Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 10 Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số Tin học lớp 10 trang 48 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Tin học 10 Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 48, 49.

Tin học 10 Bài 2 thuộcchủ đề D: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức để trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng trang 48, 49. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 2 Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số, mời các bạn cùng theo dõi.

Trả lời phần Hoạt động Tin học 10 trang 48, 49

Bài 1

Xác định tính hợp pháp trong cung cấp sản phẩm số

Năm 2007, một Nhà xuất bản đã mua lại quyển dịch và xuất bản cuốn truyện “Harry Potter và bảo bối tử thần” từ đại lí bản quyền của tác giả J.K. Rowling. Khi Nhà xuất bản đang dịch cuốn truyện thì nhiều chương của cuốn truyện đã bị một nhóm bạn trẻ giấu mặt dịch vội và đưa lên mạng. Nhóm này lí luận rằng: “chỉ làm việc cá nhân với một chương truyện, chỉ gửi email với tư cách cá nhân nên không có trách nhiệm trong việc phát tán các bản dịch”. Sự việc này gây khó khăn cho những lần thương lượng bản quyền về sau của giới xuất bản Việt Nam với tác giả nước ngoài.

Tham khảo thêm:  

Em hãy tìm hiểu Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 và cho biết nhóm bạn trẻ nói trên có vi phạm luật không. Nếu có thì vi phạm quy định tại khoản số mấy?

Gợi ý đáp án

Nhóm bạn trẻ có vi phạm luật, các bạn vi phạm khoản 6, 7, 8, 10 Điều 28.

Bài 2

Nhận biết sự vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ

Em hãy tìm hiểu Điều 25 và Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 50/2005/QH11 và cho biết mỗi hành động sau đây có vi phạm không. Nếu có thì vi phạm quy định tài khoản số mấy?

a ) Du khách chụp ảnh một bức phù điêu đặt tại công viên.

b) Một nhân viên thiết kế thời trang sử dụng phần mềm chỉnh sửa trong công việc hằng ngày ở cơ quan. Đây là phần mềm lậu, nghĩa là đã bị bẻ khóa để người sử dụng không phải trả phí bản quyền.

Gợi ý đáp án

Hành động vi phạm là trường hợp b.

Vi phạm khoản 8, 12 Điều 28.

Bài 3

Nhận biết tính hợp pháp trong chia sẻ thông tin số

Ngày 19/10/2021 Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với diễn viên T vì đã đăng thông tin sai sự thật trên mạng xã hội về việc chữa trị COVID – 19 bằng sản phẩm từ giun đất (địa long), cụ thể đã viết thông tin “ca mắc COVID 19 âm tính sau 5 ngày uống địa long” trên trang Facebook của mình. Em hãy tham khảo Điều 101 Nghị định 15/2020/ND – CP và cho biết hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại khoản mấy, điểm nào.

Tham khảo thêm:   Tất tần tật thông tin về các loại bao cao su Durex trên thị trường

Gợi ý đáp án

Hành vi trên diễn viên T bị xử phạt theo quy định tại: Điểm b Khoản 1 Điều 101.

Bài 4

Nhận biết tính an toàn trong chia sẻ thông tin số

Theo em những biện pháp nào giúp chia sẻ thông tin một cách an toàn trong môi trường số?

1) Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá nhân (họ và tên, ngày sinh, số điện thoại, ảnh, địa chỉ nhà riêng,…) của bản thân hay của người khác trên mạng xã hội.

2) Đặt và sử dụng mật khẩu mạnh cho các tài khoản mạng như email hay mạng xã hội. Thay đổi mật khẩu sau một thời gian sử dụng.

3) Trên mạng xã hội, đặt những thông tin cá nhân ở chế độ Ẩn.

4) Khi đăng bài trên mạng xã hội, nên lựa chọn những đối tượng có thể xem được bài thay vì để chế độ Công khai khiến cho ai cũng xem được.

5) Luôn nhớ rằng mọi kênh thông tin trên Internet đều có thể bị nghe lén, mọi email và tin nhắn đều có thể giả mạo. Vì vậy, không nên gửi những thông tin quan trọng qua mạng dù là cho người thân nhất.

6) Hạn chế thực hiện việc đăng nhập trên máy tính lạ hoặc thông qua mạng Wi – Fi không đáng tin cậy, chẳng hạn ở quán cà phê hay khách sạn.

7) Tin tưởng hoàn toàn các địa chỉ bắt đầu bằng http://…

Gợi ý đáp án

Câu đúng: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Trả lời Vận dụng Tin học 10 bài 2 trang 49

Bài 2

Ông X nhận được email thông báo trúng thưởng “Lộc vàng may mắn” từ một người tự xưng là giao dịch viên của ngân hàng A, trong email có đường link tới một trang web. Tò mò truy cập vào thì ông X thấy trang web đó hiển thị chính xác họ tên địa chỉ và số điện thoại của mình cùng với phần thưởng là một chiếc xe ô tô. Để thực hiện thủ tục lĩnh thưởng, trang web yêu cầu ông X phải gõ tên đăng nhập, mật khẩu và mã OTP của tài khoản ngân hàng.

Một người tự xưng là công an điều tra gọi điện cho chị Y thông báo rằng tài khoản của chị tại ngân hàng bị nghi ngờ có liên quan đến một vụ án buôn bán ma túy. Người này đọc lệnh bắt và khởi tố của cơ quan công an trong đó nêu chính xác số tài khoản, họ tên, ngày sinh, đại chỉ và một số thông tin cá nhân khác của chị Y, sau đó yêu cầu chị chuyển toàn bộ số tiền sang tài khoản của “cơ quan điều tra” do người cung cấp.

Em nhận định gì về hai sự việc nêu trên?

Gợi ý đáp án

Cả hai sự việc đều có thể là lừa đảo:

– Trường hợp ông X thì việc yêu cầu cung cấp mã OTP là sai quy định của ngân hàng. Ở đây kẻ xấu có thể lợi dụng các thông tin đó để đánh cắp số tiền trong tài khoản của ông X.

– Trường hợp chị Y thì cơ quan điều tra sẽ không yêu cầu chuyển tiền vào một tài khoản như vậy. Ở đây kẻ xấu muốn lợi dụng chức danh của công an để đánh cắp tiền trong tài khoản của chị Y.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 10 Bài 2: Thực hành vận dụng một số điều luật về chia sẻ thông tin trong môi trường số Tin học lớp 10 trang 48 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *