Giải Toán lớp 3 trang 104, 105, 106, 107, 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 38: Biểu thức số, tính giá trị của biểu thức số của Chủ đề 6: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1000.
Giải SGK Toán 3 trang 104 – 108 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Hoạt động trang 104, 105 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu)
Gợi ý đáp án:
a) 27 – 7 + 30 = 50
Giá trị biểu thức 27 – 7 + 30 là 50.
b) 60 + 50 – 20 = 90
Giá trị biểu thức 60 +50 – 20 là 90.
c) 9 x 4 = 36
Giá trị biểu thức 9 x 4 là 36.
Bài 2
Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức:
Gợi ý đáp án:
Em tính giá trị của mỗi biểu thức:
32 + 8 – 18 = 22
6 × 8 = 48
80 – 40 + 10 = 50
45 : 9 + 10 = 15
Hoạt động trang 106 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):
Gợi ý đáp án:
a) 30 : 5 x 2 = 6 x 2 = 12 |
b) 24 + 5 x 6 = 24 + 30 = 54 |
c) 30 – 18 : 3 = 30 – 6 = 24 |
Bài 2
Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức:
Gợi ý đáp án:
40 + 20 – 15 = 60 – 15 = 45
56 – 2 × 5 = 56 – 10 = 46
40 + 32 : 4 = 40 + 8 = 48
67 – 15 – 5 = 52 – 5 = 47
Hoạt động trang 107, 108 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Tính giá trị của biểu thức (theo mẫu):
Gợi ý đáp án:
a) 45 : (5 + 4) = 45 : 9 = 5 |
b) 8 x (11 – 6) = 8 x 5 = 40 |
c) 42 – (42 – 5) = 42 – 37 = 5 |
Bài 2
Chọn số là giá trị của mỗi biểu thức:
Gợi ý đáp án:
(15 + 5) : 5 = 20 : 5 = 4
32 – (25 + 4) = 32 – 29 = 3
16 + (40 – 16) = 16 + 24 = 40
40 : (11 – 3) = 40 : 8 = 5
Luyện tập trang 108 SGK Toán lớp 3 Kết nối tri thức tập 1
Bài 1
Biểu thức nào có giá trị lớn nhất? Biểu thức nào có giá trị bé nhất?
A. 5 x (6 – 2)
B. 5 x 6 – 2
C. (16 + 24 ) : 4
D. 16 + 24 : 4
Gợi ý đáp án:
A: 5 x (6 – 2) = 5 x 4 = 20
B: 5 x 6 – 2 = 30 – 2 = 28
C: (16 + 24) : 4 = 40 : 4 = 10
D: 16 + 24 : 4 = 16 + 6 = 22
Biểu thức B có giá trị lớn nhất. Biểu thức C có giá trị bé nhất.
Bài 2
Mai có 4 hộp bút màu, Mai cho Mi 2 hộp. Hỏi Mai còn lại bao nhiêu chiếc bút màu? Biết rằng mỗi hộp màu có 10 chiếc bút màu.
Gợi ý đáp án:
Số hộp bút còn lại của Mai là:
4 – 2 = 2 (hộp)
Mai còn số chiếc bút màu là
2 x 10 = 20 (chiếc)
Đáp số: 20 chiếc bút màu
Bài 3
a) Cả ba thùng có bao nhiêu lít nước mắm?
b) Tính giá trị của biểu thức.
123 + 80 + 20 |
207 + 64 + 36 |
Gợi ý đáp án:
a.
Cả ba thùng có số lít nước mắm là:
64 + (55 + 45) = 164 (l)
Đáp số: 145 l
b.
123 + 80 + 20 = 123 + (80 + 20 ) = 123 + 100 = 223
207 + 64 + 36 = 207 + (64 + 36) = 207 + 100 = 307
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3 Bài 38: Biểu thức số. Tính giá trị của biểu thức số Giải Toán lớp 3 trang 104, 105, 106, 107, 108 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.