Đơn vị đo nhiệt độ là một trong những kiến thức cơ bản nhưng quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ toán học, vật lý, hóa học, sinh học,… và chúng có tính ứng dụng cao trong đời sống thực tiễn. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách quy đổi và bí quyết học các đơn vị về nhiệt độ chi tiết, hãy cùng Wikihoc tham khảo ngay bài viết sau đây.

Đơn vị đo nhiệt độ là gì?

Nhiệt độ được biết đến là tính chất vật lý của một vật chất cụ thể, nó sẽ biểu thị cho tính chất “nóng” và “lạnh” của vật chất đó. Khi vật có nhiệt độ tăng cao thì sẽ nóng hơn, còn khi nhiệt độ thấp thì vật chất sẽ lạnh hơn.

Nhiệt độ được hiểu là mức hiển thị nóng và lạnh của một vật chất. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trên thực tế, để đo được nhiệt độ người ta sẽ cùng nhiệt kế, được ký hiệu là °.

Nhưng trong hệ đo lường quốc tế (SI), nhiệt độ được đo bằng đơn vị Kelvin, ký hiệu K. Còn tại một số nước khác, trong đó có Việt Nam nhiệt độ sẽ đo bằng độ C (1 độ C sẽ bằng 274,15 độ K).

Hay một số nước như Mỹ, Anh,…nhiệt độ đo bằng độ F (1 độ F bằng 255,927778 K) chú thích: ⁰F = (1,8 x ⁰C) + 32, hay 1 độ C bằng 1.8 độ F, nhưng mức xuất phát thang đo sẽ có sự khác nhau, nên tính ra nhiệt độ cơ thể người khoảng 37 ⁰C hoặc hơn 98 ⁰F.

Bảng đơn vị nhiệt độ chi tiết

Trên thực tế, bảng đơn vị đo nhiệt độ sẽ có nhiều loại khác nhau. Bởi vì lịch sử khám phá, nghiên cứu và phát triển của các quốc gia và vùng lãnh thổ từng thời điểm có những phát minh riêng. Cụ thể đó là:

  • Độ Celsius (°C đọc là độ C hay độ bách phân)

  • Độ Delisle (°De đọc là độ De)

  • Độ Fahrenheit (°F đọc là độ F)

  • Độ Newton (°N đọc là độ Newton)

  • Độ Rankine (°R hay °Ra)

  • Độ Réaumur (°R đọc là độ R)

  • Độ Rømer (°Rø)

  • Độ Kelvin (°K) là tên gọi cũ của đơn vị đo lường của nhiệt độ trong SI. Từ năm 1967 nó đã được đơn giản hóa đi thành kelvin, với ký hiệu là K.

  • Độ Wedgwood

  • Bên cạnh đó còn có độ Plank, Gas Mark, nhiệt độ tương đồng,… 

Bảng đơn vị đo nhiệt độ cơ bản trong hệ đo lường quốc tế. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Trong đó:

Độ Celsius

Đây là đơn vị đo nhiệt độ đặt tên dựa theo nhà thiên văn học người Thủy Điển Anders Celsius (1701–1744). Ông chính là người đầu tiên tìm ra được đơn vị đo này dựa trên trạng thái của nước tương ứng là 100°C (212 độ Fahrenheit) là nước sôi và 0°C (32 độ Fahrenheit).

Tuy nhiên, sau khoảng 2 năm nghiên cứu, nhà khoa học đã đảo ngược hệ thống đó và lây 0 độ là nước sôi và – 100 độ là nước đá đông. Đây được biết đến là hệ thống Centigrade tức bách phân.

Còn tại Việt Nam, °C được sử dụng phổ biến nhất và sử dụng các thiết bị đo nhiệt độ tương ứng như: nhiệt kế, đồng hồ đo nhiệt độ, máy đi nhiệt độ,vv…

Độ Kelvin

Độ Kelvin là một trong những đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ trong hệ đo lường quốc tế, được lấy tên theo nhà kỹ sư, vật lý người Ireland William Thomson ( 1824 – 1907).

Tham khảo thêm:   Cấu trúc ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 theo Thông tư 27 Đề thi học kì 1 lớp 1 môn Tiếng Việt năm 2023 - 2024

Cụ thể, trong mỗi độ K ở nhiệt giai Kenvin (1K) sẽ bằng 1 °C và 0°C sẽ tương ứng với 273,15K. Trên thực tế, nhiệt độ Kelvin(K) là 1/273,16 của nhiệt độ nhiệt động lực học của điểm ba (điểm ba thể hay điểm ba pha) của nước (1967).

Độ Fahrenheit

Độ Fahrenheit cũng được biết đến là thang nhiệt độ được đặt tên theo nhà vật lý học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit (1686 – 1736). Cụ thể, trong thang Rømer, điểm đóng băng của nước tương ứng sẽ là 7.5॰, điểm sôi là 60॰ và cùng với thân nhiệt trung bình của con người chính là 22,5 độ theo phép đo của Rømer.

Cụ thể, trong hỗn hợp lạnh (nước đa, nước, Amoni Clorid) thì nhà vật lý này đã tạo lại điểm số không cũng như là điểm chuẩn thứ nhất (−17,8°C) này.

Độ Rankine

Rankine được biết đến là nhiệt độ động lực học dựa trên mức tuyệt đối được đặt tên theo nhà vật lý học John Macquorn Rankine, người đưa ra nó năm 1859. Cũng tương tự như đơn vị Kelvin, nhiệt độ −459,67 °F là đúng bằng với 0 °R.

Độ Réaumur

Réaumur cũng là một trong những đơn vị đo nhiệt độ được lấy tên theo nhà toán học Rene – Réaumur (1683 – 1757). Cũng tương tự như nhiều thang đo nhiệt độ khác, ông cũng lấy 2 điểm 0° tại điểm đóng băng của nước và 80 độ tại điểm sôi của nước trên nhiệt kế thuỷ ngân.

Độ Rømer

Rømer là đơn vị đo nhiệt độ được đặt tên dựa trên nhà thiên văn học người Đan Mạch phát minh ra từ năm 1701. Cụ thể, thang đo nhiệt độ này cũng bắt đầu từ 2 điểm là nhiệt độ đóng băng của nước 7.5° Ro và nhiệt độ bay hơi của nước là 60° Ro. Chính vì vậy, mỗi một độ tương ứng 1/52.5 độ Ro.

Cho đến thời điểm hiện nay, Rømer không còn là đơn vị đo nhiệt độ phổ biến, thay vào đó là độ C.

Độ Newton

Đơn vị đo nhiệt độ Newton cũng được đặt tên theo nhà triết học, nhà vật lý, nhà toán học, nhà thiên văn học, nhà thần học, nhà giả kim thuật người Anh Issac Newton. Đặc biệt, đơn vị đo nhiệt độ này cũng tương tự như các đơn vị trên khi lấy 2 điểm đo nhiệt độ đóng băng của nước 0°N và nhiệt độ bay hơi của nước 33°N.

Cách quy đổi các đơn vị trong nhiệt độ chi tiết

Dựa vào những nội dung trên chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu rõ hơn về các đơn vị đo nhiệt độ hiện nay. Trên thực tế, để có thể quy đổi được các đơn vị này, mọi người có thể dựa theo công thức sau:

Đổi °F sang °C và ngược lại

♦ Đổi °F sang °C:

°C = (°F – 32) / 1.8

Tóm lại: Để đổi độ F sang độ C, ta sẽ lấy số đo độ F trừ 32 rồi chia cho 1.8 (hoặc nhân với 5 rồi chia cho 9) là được.

♦ Đổi °C sang °F:

°F = °C × 1.8 + 32

Tóm lại: Để đổi độ C sang độ F, ta lấy số đo độ C nhân 1.8 (hoặc nhân với 9 chia cho 5) rồi cộng thêm 32 là được.

Đổi từ °F sang K (Kelvin) và ngược lại

♦Đổi từ °F sang K:

K = (°F – 32) / 1.8 + 273.15

Tóm lại: Để chuyển đổi từ độ F sang K, ta chỉ cần lấy số đo độ F rồi trừ 32. Được bao nhiêu thì mang đi chia cho 1.8 rồi cộng 273.15 là được

♦Đổi từ K sang °F:

°F = (K – 273.15) × 1.8 + 32

Tóm lại: Để chuyển đổi từ độ K sang F, ta chỉ cần lấy số đo độ K rồi trừ 273.15. Được bao nhiêu thì mang đi nhân cho 1.8 rồi cộng 32 là được

Đổi từ °C sang K (Kelvin) và ngược lại

♦ Đổi từ K sang °C:

°C = K – 273.15

♦ Đổi từ °C sang K:

K = °C + 273.15

Dưới đây là bảng quy đổi qua lại từng đơn vị nhiệt độ để mọi người tham khảo và thực hiện chuyển đổi chính xác:

Bảng công thức quy đổi các đơn vị nhiệt độ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Ứng dụng đơn vị nhiệt độ trong học tập và cuộc sống

Trên thực tế, đơn vị đo nhiệt độ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ học tập đến cuộc sống. Cụ thể:

  • Trong học tập: Ngoài xuất hiện ở trong bộ môn vật lý, nhiệt độ còn là một kiến thức cơ bản trong toán học, hóa học, sinh học, tự nhiên xã hội,… nên ngay từ khi học cấp 1 các em cũng đã được học và làm quen với kiến thức này.
  • Trong cuộc sống: Nhiệt độ được ứng dụng vào hết hết các lĩnh vực trong cuộc sống như đo nhiệt độ ngoài trời để dự báo thời tiết, đo nhiệt độ nước sôi để chế biến món ăn, đo nhiệt độ cơ thể để nhận biết bệnh tật…
Tham khảo thêm:   22 địa điểm, khu du lịch Kiên Giang đẹp, nổi tiếng, cực hấp dẫn

Đơn vị đo nhiệt độ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Các dạng bài tập liên quan tới bảng đơn vị đo nhiệt độ thường gặp

Riêng trong kiến thức cơ bản về toán học liên quan đến nhiệt độ, các em cấp 1 thường sẽ gặp những dạng bài tập cơ bản sau đây:

Có nhiều dạng bài tập toán về đo nhiệt độ. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Đổi các đơn vị đo nhiệt độ

Đây là dạng bài tập cơ bản nhất, nên ta chỉ cần áp dụng những quy tắc chuyển đổi từng đơn vị trên để có thể tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: đổi độ F sang độ C 96 độ F bằng bao nhiêu độ C

Theo công thức :

°C = (°F 32) / 1.8

°C = ( 96 32 ) / 1.8

°C = 35.55

Đáp số : 96 độ F = 35.55 độ C

Dạng 2: Công thức định nghĩa

Với dạng bài tập này sẽ chủ yếu là phần trắc nghiệm, yêu cầu học sinh sẽ phải nắm vững lý thuyết, kiến thức cơ bản về đơn vị đo nhiệt độ để đưa ra đáp án chính xác nhất.

Ví dụ: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Kelvin?

A. T(K) = t(°C) + 273

B. t°C = (t – 273) °K

C. t°C = (t + 32) °K

D. t°C = (t.1,8) °F + 32°F

Trả lời

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – ớt sang nhiệt giai Kelvin là

T(K) = t(°C) + 273

Chọn đáp án A

Dạng 3: Sử dụng nhiệt kế để đo không khí

Dạng bài tập này sẽ cho một bảng đo nhiệt độ không khí của một số khu vực nhất định, yêu cầu bé nhận biết khu vực nào có nhiệt độ thấp, nơi nào có nhiệt độ cao.

Ví dụ: Bảng sau đây cho biết nhiệt độ không khí vào buổi sáng trong một ngày ở ba địa phương:

Nhìn vào bảng, em cho biết:

Nhiệt độ không khí ở Hà Nội và ở Lào Cai, nơi nào cao hơn?

Nhiệt độ không khí ở Sa Pa và ở Lào Cai, nơi nào thấp hơn?

Lời giải:

Ta có 30°C > 26°C nên nhiệt độ không khí ở Hà Nội cao hơn nhiệt độ không khí ở Lào Cai.

10°C < 26°C nên nhiệt độ không khí ở Sa Pa thấp hơn nhiệt độ không khí ở Lào Cai.

Bí quyết giúp bé học, ghi nhớ và ứng dụng kiến thức về nhiệt độ hiệu quả

Về cơ bản kiến thức về đơn vị đo nhiệt độ khi bé học cấp 1 chưa có nhiều bài tập quá khó, nhưng để giúp con có thể hiểu và ứng dụng chúng một cách hiệu quả, chính xác hơn thì bố mẹ có thể áp dụng một số bí quyết sau đây:

Xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho trẻ cùng Wikihoc Math

Mặc dù kiến thức về đơn vị đo nhiệt độ trong toán học không có nhiều, nhưng cũng là dạng toán bé sẽ được học và làm quen. Chính vì vậy, để có thể giúp con có sự hứng thú và đam mê khi học toán hơn, bố mẹ có thể lựa chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng với bé.

Wikihoc Math là ứng dụng dạy toán tiếng Anh hàng đầu tại Việt Nam được xây dựng nội dung dựa trên tiêu chuẩn Common Core State Standards của Mỹ, với nội dung toán tiếng anh chuẩn Mỹ toàn diện cho trẻ, nhưng vẫn bám sát chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT để chuẩn đầu ra cho bé khi học kiến thức trên trường.

Cụ thể, hệ thống bài học của Wikihoc Math sẽ chia ra thành 3 cấp độ học để phù hợp với các bé học mầm non và tiểu học. Trong đó, mỗi bài học sẽ có 3 – 6 hoạt động được xây dựng dựa trên các dạng câu hỏi có tính tương tác cao, tất cả được thiết kế chặt chẽ với nhau để đảm bảo bé vừa được ôn tập kiến thức đã học, vừa nắm bắt kiến thức mới hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Về đây em lo

Tạo sự hứng thú khi học toán cùng bé với Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Đồng thời, với Wikihoc Math không chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức toán học cho bé như trên trường học, mà phải đảm bảo bé hiểu rõ bản chất của từng kiến thức. Có nghĩa là hiểu rõ về lượng chứ không chỉ đơn thuần là học vẹt.

Dựa vào những chương trình học tại Wikihoc Math, con sẽ rèn luyện được tư duy toán học ngay từ nhỏ thay vì chỉ học lý thuyết. Kết hợp cùng hơn 10000 hoạt động tương tác thú vị sẽ giúp gia tăng sự hứng thú khi học toán với trẻ hiệu quả hơn rất nhiều thay vì chỉ dựa vào sách vở.

Xem thêm về Wikihoc Math tại

Liên hệ toán đơn vị đo nhiệt độ với thực tiễn

Để giúp việc học toán của bé liên quan tới nhiệt độ này hiệu quả hơn, bố mẹ có thể liên hệ chúng với thực tiễn khi cùng con sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ ngoài trời, cơ thể, nước,… Để bé có thể hiểu được thế nào là nhiệt độ, cách đo nhiệt độ, so sánh,… để từ đó ứng dụng để giải bài tập chính xác nhất.

Cùng bé thực hành, luyện tập nhiều hơn

Thực hành là một yếu tố quan trọng trong học tập và làm việc. Chính vì vậy, bố mẹ cần phải tạo điều kiện để bé được thực hành thường xuyên thông qua việc làm nhiều bài tập, thực hành các thí nghiệm vui, tìm tòi nhiều kiến thức mới,…

Việc được thực hành thường xuyên chính là tiền đề để bé hiểu rõ lý thuyết, cũng như tăng khả năng ghi nhớ, tư duy và áp dụng vào thực tế hiệu quả hơn.

Việc thực hành thường xuyên sẽ giúp bé hiểu bài hơn. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Tổng hợp một số bài tập về nhiệt độ bậc tiểu học để bé luyện tập

Khi đã nắm chắc được lý thuyết, dưới đây là một số bài tập về đơn vị đo nhiệt độ mà bố mẹ có thể cùng bé luyện tập hiệu quả:

Câu 1: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo nhiệt độ?

A. °C

B. °F

C. K

D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Dụng cụ nào sau đây là dụng cụ đo nhiệt độ?

A. Nhiệt kế

B. Tốc kế

C. Cân

D. Cốc đong

Câu 3: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Fa – ren – hai?

A. t°C = (t + 273) °K

B. t°F = (t(°C) x 1,8) + 32

C. T(K) = (T – 273) °C

Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức chuyển đổi đúng đơn vị nhiệt độ từ thang Xen – xi – ớt sang thang Kelvin?

A. T(K) = t(°C) + 273

B. t°C = (t – 273) °K

C. t°C = (t + 32) °K

D. t°C = (t.1,8) °F + 32°F

Câu 5: Trong thang nhiệt độ Fa – ren – hai nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?

A. 100°C

B. 273K

C. 212°F

D. 32°F

Câu 6: Trong thang nhiệt độ Kelvin nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?

A. °K

B. 273K

C. 0°C

D. 32°F

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng?

A. Khoảng 100°C tương ứng với khoảng 180°F.

B. 1°C tương ứng với 33,8°F

C. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 373K

D. Cả 3 phương án trên

Câu 8:  Đổi độ F sang độ C 86 độ F bằng bao nhiêu độ C

Câu 9: Muốn chuyển 10 độ C bằng bao nhiêu độ F.

Câu 10: Cần chuyển 100 độ F sang độ K là bao nhiêu?

Câu 11: Chuyển đổi 334 độ K sang độ F là bao nhiêu?

Câu 12:

Dự báo nhiệt độ không khí vào các buổi trong ngày ở một địa phương được ghi theo bảng sau:

Dựa vào bảng trên, hãy cho biết nhiệt độ không khí:

a) Từng buổi trong ngày là bao nhiêu độ?

b) Thấp nhất là bao nhiêu độ, cao nhất là bao nhiêu độ?

Câu 13:

Có 3 người đo nhiệt độ cơ thể được kết quả lần lượt là: 38°C; 37°C; 39°C. Hỏi trong ba nhiệt độ trên, nhiệt độ nào cao hơn nhiệt độ cơ thể của người bình thường? Biết nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 37°C.

Câu 14:

Hoạt động ở nhà:

a) Khi thời tiết thay đổi, em xem nhiệt kế đo nhiệt độ không khí để biết trời nóng hay lạnh mà mặc quần áo cho phù hợp.

b) Khi thấy người sốt nóng, khó chịu, em hãy nhờ người lớn dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể để được thăm khám kịp thời.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về đơn vị đo nhiệt độ. Qua đó có thể thấy được đây là kiến thức quan trọng khi chúng được ứng dụng nhiều không chỉ trong học tập và cuộc sống. Hy vọng, dựa vào những chia sẻ của Wikihoc sẽ giúp các bé hiểu và thực hành luyện tập hiệu quả.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *