Bạn đang xem bài viết ✅ Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa (4 mẫu) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh lớp 9 nắm rõ tình huống truyện để nhanh chóng viết bài phân tích, cảm nhận truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long thật hay.

Lặng lẽ Sa Pa

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa khá đơn giản, đó chính là cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh núi Yên Sơn, với ông họa sĩ và cô kĩ sư. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa để hiểu sâu sắc hơn về truyện ngắn.

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 9 Unit 11: Looking Back Soạn Anh 9 trang 68 - Tập 2

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có tình huống truyện vô cùng giản đơn. Đó chỉ đơn giản là sự hội ngộ giữa các nhân vật: ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn thuộc Sa Pa – là nhân vật chính của câu chuyện.

Chỉ nửa giờ gặp gỡ nhưng những bộc bạch về cuộc sống thường nhật cũng như công việc phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt hằng ngày đã đọng lại trong mỗi người những cảm xúc khác nhau. Họ phải chia tay nhau trong tiếc nuối và sự bịn rịn, cảm động.

Các nhân vật đều không có tên riêng mà được gọi theo cấp bậc tuổi tác và nghề nghiệp bởi họ không chỉ là cá nhân mà còn là đại diện cho biết bao con người, biết bao thế hệ đang thầm lặng cống hiện ở biết bao nơi trải dọc đất nước Việt Nam.

Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3

Tình huống: Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn trên đỉnh núi Yên Sơn, với ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Ý nghĩa: Tình huống đã góp phần khắc họa bức chân dung của anh thanh niên với phẩm chất, suy nghĩ tốt đẹp được hiện lên tự nhiên qua sự quan sát của các nhân vật trong truyện. Đồng thời qua đó làm nổi bật lên chủ đề tư tưởng của truyện: “Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước”.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 4 Bài 72: Em vui học Toán Giải Toán lớp 4 Cánh diều tập 2 trang 44, 45, 46

Tình huống truyện đặc sắc trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ mà rất ý nghĩa của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ông họa sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê cho đất nước.

Tinh huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh.

Tham khảo thêm:   Bảng chữ cái tiếng Nhật Bảng chữ cái cho người bắt đầu học tiếng Nhật

Tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm việc một mình ở trạm khí tượng với bác lái xe và hai hành khách trên chuyến xe ấy – ông hoạ sĩ và cô kỹ sư lên thăm trong chốc lát nơi ở và nơi làm việc của anh thanh niên.

Tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiên để tác giả khắc họa “bức chân dung” nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác, đặc biệt là ông hoạ sĩ già và qua chính lời lẽ, hành động của anh. Đồng thời, qua “bức chân dung” (cả cuộc sống và những suy nghĩ) của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác (chủ yếu là ồng hoạ sĩ) về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”.

Tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” làm bộc lộ chất thơ của tác phẩm. Chất thơ ấy cũng phụ trợ đắc lực cho bài ca, ca ngợi con người bình dị mà cao quý: trong tình huống trữ tình, trong bức tranh thiên nhiên, trong lời đối thoại, nhưng quan trọng nhất đó là những ý nghĩ, cảm xúc của người trong cuộc và vẻ đẹp rất đỗi nên thơ, nên hoa, nên nhạc của lối sống mà nhân vật chính gợi ra.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa (4 mẫu) Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *