Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 5: Diện tích hình thang trang 93 Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 5: Diện tích hình thang giúp các em học sinh lớp 5 tổng hợp toàn bộ lý thuyết quan trọng, cùng đáp án và lời giải chi tiết của 3 bài tập trong SGK Toán 5 trang 93, 94 để ngày càng học tốt môn Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 còn giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng soạn giáo án bài Diện tích hình thang của Chương 3: Hình học cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Đáp án Toán 5 trang 93, 94

Bài 1: a) 50cm2; b) 84cm2

Bài 2: a) 32,5cm2 ; b) 20cm2

Bài 3: 10020,01m2

Hướng dẫn giải bài tập Toán 5 trang 93, 94

Bài 1

Tính diện tích hình thang, biết:

a) Độ dài hai đáy lần lượt là 12 cm và 8 cm; chiều cao 5 cm

b) Độ dài hai đáy lần lượt là 9,4 m và 6,6 m; chiều cao 10,5 m

Gợi ý đáp án:

a) Diện tích hình thang đó là:

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy năm học 2022 - 2023 Các bước xây dựng kế hoạch bài dạy (bài soạn, giáo án)

dfrac{(12+8) times 5 }{2} = 50;(cm^2)

b) Diện tích của hình thang đó là:

dfrac{(9,4 + 6,6) times 10,5}{2} = 84;(m^2)

Bài 2

Tính diện tích mỗi hình thang sau:

Bài 2

Gợi ý đáp án:

a) Đáy lớn: 9cm, đáy bé: 4cm, chiều cao: 5 cm

Diện tích của hình thang đó là:

dfrac{(4+9) times 5 }{2} = 32,5;(cm^2)

b) Đáy lớn: 7cm, đáy bé: 3cm, chiều cao: 4 cm

Diện tích của hình thang đó là:

dfrac{(3 + 7) times 4}{2} = 20;(m^2)

Đáp số: 32, 5 cm2

20 cm2

Bài 3

Một thửa ruộng hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 110, và 90,2 m. Chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Tính diện tích thửa ruộng đó.

Gợi ý đáp án:

Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:

(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)

Diện tích của thửa ruộng hình thang là:

frac{{left( {110 + 90,2} right) times 100,1}}{2} = 10020,01 (m2)

Đáp số: 10020,01m2

Lý thuyết Diện tích hình thang

Cho hình thang ABCD và điểm M là trung điểm của cạnh BC. Cắt hình tam giác ABM rồi ghép với hình tứ giác AMCD (như hình vẽ) ta được hình tam giác ADK.

Lý thuyết Diện tích hình thang

Dựa vào hình vẽ ta có:

Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK.

Diện tích hình tam giác ADK là: {S_{A{rm{D}}K}} = displaystyle{{DK times AH} over 2}

dfrac{DK times AH}{2} = dfrac{(DC+CK)times AH}{2} =dfrac{(DC+AB)times AH}{2}

Vậy diện tích hình thang ABCD là displaystyle {{left( {DC + AB} right) times AH} over 2}.

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

S = displaystyle {{left( {a + b} right) times h} over 2}

(S là diện tích; a, b là độ dài các cạnh đáy; h là chiều cao)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 5: Diện tích hình thang trang 93 Giải Toán lớp 5 trang 93, 94 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   11 mẫu màu tóc xanh đen nam đẹp ấn tượng, hot nhất hiện nay

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *