Bạn đang xem bài viết Tìm hiểu ý nghĩa mặt nạ giấy bồi truyền thống Tết Trung thu tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bên cạnh những chiếc lồng đèn đầy sắc màu thì chiếc mặt nạ giấy bồi cũng là một trong những vật phẩm quen thuộc đối với trẻ em trong các dịp Tết Trung thu. Những chiếc mặt nạ giấy bồi được làm bằng giấy với nhiều màu sắc không chỉ làm mãn nhãn người dùng mà còn ẩn chứa nhiều bài học về văn hóa tâm linh của người Việt.
Giới thiệu về mặt nạ giấy bồi Trung thu
Trước đây, thị trường mặt nạ giấy bồi bị “lu mờ” bởi người dân yêu thích sự tiện dụng và giá thành rẻ của những chiếc mặt nạ nhựa Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây, các bậc phụ huynh mong muốn giáo dục con cái hướng về cội nguồn nên họ có xu hướng mua những món đồ chơi dân gian như tò he, lồng đèn giấy, mặt nạ giấy,…
Không chỉ mang lại niềm vui cho thiếu nhi, những chiếc mặt nạ này còn là một công cụ để người lớn truyền đạt đến trẻ những nét đẹp văn hóa dân tộc.
Tham khảo thêm: Cách làm mặt nạ Trung thu bằng giấy cho bé nhanh và đơn giản
Mặt nạ giấy bồi có rất nhiều hình dạng khác nhau, mô phỏng nhiều nhân vật trong đời sống, thậm chí là trong văn học, hoạt hình, phim điện ảnh như Ông Địa, Thị Nở, Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Thỏ Ngọc, hổ, mèo,… Những chiếc mặt nạ này có giá dao động từ 35.000 – 50.000 VNĐ mỗi cái. Nhìn chung, mức giá này khá hợp lý vì công đoạn làm ra chúng hoàn toàn thủ công và những nguyên liệu không chứa chất độc hại.
Ý nghĩa của chiếc mặt nạ giấy bồi
Mỗi chiếc mặt nạ giấy bồi với hình dáng khác nhau đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Theo phát biểu của PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ Thuật Hà Nội): “Thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ mang lại những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.” Chẳng hạn như, hình dáng của mặt nạ Ông Địa và Thỏ Ngọc là tượng trưng cho sự to tròn, đầy đủ và sung túc của mùa màng bội thu và sự trong sáng của ánh trăng đêm rằm.
Ngoài ra, chiếc mặt nạ hình con lân đầy sắc đỏ khi đi kèm với Ông Địa cầm quạt không chỉ mang đến những tiết mục múa lân sôi động cho trẻ con cùng hát đồng dao mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự mở đầu hưng thịnh.
Bên cạnh đó, những chiếc mặt nạ giấy bồi cũng mang đến ý nghĩa của Phật giáo như ý chí vượt khó khăn, lòng dũng cảm, tình nghĩa thầy trò, cuộc chiến của cái thiện – cái ác thông qua hình ảnh Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,…
Chỉ với những nhân vật mô phỏng đơn giản, tưởng chừng như chỉ có tác dụng mang lại niềm vui cho trẻ em nhưng thực tế, ý nghĩa của những chiếc mặt nạ giấy bồi còn to lớn hơn thế nữa.
Dưới ánh trăng rằm, trẻ em đeo mặt nạ đi phá cỗ cùng ngân nga khúc đồng dao như sự hài hòa của “thiên thời địa lợi nhân hòa”, cầu mong cho một cuộc sống sung túc, ấm no và sức khỏe dồi dào.
Tham khảo thêm: 10 bài hát trung thu hay và ý nghĩa nhất mà mẹ có thể dạy bé
Cách làm mặt nạ giấy bồi
Mặt nạ giấy bồi là mặt hàng thủ công dễ làm nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong từng công đoạn từ bước phơi khô hồ dán đến vẽ màu. Sở dĩ được gọi là mặt nạ giấy bồi là từ cách làm mặt nạ giấy bồi trung thu này. Những chiếc mặt nạ này được làm từ giấy xé vụn và đắp bồi lên nhau để tạo độ dày và kết dính.
Cách làm mặt nạ giấy bồi trung thu trải qua rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, nghệ nhân sẽ tạo nhiều khuôn đút mặt nạ bằng xi măng với nhiều hình dáng khác nhau. Sau đó, họ xé giấy thành từng mảnh vụn vừa phải rồi dùng hồ dán được làm từ bột sắn, dán bồi các mảnh giấy lên khuôn đúc thành nhiều lớp.
Đây là công đoạn quyết định hình dáng và độ bền của mặt nạ, vì thế nghệ nhân phải đảm bảo được độ căng, độ mịn, độ dày cũng như hình dáng chuẩn với khuôn đút. Tiếp theo, họ sẽ phơi khô các khuôn đút dưới mặt trời.
Cuối cùng, họ bắt đầu tô sơn lên từng chiếc mặt nạ, đây là giai đoạn đòi hỏi độ tỉ mỉ và tốn thời gian nhất bởi mỗi chiếc mặt nạ được tô nhiều lớp chồng lên nhau, lớp này khô thì mới tô lớp sau lên để tránh bị nhòe màu.
Mua mặt nạ giấy bồi Trung thu ở đâu?
Nghề thủ công làm mặt nạ giấy bồi hiện nay ở nước ta vẫn được duy trì ở một số địa phương, đa phần tập trung ở Hà Nội (phố Hàng Lược, Hàng Mã) và Hưng Yên (Làng Hảo, Liêu Xá). Đặc biệt, ở Hà Nội có cặp vợ chồng Nguyễn Văn Hòa – Đặng Hương Lan, là nghệ nhân gìn giữ nét đẹp của mặt nạ giấy bồi trong suốt 40 năm qua.
Với nhiệt huyết được cống hiến cho xã hội và lòng yêu nghề, họ đã tạo ra hàng trăm nghìn chiếc mặt nạ thủ công để cung cấp ở khắp mọi nơi trong mỗi dịp Tết Trung thu.
Với chính sách phát triển du lịch kết hợp làng nghề thủ công để quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc, gia đình của vợ chồng nghệ nhân này trở thành một nơi vừa dạy nghề cho nhiều người có đam mê nét đẹp văn hóa vừa là địa điểm tham quan văn hóa dành cho du khách trong nước và nước ngoài.
Ngày nay, mặt nạ giấy bồi dần chiếm lại được vị thế của mình trong thị trường cạnh tranh hàng hóa. Bạn có thể tìm mua chúng ở các tiệm bán đồ chơi trẻ em, chợ đêm, các gian hàng bán đồ Trung Thu hoặc mua online trên các trang mạng xã hội, các website mua sắm,…
Giữa guồng quay nhanh chóng và hối hả của xã hội, Wikihoc.com mong rằng bạn có thể tìm về những giá trị nguyên bản, đơn sơ và mộc mạc nhất của ngày Tết Trung thu trọn vẹn và đầy ý nghĩa với những chiếc mặt nạ giấy bồi đầy màu sắc bên cạnh những chiếc bánh trung thu chuẩn vị truyền thống,… cho ngày Trung thu trở nên ý nghĩa và đầm ấm nhất nhé!
Để có thể thưởng thức được bánh Trung thu, bạn có thể tìm mua bánh Trung thu online chính hãng, giá tốt tại Wikihoc.com, có đa dạng thương hiệu khác nhau như bánh Trung thu Kinh Đô, bánh Trung thu Richy, bánh Trung thu Bibica.
Tham khảo thêm: Cách vẽ tranh Trung thu đẹp, đơn giản cho bé
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tìm hiểu ý nghĩa mặt nạ giấy bồi truyền thống Tết Trung thu tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.