Bạn đang xem bài viết ✅ Tìm nghiệm của đa thức Cách tìm nghiệm của đa thức ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tìm nghiệm của đa thức là một trong số các dạng bài tập thường xuất hiện trong các bài thi, bài kiểm tra Toán 7. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa biết cách tìm nghiệm của đa thức như thế nào? Mời các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Vì vậy trong bài viết dưới đây Wikihoc.com sẽ giới thiệu chi tiết, đầy đủ kiến thức về thế nào là nghiệm của đa thức một biến, các cách chứng minh kèm theo ví dụ minh họa và một số bài tập tự luyện. Hi vọng đây sẽ là nguồn tư liệu hữu ích, giúp các em củng cố kỹ năng giải toán để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cách chứng minh 3 điểm thẳng hàng.

1. Nghiệm của đa thức một biến

– Giá trị x = a được gọi là nghiệm của đa thức P(x) nếu P(a) = 0

+ Nếu P(a) = 0 thì x = a là nghiệm của đa thức P(x)

Tham khảo thêm:   Cách gửi Sticker chúc mừng 8/3 trên Zalo

– Đa thức bậc nhất chỉ có một nghiệm

– Đa thức bậc hai có không quá hai nghiệm

– Đa thức bậc ba có không quá ba nghiệm; …

Chú ý:

+ Một đa thức (khác đa thức 0) có thể có một nghiệm, hai nghiệm; … hoặc không có nghiệm.

+ Số nghiệm của đa thức không vượt quá bậc của nó

2. Cách tìm nghiệm của đa thức

Tìm nghiệm của đa thức F(x) ta làm như sau:

Bước 1: Cho đa thức F(x) = 0

Bước 2: Tìm x và kết luận nghiệm.

3. Ví dụ tìm nghiệm của đa thức

Bài tập 1: Xét xem x = 1; x = 0; x = 2 có phải là nghiệm của đa thức F(x) = 3x3 – 12x hay không?

Gợi ý đáp án

Với x = 1

Thay x = 1 vào F(x) ta có: F(1) = 3.13 – 12.1 = 3 – 12 = -9 ≠ 0

Vậy x = 1 không là nghiệm của đa thức đã cho.

Với x = 0

Thay x = 0 vào F(x) ta có: F(0) = 3.03 – 12.0 = 3.0 – 0 = 0

Vậy x = 0 là nghiệm của đa thức đã cho.

Với x = 2

Thay x = 2 vào F(x) ta có: F(2) = 3.23 – 12.2 = 3.8 – 24 = 0

Vậy x = 2 là nghiệm của đa thức đã cho.

Bài tập 2: Tìm nghiệm của các đa thức:

a) fleft( x right) = 3x + 8

b) fleft( x right) = left( {x - 3} right)left( {2x + 5} right)

c) fleft( x right) = {x^2} + 2x

Gợi ý đáp án

a) fleft( x right) = 3x + 8

f(x) = 0 hay 3x + 8 = 0 => x = frac{{ - 8}}{3}

Vậy đa thức có nghiệm x = frac{{ - 8}}{3}

b) fleft( x right) = 3x + 8

f(x) = 0

=> (x – 3)(2x + 5) = 0

=> x – 3 = 0 hoặc 2x + 5 = 0

=> x = 3 hoặc x = frac{{ - 5}}{2}

Vậy đa thức có nghiệm x = 3 hoặc x = frac{{ - 5}}{2}

c) fleft( x right) = {x^2} + 2x

f(x) = 0

=> x2 + 2x = 0

=> x(x + 2) = 0

=> x = 0 hoặc x + 2 = 0

=> x = 0 hoặc x = -2

Vậy đa thức có nghiệm là x = 0 hoặc x = -2

Tham khảo thêm:   Lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên phải hay bên trái mới đúng?

4. Bài tập tìm tập nghiệm của đa thức

A. Tự luận

Bài 1: Cho đa thức f(x) = x2 – x – 6

a, Tính giá trị của f(x) tại x = 1, x = 2, x = 3, x = -1, x = – 2, x = -3

b, Trong các giá trị trên, giá trị nào của x là nghiệm của đa thức f(x)?

Bài 2: Tìm nghiệm của các đa thức sau:

a, (x – 3)(x + 3) b, (x – 2)(x² + 2)
c, 6 – 2x d, (x³ – 8)(x – 3)
e, x² – 4x f, x² – 5x + 4
g, 6x³ + 2x ^4 + 3x² – x³ – 2x ^4 – x – 3x² – 4x³

Bài 3: Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm:

a, 10x² + 3 b, x² + 1

Bài 4: Xác định hệ số tự do c để đa thức f(x) = 4x² – 7x + c có nghiệm bằng 5.

Bài 5: Lập đa thức một biến trong mỗi trường hợp sau:

a) Chỉ có một nghiệm là -2/5

b) Chỉ có hai nghiệm là √2 và -√3

c) Chỉ có ba nghiệm là (0,7) , (-0,7) , (-0,6)

d) vô nghiệm

Bài 6: Chứng minh rằng đa thức P: x = x3 + 2x2 – 3x + 1 có duy nhất một nghiệm nguyên.

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Cho đa thức f(x) = x2 – 6x + 8. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho?

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 2: Nghiệm của đa thức x2 – 10x + 9 là:

A. -1 và -9 B. 1 và -9 C. 1 và 9 D. -1 và 9

Câu 3: Tích các nghiệm của đa thức x11 – x10 + x9 – x8

Tham khảo thêm:   Cách sửa lỗi 0x80070422 trong Windows 10
A. -3 B. -2 C. -1 D. 0

Câu 4: Số nghiệm của đa thức x3 + 8 là:

A. 0 B. 1 C. 2 D. 3

Câu 5: Hiệu giữa nghiệm lớn và nghiệm nhỏ của đa thức 3x2 – 27 là:

A. 0 B. 6 C. -1 D. -6

ĐÁP ÁN 

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5
A C D B B

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm nghiệm của đa thức Cách tìm nghiệm của đa thức của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *