Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Giải Toán lớp 6 trang 78, 79 sách Cánh diều Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 trang 78, 79 tập 1 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập vận dụng và 5 bài tập trong SGK bài 4 Phép trừ số nguyên – Quy tắc dấu ngoặc thuộc chương 2 Số nguyên.

Toán 6 Cánh diều tập 1 trang 78, 79 trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 4 Phép trừ số nguyên Quy tắc dấu ngoặc. Vậy sau đây là toàn bộ nội dung chi tiết giải Toán lớp 6 trang 78, 79 tập 1 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Giải Toán 6: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc

  • Trả lời câu hỏi khởi động trang 76 Toán Tập 1
  • Hoạt động Toán 6 Bài 4
  • Luyện tập Toán 6 Bài 4 Cánh diều
  • Giải Toán 6 phần Bài tập trang 78, 79 
  • Có thể em chưa biết Toán 6 Bài 4

Trả lời câu hỏi khởi động trang 76 Toán Tập 1

Nhiệt độ không khí thấp nhất trên Trái Đất là – 98 °C ở một số cao nguyên phía đông Nam Cực, được ghi nhận trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2013.

Tham khảo thêm:   Chùm thơ hay cho thiếu nhi nhân ngày 1/6

Nhiệt độ không khi cao nhất trên Trái Đất là 57 °C ở Phơ-nix Cric Ran-sơ (Fumace Creek Ranch) nằm trong sa mạc Thung lũng chết ở Ca-li-phoóc-ni-a (Califomia, Mỹ), được ghi nhận vào ngày 10/7/1913.

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất là bao nhiêu độ C?

Gợi ý trả lời

Để tính chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất trên Trái Đất, ta lấy nhiệt độ cao nhất trừ đi nhiệt độ thấp nhất.

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là:

57 – (– 98) (°C)

Đây là phép trừ hai số nguyên, sau bài học này ta sẽ thực hiện được như sau:

57 – (– 98) = 57 + 98 = 155 (°C)

Vậy chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trên Trái Đất là 155 °C

Hoạt động Toán 6 Bài 4

Hoạt động 1

Tính và so sánh kết quả: 7 – 2 và 7 + (– 2)

Gợi ý đáp án

Ta có:

7 – 2 = 5

7 + (– 2) = 7 – 2 = 5

Do đó: 7 – 2 = 7 + (–2).

Hoạt động 2

Tính và so sánh kết quả trong mỗi trường hợp sau:

a) 5 + (8 + 3) và 5 + 8 + 3; b) 8 + (10 – 5) và 8 + 10 – 5;
c) 12 – (2 + 16) và 12 – 2 – 16; d) 18 – (5 – 15) và 18 – 5 + 15.

Gợi ý đáp án

a. Ta có:

5 + (8 + 3) = 5 + 11 = 16

5 + 8 + 3 = 13 + 3 = 16

=> 5 + (8 + 3) = 5 + 8 + 3

b. Ta có:

8 + (10 – 5) = 8 + 5 = 13

8 + 10 – 5 = 18 – 5 = 13

=> 8 + (10 – 5) = 8 + 10 – 5

c. Ta có:

12 – (2 + 16) = 12 – 18 = 12 + (–18) = – (18 – 12) = – 6

12 – 2 – 16 = 10 – 16 = 10 + (–16) = – (16 – 10) = – 6

=> 12 – (2 + 16) = 12 – 2 – 16

d. Ta có:

18 – (5 – 15)

= 18 – [5 + (–15)]

= 18 – [– (15 – 5)]

= 18 – (–10)

= 18 + 10 = 28

18 – 5 + 15 = 13 + 15 = 28

Tham khảo thêm:   Hóa 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ Giải bài tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo trang 52, 53, 54, 55, 56

=> 18 – (5 – 15) = 18 – 5 + 15

Luyện tập Toán 6 Bài 4 Cánh diều

Luyện tập 1

Nhiệt độ lúc 17 giờ là 5 °C đến 21 giờ nhiệt độ giảm đi 6 °C. Viết phép tính và tính nhiệt độ lúc 21 giờ.

Gợi ý đáp án

Phép tính để tính nhiệt độ lúc 21 giờ là: 5 – 6

Ta có: 5 – 6 = 5 + (–6) = – (6 – 5) = –1 (oC)

Vậy nhiệt độ lúc 21 giờ là – 1oC

Luyện tập 2

Tính một cách hợp lí:

a) (– 215) + 63 + 37 b) (– 147) – (13 – 47)

Gợi ý đáp án

a) (– 215) + 63 + 37

= (– 215) + (63 + 37) —-> Tính chất kết hợp

= (– 215) + 100

= – (215 – 100)

= – 115

b) (– 147) – (13 – 47)

= (– 147) – 13 + 47 —-> Quy tắc dấu ngoặc

= (– 147) + 47 – 13 —-> Tính chất giao hoán

= [(– 147) + 47] – 13 —-> Tính chất kết hợp

= [– (147 – 47)] – 13

= (– 100) – 13

= (– 100) + (– 13)

= – (100 + 13)

= – 113

Giải Toán 6 phần Bài tập trang 78, 79

Bài 1

Tính:

a) (- 10) – 21 – 18;

b) 24 – (- 16) + (- 15);

c) 49 – [15 + (- 6)];

d) (- 44) – [(- 14) – 30].

Gợi ý đáp án:

a) (- 10) – 21 – 18

= -49

b) 24 – (- 16) + (- 15)

= 25

c) 49 – [15 + (- 6)]

= 49 – 15 + 6

= 40

d) (- 44) – [(- 14) – 30]

= (- 44) – (- 44)

= 0

Bài 2

Tính một cách hợp lí:

a) 10 – 12 – 8;

b) 4 – (- 15) – 5 + 6;

c) 2 – 12 – 4 – 6;

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8.

Gợi ý đáp án:

a) 10 – 12 – 8

= 10 – (12 + 8)

= 10 – 20

= – 10

b) 4 – (- 15) – 5 + 6

= (4 + 6) – [(-15) + 5)]

= 10 – (- 10) = 10 + 10

= 20

c) 2 – 12 – 4 – 6

= (2 – 12) – (4 + 6)

Tham khảo thêm:  

= -10 + (- 10)

= – 20

d) – 45 – 5 – (- 12) + 8

= – (45 + 5) + (12 + 8)

= (- 50) + 20

= – 30

Bài 3

Tính giá trị biểu thức:

a) (- 12) – x với x = 28;

b) a – b với a = 12, b = – 48.

Gợi ý đáp án:

a) (- 12) – x

= (- 12) – 28

= -40

b) a – b

= 12 – (-48)

= 12 + 48

= 60

Bài 4

Nhiệt độ lúc 6 giờ là – 30C, đến 12 giờ nhiệt độ tăng 100C, đến 20 giờ nhiệt độ lại giảm 80C. Nhiệt độ lúc 20 giờ là bao nhiêu?

Gợi ý đáp án:

Nhiệt độ lúc 20 giờ là:

(- 3) + 10 – 8 = -10C.

Vậy nhiệt độ lúc 20 giờ trưa là -10C.

Bài 5

Dùng máy tính cầm tay để tính:

56 – 182; 346 – (- 89); (-76) – (103).

Gợi ý đáp án:

Đối với bài toán này các em sử dụng máy tính kết quả theo hướng dẫn.

Có thể em chưa biết Toán 6 Bài 4

Gợi ý đáp án 

a) Múi giờ của các thành phố:

+) Bắc Kinh là: + 8

+) Mát-xcơ-va là: + 3

+) Luân Đôn là: 0

+) Niu Oóc là: – 5

+) Lốt An-giơ-lét là: – 8

b) Hà Nội cách Bắc Kinh số giờ là: (+ 8) – (+ 7) = 1 (giờ)

Hà Nội cách Mát-xcơ-va số giờ là: (+ 3) – (+ 7) = – 4 (giờ)

Hà Nội cách Luân Đôn số giờ là: 0 – (+ 7) = – 7 (giờ)

Hà Nội cách Niu Oóc số giờ là: (– 5) – (+ 7) = – 12 (giờ)

Hà Nội cách Lốt An-giơ-lét là: (– 8) – (+ 7) = – 15 (giờ)

c) Thời gian ở Hà Nội đang là 8 giờ sáng, khi đó:

Giờ ở Bắc Kinh là: 8 + 1 = 9 giờ sáng

Giờ ở Mát-xcơ-va là: 8 + (– 4) = 4 giờ sáng

Giờ ở Luân Đôn là: 8 + (– 7) = 1 giờ sáng

Giờ ở Niu Oóc là: 8 + (– 12) = – 4 giờ sáng, hay là 21 giờ đêm ngày hôm trước

Giờ ở Lốt An-giơ-lét là: 8 + (– 15) = – 7 giờ sáng, hay là 18 giờ tối ngày hôm trước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 4: Phép trừ số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Giải Toán lớp 6 trang 78, 79 sách Cánh diều Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *