hình tứ giác không chỉ đơn thuần được ứng dụng để giải bài tập toán trong chương trình học tập. Bên cạnh đó, với công thức này còn được ứng dụng trong thực tế để giải quyết các công việc đặc thù như xây dựng, thiết kế,…

Chính vì vậy, để giúp bé có thể nâng cao hiệu quả học tập và hỗ trợ tốt cho tương lai của bé sau này, việc nắm rõ các kiến thức về tính chu vi của hình tứ giác rất quan trọng.

Công thức tính chu vi tứ giác được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng toán tính chu vi tứ giác

Đối với các bé học cấp 1, thường kiến thức chỉ ở dạng cơ bản. Vậy nên, đối với kiến thức tính chu vi của hình tứ giác sẽ có những dạng bài tập liên quan sau đây:

Có nhiều dạng bài tập về tính chu vi tứ giác. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Cho độ dài các cạnh tính chu vi tứ giác

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất, khi đề bài sẽ cho thông tin dữ kiện về độ dài các cạnh của tứ giác và yêu cầu bé tính chu vi hình tương ứng. Vậy nên, các em chỉ cần áp dụng công thức tính chu vi P = a + b + c + d để tính toán chính xác.

Ví dụ: Tính chu vi tứ giác có các cạnh sau:

5dm, 3dm, 6dm, 4dm

3cm, 5cm, 4cm, 3,5cm

Giải:

Áp dụng công thức tính chu vi ta có:

P = 5 + 3 + 6 + 4 = 18dm

P = 3 + 5 + 4 + 3,5 = 15,5cm

Dạng 2: Cho chu vi, tìm độ dài cạnh

Bài tập này sẽ ngược lại so với dạng 1 phía trên, khi đề bài sẽ cho chu vi hình tứ giác và yêu cầu tính độ dài cạnh. Nên cũng sẽ dựa vào công thức P = a + b + c + d để tính được cạnh tương ứng.

Ví dụ: Hình tứ giác MNPQ có chu vi 52cm, biết tổng độ dài hai cạnh MN và NP bằng 21cm. Tìm tổng độ dài của hai cạnh PQ và QM

Giải:

Ta có chu vi tứ giác MNPQ: P = MN + NP + PQ + QM = 52

MN + NP = 21 P = 21 + (PQ + QM) = 45 (cm)

Tổng độ dài của hai cạnh PQ và QM là: PQ + QM = 52 – 21 = 31

Đáp số: 31cm

Dạng 3: Tính chu vi tứ giác đặc biệt

Ở dạng bài tập này sẽ cho một hình tứ giác cụ thể như hình vuông, hình chữ nhật,… kèm theo các dữ kiện về cạnh, yêu cầu tính chu vi của hình đó. Nên tùy thuộc vào từng hình sẽ áp dụng công thức tương ứng để tính toán chính xác.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 5 Bài 44: Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy Giải bài tập Khoa học lớp 5 trang 90

Ví dụ: Cho mảnh đất hình vuông có độ dài cạnh tương ứng là 12cm. Tính chu vi của mảnh đất đó.

Giải:

Chu vi mảnh đất hình vuông tương ứng là: P = a x 4 = 12 x 4 = 48cm.

Đáp số: 48cm

Bài tập toán liên quan tới chu vi hình tứ giác để bé luyện tập

Dưới đây sẽ là tổng hợp một số bài tập về tính chu vi của hình tứ giác để bé có thể áp dụng những kiến thức trên và thực hành:

(Nguồn: Tổng hợp)

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ kiến thức chu vi tứ giác hiệu quả

Đối với các bé học cấp 1, thường kiến thức liên quan tới tính chu vi còn khá cơ bản. Nhưng vì có nhiều hình tứ giác khác nhau nên lượng kiến thức học khá nhiều. Vậy nên, để giúp bé nâng cao hiệu quả học tập, bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau:

Tạo sự hứng thú khi học toán cho bé cùng Wikihoc Math

Bởi vì toán học là một bộ môn chỉ xoay quanh số, phép tính và hình học. Cùng với lượng kiến thức khá nhiều, nên đòi hỏi phải có phương pháp dạy phù hợp thì bé mới có sự hứng thú và tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Trường hợp nếu bố mẹ không có nhiều thời gian để hỗ trợ bé học tập, hay không tự tin về việc truyền thụ kiến thức của mình có thể lựa chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng với bé. Đây là một trong những ứng dụng dạy học toán tiếng Anh được hàng triệu bố mẹ tin dùng.

Tham khảo thêm:   Học phí Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) Học phí NEU

Tạo nền tảng toán học cho bé cùng Wikihoc Math. (ảnh: Wikihoc)

Điểm đặc biệt của Wikihoc Math chính là hướng dẫn dạy bé học toán dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Điển hình như:

  • Áp dụng phương pháp dạy học tích cực: Kích thích sự sáng tạo, con tích cực đặt câu hỏi để hiểu tận gốc vấn đề được đưa ra trong Toán học.
  • Học thông qua trò chơi: Vừa chơi vừa học mà hiệu quả vượt bậc. Con hứng thú, tự giác học không cần ba mẹ nhắc nhở.
  • Học với sách bài tập bổ trợ: Giúp con phát triển các kỹ năng vận động tinh và vận động thô thông qua việc giải quyết các bài toán trong thực tế.

Nội dung chương trình học sẽ dựa trên hơn 60 chủ đề thuộc 7 chuyên đề toán học lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học, trong đó có cả kiến thức về hình học. Để qua đó sẽ giúp xây dựng nền tảng Toán học & hỗ trợ việc học trên lớp hiệu quả, cũng như giúp con phát triển đồng bộ tư duy & ngôn ngữ giúp con học giỏi cả toán và tiếng Anh.

Đảm bảo bé nắm vững kiến thức cơ bản về chu vi hình tứ giác

Để có thể giải bài tập hình tứ giác và ứng dụng chính xác trong thực tế, đòi hỏi bé phải nắm vững các kiến thức cơ bản liên quan tới chúng. Bao gồm: Thế nào là hình tứ giác, các loại hình tứ giác, công thức tính chu vi, các dạng bài tập,…

Để làm được điều này, bố mẹ nên đồng hành học cùng bé, thường xuyên đặt ra các câu hỏi liên quan để xem bé nhớ kiến thức tới đâu, kiểm tra sách vở,… Điều này sẽ giúp bạn biết được năng lực học của con, cùng với việc biết được kiến thức nào bé còn yếu để có thể củng cố kịp thời.

Cùng bé thực hành, luyện tập nhiều hơn

Trong quá trình học tập của bé, bố mẹ nên tạo điều kiện để con được thực hành thường xuyên từ việc làm nhiều bài tập liên quan trong sgk, internet, luyện đề thi, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới nâng cao, tự tổ chức các cuộc thi nhỏ cho bé, học toán thông qua trò chơi…

Chính việc được thực hành nhiều hơn, bé sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức, cũng như có sự hứng thú hơn khi học toán bớt nhàm chán.

Cùng bé nắm vững kiến thức và thực hành thường xuyên. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Kết luận

Trên đây là những kiến thức giúp bé hiểu hơn về chu vi hình tứ giác. Nhìn chung, kiến thức cơ bản này sẽ có những phần dễ, phần khó, chỉ cần nắm vững nhưng thông tin mà Wikihoc chia sẻ sẽ giúp trẻ chinh phục được các bài tập một cách hiệu quả nhất. Chúc các bé có những giờ học tập vui vẻ.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *