Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 5: Luyện tập trang 112 Giải Toán lớp 5 trang 112, 113 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 5: Luyện tập giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, xem đáp án và lời giải chi tiết của 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 112, 113 để rèn kỹ năng giải bài tập, ngày càng học tốt môn Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 trang 112, 113 được trình bày chi tiết, khoa học còn giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bàiLuyện tập của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Đáp án Toán 5 trang 112, 113

Bài 1: 25,215m2.

Bài 2: Mảnh bìa số 3 và mảnh bìa số 4

Bài 3: a) S; b) Đ; c) S; d) Đ

Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 112, 113

Bài 1

Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương có cạnh 2m 5cm.

Đáp án

2m 5cm = 2,05m

Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là:

2,05 × 2,05 × 4 = 16,81 (m2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là:

Tham khảo thêm:  

2,05 × 2,05 × 6 = 25,215 (m2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 16,81m2;

Diện tích toàn phần: 25,215m2.

Bài 2

Mảnh bìa nào dưới đây có thể gấp được một hình lập phương?

Hình lập phương

Đáp án

Hình 1 có 6 mặt được xếp thành một hàng ngang, khi gấp lại sẽ có 2 mặt bị chồng lên nhau tạo thành khối hình có 4 mặt (trái với định nghĩa về hình lập phương là khối hình có 6 mặt). Vậy hình 1 không phải là hình lập phương.

Hình 2 có 6 mặt, khi gấp lại thì hai đáy sẽ bị chồng lên nhau, tạo thành khối hình có 5 mặt (trái với định nghĩa về hình lập phương là khối hình có 6 mặt). Vậy hình 2 không phải là hình lập phương.

Hình 3hình 4 có thể gấp thành hình lập phương vì khi gấp lại thì 4 hình vuông nằm ngang sẽ tạo thành 4 mặt xung quanh và 2 hình vuông còn lại sẽ tạo thành hai mặt đáy trên và dưới.

Vậy mảnh bìa số 3 và mảnh bìa số 4 có thể gấp được thành một hình lập phương.

Bài 3

Đúng ghi Đ, sai ghi S:

Hình lập phương

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. ☐

b) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B ☐

c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. ☐

d) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. ☐

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định (Dàn ý + 7 mẫu) Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Đáp án

Diện tích xung quanh của hình lập phương A là:

(10 x 10) x 4 = 400 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương B là:

(5 x 5) x 4 = 100 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp diện tích xung quanh của hình lập phương B số lần là:

400 : 100 = 4 (lần)

Diện tích toàn phần của hình lập phương A là:

(10 x 10) x 6 = 600 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương B là:

(5 x 5) x 6 = 150 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp diện tích toàn phần của hình lập phương B số lần là:

600 : 150 = 4 (lần)

Vậy:

a) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. [S]

b) Diện tích xung quanh của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích xung quanh của hình lập phương B. [Đ]

c) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 2 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. [S]

d) Diện tích toàn phần của hình lập phương A gấp 4 lần diện tích toàn phần của hình lập phương B. [Đ]

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 5: Luyện tập trang 112 Giải Toán lớp 5 trang 112, 113 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *