Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật trang 120 Giải Toán lớp 5 trang 120, 121 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem đáp án và lời giải chi tiết của 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 120, 121 để rèn kỹ năng giải bài tập, ngày càng học tốt môn Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 trang 120, 121 được trình bày chi tiết, khoa học còn giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bàiThể tích hình hộp chữ nhật của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Toán 5 trang 121

Bài 1

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c:

a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm

b) a = 1,5m; b = 1,1m; c = 0,5m

c) a = frac{2}{5}dm; b = frac{1}{3}dm; c = frac{3}{4}dm

Đáp án

a) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

5 x 4 x 9 = 180 (cm3)

Đáp số: 180cm3

b) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

1,5 x 1,1 x 0,5 = 0,825 (m3)

Đáp số: 0,825m3

c) Thể tích của hình hộp chữ nhật là:

Tham khảo thêm:  

frac{2}{5} times frac{1}{3} times frac{3}{4} = frac{1}{{10}}(dm3)

Đáp số: frac{1}{{10}}dm3

Bài 2

Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên.

Bài 2

Đáp án

Ta chia khối gỗ thành:

Hình hộp chữ nhật thứ nhất: chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm và chiều cao 5cm.

Hình hộp chữ nhật thứ hai: chiều dài 15cm – 8cm = 7cm, chiều rộng 6cm và chiều cao 5cm.

Thể tích hình hộp chữ nhật thứ nhất là:

12 x 8 x 5 = 480 (cm3)

Thể tích hình hộp chữ nhật thứ hai là:

7 x 6 x 5 = 210 (cm3)

Thể tích của khối gỗ là:

480 + 210 = 690 (cm3)

Đáp số: 690cm3

Bài 3

Tính thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây:

Bài 3

Đáp án

Thể tích nước trong bể khi chưa có hòn đá là:

10 x 10 x 5 = 500 (cm3)

Thể tích nước trong bể khi có hòn đá là:

10 x 10 x 7 = 700 (cm3)

Thể tích của hòn đá là:

700 – 500 = 200 (cm3)

Đáp số: 200cm3

Lý thuyết Thể tích hình hộp chữ nhật

a) Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 16cm và chiều cao 10cm.

Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên đây bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1cm3 xếp vào đầy hộp (xem các hình vẽ dưới đây).

Sau khi xếp 10 lớp hình lập phương 1cm3 thì vừa đầy hộp.

Mỗi lớp có: 20 × 16 = 320 (hình lập phương 1cm3).

10 lớp có: 320 × 10 = 3200 (hình lập phương 1cm3).

Tham khảo thêm:   Bí quyết làm rau câu giòn theo kinh nghiệm thực tế nấu tiệc

Vậy thể tích của hình hộp chữ nhật là:

20 × 16 × 10 = 3200 (cm3)

Hình hộp

b) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

Gọi V là thể tích của hình hộp chữ nhật, ta có:

V = a × b × c

(a, b, c là ba kích thước của hình hộp chữ nhật).

Ví dụ: Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 5cm và chiều cao 8cm.

Phương pháp: Ba kích thước của hình hộp chữ nhật đã có cùng đơn vị đo nên để tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.

Giải:

Thể tích hình hộp chữ nhật đó là:

12 x 5 x 8 = 480 cm3

Đáp số: 480 cm3

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 5: Thể tích hình hộp chữ nhật trang 120 Giải Toán lớp 5 trang 120, 121 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *