Tính chất giao hoán của phép nhân được biết đến là một tính chất cực kỳ đặc trưng để giúp việc tính toán chính xác, hiệu quả hơn. Để giúp các em hiểu rõ hơn về đặc điểm của tính chất này, bài viết này Wikihoc sẽ giải thích chi tiết.

Tính chất giao hoán của phép nhân là gì?

Cũng tương tự như tính chất giao hoán của phép cộng, với phép nhân cũng có tính chất này. Cụ thể, trong một phép tính tích, khi ta đổi chỗ các thừa số thì kết quả tích của chúng vẫn không thay đổi.

Ta viết: a × b = b × a

Ví dụ: 3 x 4 = 12 cũng bằng 4 x 3 = 12

Chương trình toán lớp 4 bé sẽ được học tính giao hoán của phép nhân. (ảnh: sưu tầm internet)

Các dạng toán về tính chất giao hoán của phép nhân thường gặp

Đối với tính giao hoán trong phép nhân, các em thường sẽ được làm quen với những dạng bài tập cơ bản như:

Có nhiều dạng bài tập về phép nhân với tính chất giao hoán. (ảnh: Sưu tầm internet)

Dạng 1: Công thức định nghĩa

Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức lý thuyết đã học về tính giao hoán phép nhân a × b = b × a để đưa ra đáp án chính xác.

Ví dụ: Bình nói “32 x 54 = 54 x 32” đúng hay sai?

Giải: Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số thì giá trị tích không thay đổi. Vậy nên, 32 x 54 cũng sẽ bằng 54 x 32 và bằng 1728. Suy ra, Bình nói đúng.

Dạng 2: So sánh biểu thức

Phương pháp giải: Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, để tiến hành so sánh các thừa số với nhau mà không cần tính toán.

Tham khảo thêm:   26 ý tưởng trang trí nhà cửa đón Tết 2024 đơn giản mà cực đẹp

Ví dụ:

a) 12 x 45 … 45 x 12

b) 23 x 43 … 43 x 32

c) 54 x 21 … 21 x 45

Giải:

a) 12 x 45 = 45 x 12

b) 23 x 43 < 43 x 32

c) 54 x 21 > 21 x 45

Dạng 3: Thực hiện phép tính

Phương pháp giải: Dựa vào tính chất giao hoán để tìm số còn thiếu trong chỗ chấm và tìm đáp án chính xác.

Ví dụ: 12 x 23 = 23 x …

Dựa vào tính giao hoán ta được: 12 x 23 = 23 x 12 = 276.

Bí quyết học và ghi nhớ tính chất giao hoán phép nhân hiệu quả

Về cơ bản, các dạng bài tập về tính giao hoán của phép nhân cũng khá dễ hiểu. Nhưng để giúp bé học hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức hơn về phép nhân thì bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau:

Học toán theo phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math

Toán học là môn học khá khô khan, ngoài việc học trên trường thì tại nhà bố mẹ cần hướng dẫn con học thêm để bé có thể nắm chắc kiến thức tốt hơn, vì thời gian học trên lớp thường các em sẽ không đủ để lĩnh hội chúng.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường khá bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian hay kinh nghiệm trong việc dạy bé, chỉ biết ép bé làm bài tập trên lớp nên trẻ rất nhanh chán và sợ học toán.

Chính vì vậy, để giúp bé có sự hứng thú hơn trong mỗi giờ học toán, bố mẹ có thể chọn Wikihoc Math để đồng hành cùng với trẻ. Đây là một trong những ứng dụng dạy toán tư duy tiếng Anh được Wikihoc phát triển, dành cho đối tượng là trẻ mầm non và tiểu học, để giúp các em học toán theo phương pháp tích cực một cách hứng thú và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất.

Cụ thể, với Wikihoc Math sẽ cung cấp hơn 400 bài học thông qua video, hình ảnh sống động được biên soạn dựa trên hơn 60 chủ đề của 7 chuyên đề toán lớn, bám sát nội dung chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT. Tất cả được chia thành 4 cấp độ từ dễ đến khó, để bố mẹ lựa chọn bài học và kiến thức phù hợp nhất với trẻ.

Tham khảo thêm:   Cơ năng và định luật bảo toàn cơ năng (cần nhớ) | Kiến thức Vật Lý 10

Sau khi nắm vững được kiến thức, Wikihoc Math sẽ có thêm hơn 10.000 hoạt động tương tác để bé thực hành, áp dụng kiến thức đã học để giải bài tập, chơi trò chơi, giải câu đố,… Điều này sẽ giúp bé biết cách vận dụng bài học vào thực hành, cũng như tạo được sự hứng thú hơn cho bé khi học toán.

Học kết hợp thực hành toán cùng Wikihoc Math. (Ảnh: Wikihoc)

Cùng với đó, bố mẹ có thể chọn thêm cả sách bài tập bổ trợ Wikihoc Math Workbook để bé thể hiện kỹ năng vận động tinh, vận động thô để cùng nhau cắt, dán, vẽ, ghép, tính toán,… Từ đó đảm bảo bé sẽ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo cùng với niềm đam mê với toán học hơn.

Đồng thời, khi học cùng Wikihoc Math hoàn toàn bằng tiếng Anh, nên không chỉ giúp bé tăng tư duy toán học mà còn hỗ trợ học ngoại ngữ một cách tự nhiên, hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí.

Bố mẹ có thể tải ứng dụng Wikihoc Math miễn phí để cùng bé trải nghiệm ngay thôi nào:

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo video sau để hiểu rõ hơn về Wikihoc Math nhé:

Cùng bé nắm vững lý thuyết tính chất giao hoán của phép nhân

Để giúp bé giải được các bài tập về phép tính nhân liên quan tới tính giao hoán, đòi hỏi bố mẹ cần giải thích cho bé hiểu rõ về tính chất này. Thậm chí cần lấy ví dụ dễ hiểu từ đồ vật gần gũi để làm phép tính để bé dễ dàng hình dung và hiểu về tính chất này của phép nhân.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên thường xuyên kiểm tra lý thuyết, đặt câu hỏi để xem bé có ghi nhớ kiến thức không? Để qua đó có thể củng cố và có phương pháp dạy cho bé phù hợp.

Tham khảo thêm:   Đặc sản Đồng Nai: Top 15 đặc sản ngon nên thử và mua làm quà

Thực hành, làm bài tập thường xuyên là điều không thể thiếu

Sau khi đã nắm được lý thuyết về tính chất giao hoán phép tính nhân, bố mẹ hãy cùng bé thực hành nhiều hơn. Việc thực hành có thể là cùng con làm bài tập nhiều hơn, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới liên quan trên internet, sách tham khảo, tự tổ chức các trò chơi để bé tham gia, giải đố,…

Khi được thực hành thường xuyên bé sẽ dễ dàng ghi nhớ kiến thứcáp dụng chúng trong việc giải bài tập và trong đời sống một cách hiệu quả nhất.

Cùng bé thực hành thường xuyên rất quan trọng. (Ảnh: Sưu tầm internet)

Một số bài tập về tính giao hoán phép nhân để bé luyện tập

Dưới đây là một số bài tập về tính chất giao hoán của phép tính nhân mà bố mẹ có thể cùng bé thực hành, luyện tập:

Bài 1: Sửu viết: “ 3925 x 8 = 8 x 3925 ”. Sửu viết đúng hay sai?

Bài 2: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

Cho 1357×4=5428. Vậy 4×1357= …

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

6182×7= … ×6182

Bài 4: m x n = n x … . Đáp án đúng điền vào chỗ chấm là:

A. 0

B. 1

C. m

D. n

Bài 5: Cho biểu thức: 38756 x 9 . Biểu thức nào sau đây có giá trị bằng biểu thức đã cho?

A. 9×37856

B. 9×38765

C. 9×37865

D. 9×38756

Bài 6: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 4 X 6 = … X 12

b) 207 X 7 = … X 207

c) 234 x 5 = 5 x ….

Bài 7: Tính:

a) 1357 X 5

b) 7 X 853

c) 40263 X 7

d) 5 X 1326

e) 23109 X 8

g) 9 X 1427

Bài 8: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm

a) 432 x 45 … 45 x 432

b) 592 x 12 … 21 x 592

c) 1931 x 3 … 3 x 1913

d) 7281 x 51 … 15 x 7281

Bài 9: Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau

a) 4 X 2145

b) (3 + 2) X 10287

c) 3964 X 6

d) (2100 + 45) X 4

e) 10287 X 5

g) (4 + 2) X (3000 + 964)

Bài 10: Tính (theo mẫu).

Mẫu: 5 X 3164 = 3164 x5 = 15820

a) 7 X 319         b) 8 X 1249      c) 5 X 3135       d) 6 X 9896 

Kết luận

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về tính chất giao hoán của phép nhân. Mặc dù tính chất không quá khó hiểu, nhưng việc nắm chắc kiến thức này sẽ là tiền đề để giúp trẻ học được nhiều dạng toán khó hơn, cũng như ứng dụng trong thực tiễn. Vậy nên, bố mẹ hãy cùng tìm hiểu và áp dụng để giúp bé học tốt hơn nhé.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *