Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 28: Số thập phân Giải Toán lớp 6 trang 30 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 6 Bài 28: Số thập phân giúp các em học sinh lớp 6 tổng hợp lý thuyết quan trọng, xem gợi ý trả lời các câu hỏi phần Câu hỏi, Hoạt động, Luyện tập, Vận dụng, cùng 4 bài tập SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 28, 29, 30.

Toàn bộ lời giải Toán 6 Bài 28 được trình bày rất khoa học, chi tiết, giúp các em nhận biết số thập phân âm, số đối của một số thập phân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 28 Chương VII: Số thập phân – Toán 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:

Giải Toán 6 bài 28: Số thập phân

  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập, Vận dụng
  • Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30 tập 2
  • Lý thuyết Số thập phân
Tham khảo thêm:   Cây hồng leo: Ý nghĩa, hình ảnh, cách trồng, chăm sóc tại nhà

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Câu hỏi

Em hãy chỉ ra các số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1a và hình 7.1b. Tìm số đối của các số thập phân đó.

Hình 7.1a và hình 7.1b

Đáp án

Hình 7.1a: 29,96; 14,26; 7,5 và 3,4.

  • Số đối của 29,96 là -29,96
  • Số đối của 14,26 là -14,26
  • Số đối của 7,5 là -7,5
  • Số đối của 3,4 là -3,4.

Hình 7.1b: số -4,2; -2,4.

  • Số đối của -4,2 là 4,2
  • Số đối của -2,4 là 2,4.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Hoạt động

Hoạt động 1

Viết các phân số thập phân frac{{17}}{{10}};frac{{34}}{{100}};frac{{25}}{{1000}} dưới dạng số thập phân.

Đáp án

Viết lại các phân số thập phân dưới dạng số thập phân như sau:

begin{matrix}
  dfrac{{17}}{{10}} = 1,7 hfill \
  dfrac{{34}}{{100}} = 0,34 hfill \
  dfrac{{25}}{{1000}} = 0,025 hfill \ 
end{matrix}

Hoạt động 2

Viết các số đối của các phân số thập phân ở hoạt động 1:

frac{{17}}{{10}};frac{{34}}{{100}};frac{{25}}{{1000}}

Đáp án

frac{{17}}{{10}} + left( { - frac{{17}}{{10}}} right) = 0 => Số đối của số frac{{17}}{{10}}- frac{{17}}{{10}}

frac{{34}}{{100}} + left( { - frac{{34}}{{100}}} right) = 0 => Số đối của số frac{{34}}{{100}}- frac{{34}}{{100}}

frac{{25}}{{1000}} + left( { - frac{{25}}{{1000}}} right) = 0 => Số đối của số frac{{25}}{{1000}}- frac{{25}}{{1000}}

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Luyện tập, Vận dụng

Luyện tập 1

1. Viết các phân số thập phân -frac{5}{1000};-frac{798}{10} dưới dạng số thập phân rồi tìm số đối của các số thập phân đó

2. Viết các phân số thập phân xuất hiện trong đoạn tin hình 7.1b dưới dạng phân số thập phân

Đáp án

1. frac{-5}{1000}=-0,005;frac{-798}{10}=-79,8

2. -4,2=frac{-42}{10} ; quad-2,4=frac{-24}{10}

Luyện tập 2

Sắp xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 0; -8,152; 0,12; -8,9

Đáp án

Thứ tự từ bé đến lớn là: -8,9 ;-8,152 ;-8 ;0 ;0,12.

Tham khảo thêm:  

Vận dụng

Đọc đoạn tin hình 7.1b và cho biết thời điểm 19 giờ ngày 24-1-2016 và 6 giờ ngày 25-1-2016, thời điểm nào nhiệt độ tại Điện Biên xuống thấp hơn

Đáp án

Vì -2,4>-4,2 nên thời điểm 19 giờ ngày 24-1-2016 lớn hơn thời điểm 6 giờ ngày 25-1-2016.

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30 tập 2

Bài 7.1

a. Viết các phân số thập phân sau dưới dạng số thập phân.

frac{21}{10}; frac{-35}{10}; frac{-125}{100}; frac{-89}{1000}

b. Chỉ ra các số thập phân âm viết được trong câu a.

Lời giải:

a. frac{21}{10}=2,1; frac{-35}{10}=-3,5; frac{-125}{100}=-1,25; frac{-89}{1000}.=-0,089.

b. Các số thập phân âm viết được trong câu a là: -3,5; -1,25; -0,089.

Bài 7.2

Tìm số đối của các số thập phân sau: -1,2 ; 4,15 ; 19,2.

Gợi ý đáp án:

Số đối của -1,2 là 1,2;

Số đối của -4,15 là -4,15;

Số đối của 19,2 là -19,2.

Bài 7.3

So sánh các số sau:

a. -421,3 và 0,15;              b. -7,52 và -7,6.

Gợi ý đáp án:

a.  Vì -421,3 < 0 ; 0,15 > 0 nên -421,3 < 0,15

b.  Vì 7,52 < 7,6 nên -7,52 > -7,6.

Bài 7.4

Nhiệt độ đông đặc của một chất là nhiệt độ mà tại đó chất chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

Nhiệt độ đông đặc của rượu, nước và thủy ngân lần lượt là:

-117^{o}C; 0^{o}C; -38,83^{o}C

Hãy sắp xếp nhiệt độ đông đặc của ba chất này theo thứ tự từ bé đến lớn.

Gợi ý đáp án:

Vì -117 < -38,83 < 0 nên nhiệt độ của ba chất theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là:

rượu < thủy ngân < nước.

Lý thuyết Số thập phân

I. Phân số thập phân và số thập phân âm

Tham khảo thêm:  

Phân số thập phân là phân số mà mẫu là lũy thừa của 10.

Nhận xét:

– Mọi phân số thập phân đều viết được dưới dạng số thập và ngược lại.

– Số thập phân gồm hai phần:

  • Phần số nguyên viết bên trái dấu phẩy;
  • Phần thập phân viết bên phải dấu phẩy.

II. Số đối của một số thập phân

Hai số thập phân gọi là đối nhau khi chúng biểu diễn hai phân số thập phân đối nhau.

III. So sánh các số thập phân

So sánh 2 số thập phân

Cũng như số nguyên, trong 2 số thập phân khác nhau luôn có một số lớn hơn số kia.

* Nếu số thập phân a nhỏ hơn số thập phân b thì ta viết a< b hay b>a

* Số thập phân lớn hơn 0 gọi là số thập phân dương

* Số thập phân nhỏ hơn 0 gọi là số thập phân âm

* Nếu a < b, b < c thì a < c

Cách so sánh 2 số thập phân

* So sánh 2 số thập phân khác dấu: Số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân dương

* So sánh 2 số thập phân dương:

  • Bước 1: So sánh phần số nguyên của 2 số thập phân đó. Số thập phân nào có phần số nguyên lớn hơn thì lớn hơn
  • Bước 2: Nếu 2 số thập phân dương đó có phần số nguyên bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng( sau dấu “,”), kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp chữ số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân chứa chữu số đó lớn hơn

* So sánh 2 số thập phân âm: Nếu a< b thì -a > -b

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 28: Số thập phân Giải Toán lớp 6 trang 30 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *