Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 4 Bài 29: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 67, 68 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 4 Bài 29: Em làm được những gì giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Luyện tập trong SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 67, 68.

Lời giải SGK Toán 4 Chân trời sáng tạo được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 29 Chủ đề 2: Số tự nhiên cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 4 Chân trời sáng tạo Tập 1 trang 67, 68 – Luyện tập

Bài 1

Chọn ý trả lời đúng.

a) Số 380 105 690 đọc là:

A. Ba mươi tám triệu một trăm linh năm nghìn sáu trăm chín mươi.
B. Ba trăm tám mươi triệu một trăm năm nghìn sáu trăm chín mươi.
C. Ba trăm tám mươi triệu một trăm linh năm nghìn sáu trăm chín mươi.
D. Ba tám không một không sáu chín không.

Tham khảo thêm:   Luyện từ và câu: Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy) trang 133 (tiếp) Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 31 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 2

b) Chữ số 8 trong số 380 105 có giá trị là:

A. 800    
B. 8 000    
C. 80 000    
D. 8 000 000

c) Làm tròn số 380 690 đến hàng trăm nghìn thì được số:

A. 380 700    
B. 400 000    
C. 380 000    
D. 200 000

Lời giải:

a) Đáp án đúng là: C

b) Đáp án đúng là: C

c) Đáp án đúng là: B

Bài 2

Viết mỗi số: 7 180 và 5 071 807 thành tổng theo hàng.

Lời giải:

7 180 = 7 000 + 100 + 80

5 071 807 = 5 000 000 + 70 000 + 800 + 7

Bài 3

Mỗi số 325; 5 084; 1 724 610 thuộc những dãy số nào dưới đây?

Dãy số thứ nhất: 0; 1; 2; 3; 4; …

Dãy số thứ hai: 0; 2; 4; 6; 8; …

Dãy số thứ ba: 0; 5; 10; 15; 20; …

Lời giải:

Dãy số thứ nhất là các số tự nhiên liên tiếp nên cả ba số trên đều có thể thuộc dãy số này.

Dãy số thứ hai là dãy số chẵn nên các số 5 084 và 1 724 610 có thể thuộc dãy số này.

Dãy số thứ ba là các số có tận cùng là 0 hoặc 5 nên số 325 và 1 724 610 có thể thuộc dãy số này.

Bài 4

Sắp xếp các số 7 659; 985; 2 007 659; 7 660 theo thứ tự từ lớn đến bé.

Lời giải:

Số 2 007 659 có nhiều chữ số nhất (có 7 chữ số) nên là số lớn nhất.

Số 985 có ít chữ số nhất (có 3 chữ số) nên là số bé nhất.

Tham khảo thêm:   Văn khấn cô Chín Giếng - Cách khấn xin lộc cô Chín đầy đủ nhất

Số 7 659 và số 7 660 đều có 4 chữ số, đều có chữ số hàng nghìn là 7, chữ số hàng trăm là 6. Số 7 659 có chữ số hàng chục là 5, số 7 660 có chữ số hàng chục là 6, mà 5 < 6 nên

7 659 < 7 660.

Sắp xếp dãy số trên theo thứ tự từ lớn đến bé ta được:

2 007 659; 7 660; 7 659; 985

Bài 5

Mỗi mặt hàng dưới đây có kèm theo giá bán. Mặt hàng nào có giá cao nhất, mặt hàng nào có giá thấp nhất?

Bài 5

Lời giải:

Em so sánh giá tiền của mỗi mặt hàng, sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

17 490 000; 16 990 000; 16 490 000; 895 000

Mặt hàng có giá cao nhất là tủ lạnh, mặt hàng có giá thấp nhất là quạt máy.

Bài 6

Chị Hai mua 3 kg cam hết 75 000 đồng. Hỏi mẹ mua 2 kg cam cùng loại và 1 kg quýt giá 45 000 đồng thì hết bao nhiêu tiền?

Lời giải:

1 kg cam cùng loại có giá là:

75 000 : 3 = 25 000 (đồng)

2 kg cam có giá là:

25 000 × 2 = 50 000 (đồng)

Mẹ mua 2 kg cam và 1 kg quýt hết số tiền là:

50 000 + 45 000 = 95 000 (đồng)

Đáp số: 95 000 đồng.

Bài 7

Có thể, chắn chắn, không thể?

Trong hộp có ba thẻ số:Bài 7. Không nhìn vào hộp, lấy ra một thẻ.

a) …?… lấy được thẻ ghi số tự nhiên.

b) …?… lấy được thẻ ghi số lẻ.

Tham khảo thêm:   Viết đoạn văn tiếng Anh về điệu múa Obon (3 Mẫu) Viết về điệu múa truyền thống của người Nhật

c) …?… lấy được thẻ ghi số lớn hơn 4 000 000.

Lời giải:

a) Chắc chắn lấy được thẻ ghi số tự nhiên.

b) Có thể lấy được thẻ ghi số lẻ.

c) Không thể lấy được thẻ ghi số lớn hơn 4 000 000.

Bài 8

Mỗi bạn lấy được bao nhiêu lần tấm thẻ có 1 chấm tròn?

a) Thực hành nhóm ba.

– Trong hộp có 3 tấm thẻ.

Bài 8

– Không nhìn vào hộp, các bạn thay nhau mỗi lần lấy một tấm thẻ, đếm số chấm tròn rồi đặt lại thẻ vào hộp.

Nếu thẻ vừa lấy có 1 chấm tròn thì vẽ 1 vạch.

– Mỗi bạn thực hiện 5 lần.

Ví dụ: Kết quả lấy được thẻ có một chấm tròn của các bạn như sau:

Bình: || (2 lần); An: ||| (3 lần); Hòa: | (1 lần)

b) Giáo viên lập bảng thống kê số lần lấy được tấm thẻ có một chấm tròn của học sinh cả lớp.

Số lần

0

1

2

3

4

5

Số học sinh

…?…

…?…

…?…

…?…

…?…

…?…

Có bao nhiêu học sinh lấy được 4 hoặc 5 lần?

Lời giải:

Em thực hành trên lớp theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc tổ chức chơi cùng nhóm bạn.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 4 Bài 29: Em làm được những gì? Giải Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo trang 67, 68 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *