Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 82, 83 sách Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 trang 82, 83 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi khởi động, hoạt động, luyện tập vận dụng và 10 bài tập trong SGK bài 5 Phép nhân các số nguyên thuộc chương 2 Số nguyên.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 82, 83trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án bài 5 Phép nhân các số nguyên. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiết giải Toán lớp 6 trang 82, 83 tập 1 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên

  • Câu hỏi Khởi động Toán 6 Bài 5 Cánh diều
  • Giải Toán 6 Bài 5 phần Hoạt động
  • Giải Toán 6 bài 5 phần Luyện tập vận dụng
  • Giải Toán 6 bài 5 phần bài tập trang 82, 83 

Câu hỏi Khởi động Toán 6 Bài 5 Cánh diều

Ta đã biết 3 . 2 = 6. Phải chăng (– 3) . (– 2) = – 6?

Gợi ý đáp án

Nhận thấy phép tính (– 3) . (– 2) là phép nhân hai số nguyên âm. Để làm được phép nhân này, ta phải học qua §5.

Sau khi học bày này, ta thực hiện ngay phép nhân hai số nguyên:

(– 3) . (– 2) = 3 . 2 = 6

Vì 6 và – 6 khác nhau. Do đó phát biểu trên đề bài là không chính xác.

Giải Toán 6 Bài 5 phần Hoạt động

Hoạt động 1

a) Hoàn thành phép tính: (– 3) . 4 = (– 3) + (– 3) + (– 3) + (– 3) = (?)

b) So sánh (– 3). 4 và – (3. 4)

Gợi ý đáp án

a) Ta có:

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 4 (trọn bộ) Bài tập môn tiếng Việt lớp 4 tại nhà

(– 3) . 4 = (– 3) + (– 3) + (– 3) + (– 3) = (– 6) + (– 3) + (– 3) = (– 9) + (– 3) = – 12.

b) Theo câu a) ta có: (– 3) . 4 = – 12

Mặt khác – (3 . 4) = – 12

Do đó: (– 3) . 4 = – (3 . 4)

Hoạt động 2

Quan sát kết quả của ba tích đầu, ở đó mỗi lần ta giảm 1 đơn vị ở thừa số thứ hai. Tìm kết quả của hai tích cuối.

(– 3) . 2 = – 6

(– 3) . 1 = – 3 tăng 3 đơn vị

(– 3) . 0 = 0 tăng 3 đơn vị

(– 3) . (–1) = (?1) tăng 3 đơn vị

(– 3) . (– 2) = (?2) tăng 3 đơn vị

b) So sánh (– 3). (– 2) và 3. 2

Gợi ý đáp án 

a. Số cần điền ở (?1) là 3 (do tăng 3 đơn vị nên ta lấy 0 + 3 = 3)

Tương tự, số cần điền ở (?2) là 6 (vì 3 + 3 = 6)

Vậy ta đã tìm được kết quả hai tích cuối lần lượt là 3 và 6.

b. Theo câu a ta có: (– 3) . (– 2) = 6

3 . 2 = 6

=> (– 3) . (– 2) = 3 . 2

Giải Toán 6 bài 5 phần Luyện tập vận dụng

Luyện tập 1

Tính

a) (−7).5

b) 11.(−13)

Gợi ý đáp án

Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại.

Bước 2: Tính tích của hai số nguyên dương nhận được.

Bước 3: Thêm dấu “ – ” trước kết quả nhận được ở Bước 2, ta có tích cần tìm.

a) (- 7) . 5 = – (7 . 5) = – 35

b) 11 . (- 13) = – (11 . 13) = – 143

Luyện tập 2

Tính giác trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) −6x−12− với x=−2x=−2;

b) −4y+20 với y=−8y=−8.

Gợi ý đáp án

a)

a) Thay x=−2x=−2 vào −6x−12−6x−12 rồi sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu cho −6−6 và −2−2:

+ Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số −6−6 và −2−2.

+ Bước 2: Tính tích 6.2, đây là tích của (−6).(−2)(−6).(−2).

+ Bước 3: Lấy tích của 6.2 trừ 12, ta được kết quả cần tìm.

Thay x = – 2

=> – 6 . (- 2) – 12 = 6.2-12 = 12 – 12 = 0.

b) Thay y=−8y=−8 vào −4y+20−4y+20 rồi sử dụng quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu cho −4−4 và −8−8:

+ Bước 1: Bỏ dấu “ – ” trước số −4−4 và −8−8.

+ Bước 2: Tính tích 4.8, đây là tích của (−4).(−8)(−4).(−8).

+ Bước 3: Lấy tích của 4.8 cộng 20, ta được kết quả cần tìm.

Tham khảo thêm:   Cách thức trình bày đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành Các kiểu đoạn văn trong văn bản

Thay y = – 8

=> – 4 . (- 8) + 20 = 4.8+20 = 32 + 20 = 52

Luyện tập 3

Tính một cách hợp lí:

a) (- 6) . (- 3) . (- 5)

b) 41 . 81 – 41 . (- 19).

Gợi ý đáp án

a) (- 6) . (- 3) . (- 5)

= – (6 . 5).( – 3)

= (-30).(-3)

=30.3

=90

b) 41 . 81 – 41 . (- 19)

= 41 . [81 – ( – 19)]

= 41 . 100

= 4100

Giải Toán 6 bài 5 phần bài tập trang 82, 83

Bài 1

Tính:

a) 21 . (- 3);

b) (- 16 ) . 5;

c) 12 . 20;

d) (- 21) . (- 6).

Gợi ý đáp án:

a) 21 . (- 3) = – (21 . 3) = – 63

b) (- 16 ) . 5 = – (16 . 5) = – 80

c) 12 . 20 = 240

d) (- 21) . (- 6) = 126

Bài 2

Tìm số thích hợp ở ?

a 15 – 3 11 – 4 ? -9
b 6 14 – 23 – 125 7 ?
a . b ? ? ? ? – 21 72

Gợi ý đáp án:

a 15 – 3 11 – 4 – 3 – 9
b 6 14 – 23 – 125 7 – 8
a . b 90 – 42 – 253 500 – 21 72

Bài 3

a) 1010 . (- 104);

b) (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) + 25;

c) (- 3) . (- 3) . (- 3) . (- 3) – 34.

Gợi ý đáp án:

a) 1010 . (- 104);

= – (1010 . 104) = – 106.

b) (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) . (- 2) + 25;

(- 2)5 + 25 = 0.

c) (- 3) . (- 3) . (- 3) . (- 3) – 34.

= 34 – 34 = 0.

Bài 4

Tính 8 . 25. Từ đó suy ra kết quả của các phép tính sau:

a) (- 8) . 25;

b) 8 . (- 25);

c) (- 8) . (- 25).

Gợi ý đáp án:

Ta có: 8 . 25 = 200

=> a) (- 8) . 25 = – 200.

b) 8 . (- 25) = – 200.

c) (- 8) . (- 25) = 200.

Bài 5

Tính giá trị của biểu thức trong mỗi trường hợp sau:

a) 2x, biết x = – 8;

b) – 7y, biết y = 6;

c) – 8z – 15, biết z = – 4.

Gợi ý đáp án:

a) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp x = – 8 => 2 . (- 8) = – (2 . 8) = – 16.

b) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp y = 6 => (- 7) . 6 = – (7 . 6) = – 36.

c) Tính giá trị của biểu thức trong trường hợp z = – 4 => – 8 . (- 4) – 15 = – (8 . 4) – 15 = 32 – 15 = 17.

Bài 6

Xác định các dấu “<”, “>” thích hợp cho ?:

Tham khảo thêm:   Viết thư bằng tiếng Anh mời bạn đi xem phim (7 Mẫu) Đoạn văn mời bạn đi xem phim bằng tiếng Anh

a) 3 . (- 5) ? 0;

b) (- 3) . (- 7) ? 0;

c) (- 6) . 7 ? (- 5) . (- 2).

Gợi ý đáp án:

Xác định các dấu “<”, “>” thích hợp cho các câu:

a) 3 . (- 5) < 0

b) (- 3) . (- 7) > 0

c) (- 6) . 7 < (- 5) . (- 2)

Bài 7

Tính một cách hợp lí:

a) (- 16) . (- 7) . 5;

b) 11 . (- 12) + 11 . (- 18);

c) 87 . (- 19) – 37 . (- 19);

d) 41 . 81 . (- 451) . 0

Gợi ý đáp án:

a) (- 16) . (- 7) . 5 = [(- 16) . 5] . (- 7) = 560.

b) 11 . (- 12) + 11 . (- 18) = 11 . [(- 12) + (- 18)] = 11 . [- (12 + 18)] = 11 . (- 30) = – 330.

c) 87 . (- 19) – 37 . (- 19) = (- 19) . (87 – 37) = (- 19) . 50 = – 950.

d) 41 . 81 . (- 451) . 0 = 0.

Bài 8

Chọn từ “âm”, “dương” thích hợp cho “?”

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên “?”

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên “?”

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên “?”

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên “?”

Gợi ý đáp án:

a) Tích ba số nguyên âm là một số nguyên âm.

b) Tích hai số nguyên âm với một số nguyên dương là một số nguyên dương.

c) Tích của một số chẵn các số nguyên âm là một số nguyên dương.

d) Tích của một số lẻ các số nguyên âm là một số nguyên âm.

Bài 9

Công ty Ánh Dương có lợi nhuận ở mỗi tháng trong Quý I là – 30 triệu đồng. Trong Quý II, lợi nhuận mỗi tháng của công ty là 70 triệu đồng. Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền?

Gợi ý đáp án:

Sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là bao nhiêu tiền là:

* Lợi nhuận Quý I = (- 30) . 3 = – 90 triệu đồng.

* Lợi nhuận Quý II = 70 . 3 = 210 triệu đồng.

Vậy sau 6 tháng đầu năm, lợi nhuận của công ty Ánh Dương là: (- 90) + 210 = 120 triệu đồng.

Bài 10

Dùng máy tính cầm tay để tính:

23 . (- 49); (- 215) . 207; (- 124) . (- 1023).

Gợi ý đáp án:

Đối với bài toán này các em sử dụng máy tính cầm tay để tính các phép tính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 5: Phép nhân các số nguyên Giải Toán lớp 6 trang 82, 83 sách Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *