Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông 2023 gồm 8 mẫu, với các chủ đề: Bài học trên đường, Lỗi tại ba em, Em có làm sao đâu, Nhà quê ra phố, An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, Tại ngã tư đường phố, Ai là người sai… giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để xây dựng kịch bản tuyên truyền An toàn giao thông.
Mỗi tiểu phẩm An toàn giao thông mang một thông điệp ý nghĩa, nhằm tuyên truyền giúp mọi người nâng cao ý thức khi tham gia giao thông, để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Vậy mời các em cùng tải miễn phí:
Tiểu phẩm “Bài học trên đường”
– HS1 và HS2: Trong vai học sinh đi xe lạng lách.
– HS3 và HS4 : Trong vai học sinh đi học về.(đi bộ)
– HS5: Trong vai cụ già
Sau giờ tan học: …………và………….. đi xe lạng lách trên đường; ……………và………… thì đi bộ.
– HS1: Có bạn nào muốn đi nhờ xe không? Tôi chở về.
– HS3: Các cậu đi xe kiểu ấy ai mà dám ngồi.
-HS4: Các cậu đi cẩn thận kẻo tai nạn đấy!
-HS 2: Vẽ chuyện; Chúng tớ lâu nay đi như thế có sao đâu.Đúng là cụ non.
– HS 1: Mặc kệ chúng nó. Ta đua xe tiếp nào!
– HS 1, HS 2: tiếp tục liệng lách trên đường, va vào một cụ già.
– HS 5: ối ! giời ơi! Chúng mày đi kiểu gì thế hả? ( HS 3, HS 4 chạy tới).
– HS 4 : Ông ơi, bà có sao không?
– Quang5: Ông không sao? ( Nhìn sang 2 cháu đi xe đạp và hỏi) Thế hai cháu có làm sao không?
– HS 1, HS 2 : Bọn ….cháu … không sao.
– HS 5: Lại đây ông xem nào. Ờ, hai cháu không sao là tốt rồi, nhưng đi kiểu này có ngày chết oan đấy cháu ạ.
+ Chương trình ti vi, đài báo ngày nào chẳng có tiết mục An toàn giao thông nói về tai nạn xảy ra ở chỗ này, chỗ kia để cảnh báo mọi người biết mà thực hiện tốt luật ATGT. Vậy mà hai cháu đây chẳng nhớ gì cả.
+ Các cháu ạ, cũng chính vì không hiểu biết về luật ATGT mà ông đã có một câu chuyện thật buồn.
– HS 2: Chuyện gì thế hả ông? ông kể cho chúng cháu nghe đi.
– Tất cả: Phải đấy, Ông kể cho chúng cháu nghe đi.
– HS 5: Chuyện đã xảy ra lâu lắm rồi. Mấy chục năm qua nỗi kinh hoàng vẫn cứ đeo đẳng ông. Lương tâm vẫn cứ dằn vặt ông cho đến tận bây giờ.
– HS 3: Ông kể ngay đi ông.
– HS 5: Các cháu cất dựng xe lên, cất goj vào, ông sẽ kể cho nghe. (Dựng xe và cất gọn vào bên đường )
Năm ấy, ông là sinh viên năm cuối của trường sư phạm. Tương lai trở thành một thầy giáo Nhưng rồi một người bạn đến chơi, đem theo một chiếc xe máy. Người bạn rủ ông đi chơi rồi hứa sẽ dạy ông đi xe máy. Ngồi đằng sau xe máy, ông vui quá, Giơ hai tay lên trời rồi hát vang. Còn người bạn thì phóng như bay…
– HS 1: Rồi sao hả ông?
– HS 5:
+ Chẳng may…người bạn mất lái đâm xe vào cột mốc. Lúc ông tỉnh dậy thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện. bố mẹ thì khóc sưng cả mắt. Mẹ nhẹ nhàng an ủi: “Con chỉ bị gãy một chân thôi còn bạn con thì … thì … mất rồi.”
+ Lúc ấy ông có cảm giác như trời sụp xuống, tinh thần hoảng loạn và không thể nào học tiếp được nữa. Mãi đến sau này mới bình tâm trở lại. Giá như lúc ấy, ông hiểu biết về luật ATGT thì đâu đến nỗi mất đi một người bạn, mất đi cả một tương lai tương sáng. Thế mà một số người có hiểu biết về luật ATGT mà lại không chấp hành tốt để tai nạn xảy ra, đem nỗi bất hạnh đến cho chính mình và người khác – Như hai cháu đây chẳng hạn.
– HS 3: Hai bạn đã nghe rõ rồi chứ?
– HS 1, HS 2: Cháu xin lỗi ông
– HS 2: Ông ơi, chúng cháu chỉ vì muốn chơi ngông một chút, thích đua đòi sĩ diện mà quên cả luật GT.
– HS 1: Đây là bài học nhớ đời cho bọn cháu, may mà ông tha cho.
– HS 5: Ừ, có lỗi mà biết sửa lỗi thế là tốt rồi cháu à.
– HS 3: Ông ơi, ở trường cháu, các cô giáo còn dạy cả ATGT nữa đấy ông ạ.
– HS 5: Tốt quá! Tốt quá!
– HS 4: ông, thực hiện tốt luật ATGT là giữ an toàn cho chính mình và mọi người ông nhỉ.
– HS 5: Đúng rồi đấy.
– HS 3: Ông ơi. Trường cháu sắp tổ chức ngoại khóa Tuyên truyền măng non có phần thi tiểu phẩm tuyên truyền, lớp cháu tham gia tuyên truyền về an toàn giao thông. Chúng cháu muốn ông là khách mời đặc biệt của chúng cháu!
– HS 4: Câu chuyện ông vừa kể, chúng cháu sẽ kể lại cho tất cả các bạn trong hội thi nghe.
– HS 5: Được, được! ông sẽ đến cổ vũ cho các cháu. Còn hai cháu kia có đi với ông và các bạn đến hội thi để tìm hiểu về ATGT không?
– HS 1, Văn: Dạ! có ạ.
– Đồng thanh: An toàn là bạn – Tai nạn là thù. ATGT là không tai nạn. – Mỗi chúng ta phải ý thức trách nhiệm của mình để lập lại trật tự ATGT.
Tiểu phẩm “Lỗi tại ba em”
Ba: Trời ơi, mới qua nhà ông Sáu uống có 8 chén trà mà đã tới giờ đưa mấy đứa nhỏ đi học rồi, nhanh quá. Tối ngày cứ chạy tới, chạy lui đưa rước tụi nhỏ là hết ngày, hết giờ của tui rồi.
Con: Ba ơi, xong chưa, nhanh lên đi, con trễ giờ học rồi.
Ba: ừ ừ… để ba dẫn xe ra liền.
Con: Ủa, sao ba không lấy nón bảo hiểm cho con?
Ba: Nón với nải gì, từ đây vào trường có xa xôi gì đâu, mà có công an nào vào cái đường này đâu mà đội với không.
Con: Nhưng mà cô con dặn mà ba. (kéo dài). Hổm nay, tui con bị cô la quày mà bữa nay trường con có mấy chú công an qua tuyên truyền luật dao thông nữa đó ba.
Ba: Cô nào nói tao nghe thử coi! tao đưa tụi bây đi học sớm, công an nào mà qua dờ này.
Con: Dạ cô Thoa. Nhưng…..ba ơi…….
Ba: Cô Thoa chứ gì, để đó cho tao, giờ cứ lên xe tao chở đi học!
Con: Ba…… (kéo dài)
Ba: (bực mình) Có lên xe không thì nói, trễ rồi, tao còn ghé rước 2 đứa kia nữa.
Con: Dạ……… (nhăn nhó)
Uyên: Sao lâu vậy bác Năm?
Ba: Con Vy nó cãi nhau với bác nên lâu thế đấy. Được rồi, Nhi, lên đằng trước, Uyên, lên đằng sau, lẹ lên.
Con: Con ngồi chật lắm ba ơi!
Uyên: Con cũng ngồi chật lắm bác Năm ơi.
Nhi: Còn con ngồi đằng trước, lần nào bác cũng lấn con muốn rớt xuống dưới luôn đấy ạ.
Ba: Mấy đứa bây lộn xộn quá, tao chở tụi bây đi học từ hồi đầu năm tới bây giờ chứ có phải mới đây sao mà chật với chội.
Uyên: Dạ, thì tụi con đã nói với bác từ đầu năm tới giờ là đi hai bận xe mà bác không chịu nghe, tụi con ngồi chật lắm, rồi bác còn kêu bỏ nón bảo hiểm ở nhà làm tụi con bị cô giáo và nhà trường nhắc nhở hoài đấy ạ.
Ba: Chở có 3 đứa mà đi 2 bận chi cho mất công, chật chút xíu có sao đâu, đội chi cho mệt, tao chở tụi bây hoài có té lần nào đâu mà lo.
Uyên: Uả, vậy sao bác đội mũ bảo hiểm?
Ba: ừ, ừ…….thì tại tao lớn tao đội, tụi bây nhỏ đội chi.
Con: Vậy ba chỉ biết bảo vệ ba thôi, không bảo vệ tụi con à?
Ba: Cái con nhỏ này nhiều chuyện quá, tao đội để tránh công an, với lại để người khác nhìn vào họ nói tao không chấp hành luật giao thông chứ không phải bảo vệ cái đầu tao đâu.
Con: Sao hồi nãy ba nói giờ này làm gì có công an.
Nhi: Bác chở thế này là vi phạm luật giao thông rồi đấy ạ.
Ba: (bực mình).Thôi, tao mệt tụi bây quá quá, lãi nhãi hoài; lên xe đi, tao chở cái vèo là tới trường liền.
(3 người mặc ũ rũ miễn cưỡng lên xe), xe chạy: tạch tạch tạch……………..
Hân từ cổng trường băng qua đường mua bánh: rầm (cả 5 người cùng té ngã trước cổng trường, mẹ Hân còn ở gần đó nên vội chạy đến
Mẹ: Trời ơi chết con tôi rồi. (bực tức ) anh chạy xe cái kiểu gì vậy hả?
Ba: Ui cha, gãy cái chân tôi rồi, tại tui hả, tại con bà chứ tại tui sao.
Nhi: Em có sao không vậy?
Hân: Em bị trầy tay chân thôi ạ.
Mẹ: Trầy sao được mà trầy, anh đền tiền cho tôi về mua thuốc cho con tôi nữa chứ.
Ba: Tại con bà chứ tại tôi sao mà đền hả?
4 HS: Chúng em chào cô ạ!
Cô giáo: Uả, sao các em không vào lớp, 3 đứa bị sao vậy?
Con: Dạ, ba em chạy xe tới đây thì có em nhỏ băng qua đường nên ba em đụng trúng ạ.
Cô giáo: Tụi em có sao không?
4 HS: Dạ, tụi em không sao ạ.
Mẹ: Chào cô giáo, cô xử dùm tôi coi, anh này chạy xe đến cổng trường mà lại chạy quá nhanh nên đụng phải con tui đấy.
Ba: Cô giáo đấy à, tôi đang chạy xe mà con bé chạy băng qua đường thì làm sao tôi tránh kịp, vậy mà chị ta còn bắt tôi đền tiền nữa đấy.
Cô giáo: Anh là phụ huynh của em Vy phải không. Thế anh chở mấy em đến trường?
Cha: Có 3 đứa chứ bao nhiêu, con tôi và 2 đứa cháu.
Nhi: Bác Năm chở có 1 bận hà cô, bác không cho tụi em đội mũ bảo hiểm ạ.
Cô giáo: Thôi tôi hiểu rồi, tôi mời anh chị và các cháu vào văn phòng trao đổi một chút, ở đây là cổng trường không tiện đâu ạ.
(vào văn phòng)
Mẹ: Thế nào, cô giáo nói đi.
Cô giáo: Để tôi hỏi Hân đã. (quay qua Hân): Hân, cô thấy con vào trường rồi, con chạy qua đường làm gì vậy?
Hân: Dạ, …. con đi mua bánh ạ.
Cô giáo: (quay qua mẹ) Chị à, cháu nó mới học lớp 1, chị nên mua sẵn sữa và bánh cho cháu mang theo, chứ để cháu chạy qua chạy lại trước cổng trường rất nhiều xe cộ nên nguy hiểm lắm, may mà cháu không sao.
Mẹ: Thế hả cô giáo, thôi tôi biết rồi, từ nay tôi sẽ đem sẵn bánh sữa bỏ vào cặp cho cháu, có gì chắc tôi không sống nổi quá cô giáo ơi. Tôi cảm ơn cô giáo nhiều nghe.
Ba: Thấy chưa, tui đã nói là lỗi không phải do tui mà chị cứ cố cãi.
Cô giáo: Thưa anh, lỗi ở anh là nhiều hơn đấy ạ. Đây là 3 em học sinh của lớp tôi, tuần nào các em cũng bị nhắc nhở về việc đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, tôi đã nhắc các em về nói với người thân nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được, tôi cảm thấy rất buồn lòng.
Ba: Đi xe có chút xíu hà cô ơi.
Cô giáo: Nhưng theo đúng luật giao thông và quy định của nhà trường thì anh phải cho các cháu đội mũ bảo hiểm ạ.
Ba: Luật thì ở quốc lộ, ở ngoài đường lớn chứ ở đây là đường nông thôn mà cần gì cô ơi.
Mẹ: Trời ơi cái ông này hết nói nổi ông luôn.
Công an: Xin chào mọi người, tôi xin tự giới thiệu, tôi là Đạt là và đây Thanh, húng tôi là công an giao thông. Hôm nay tôi được nhà trường mời đến đây để sinh hoạt tuyên truyền chấp hành luật giao thông cho các em học sinh.
Cô giáo: Chào anh, may quá, vậy sẵn có anh ở đây, tôi nhờ anh giúp tôi tư vấn luật giao thông cho phụ huynh luôn ạ.
Mẹ: Cái ông này ngang ngược không nghe ai nói hết đấy anh công an à.
Công an: Có chuyện gì thế cô giáo?
Cô giáo: À, Chuyện là thế này, anh phụ huynh này chở 3 em đi học mà không cho các em đội nón bảo hiểm, khi đến cổng trường anh lại chạy nhanh nên đụng phải học sinh ạ.
Ba: Tui sai thế nào, đâu chú nói tui nghe thử coi.
Công an: Đúng là anh đã sai rồi đấy! anh chở đến 3 cháu với cả anh trên 1 xe là vi phạm luật giao thông, trong khi ở độ tuổi các cháu anh chỉ được phép chở 2 người. Hơn nữa, anh không cho các cháu đội mũ bảo hiểm như thế là rất nguy hiểm, mũ bảo hiểm là để bảo vệ an toàn phần đầu cho người tham gia giao thông, người cầm lái lẫn người ngồi phía sau nếu có xảy ra tai nạn. Còn nữa, theo quy định, khi tới gần trường học anh phải giảm ga và chạy thật chậm nhưng anh lại chạy rất nhanh nên mới gây ra tai nạn.
Ba: Biết là tui chạy nhanh, nhưng cũng tại con bé này tự nhiên ở đâu chạy đụng dào xe tui, sao tui tránh kịp.
Công an: anh có thấy biển báo trường học đằng kia không? Cổng trường là nơi tập trung nhiều học sinh, nhất là vào các giờ cao điểm. Tất cả các phương tiện giao thông đều phải chạy chậm và quan sát kỹ để đảm bảo an toàn cho các cháu.
Ba: dậy tui đụng phải con bé này là lỗi của ai?
Công an: đây là lỗi của cả 2 bên. Lỗi của anh là chạy quá nhanh trước cổng trường. Lỗi của bé này là qua đường không quan sát xe cộ.
(quay qua mẹ): chị nên nhắc nhở cháu cẩn thận khi qua đường 1 mình nghe chị.
Mẹ: thôi tui biết rồi, tui cảm ơn chú.
Ba: ủa dậy còn tui, tui sai nhiều dậy hả.
Công an: Anh biết không, hiện nay ở các trường học có rất nhiều phụ huynh chở con em đi học nhưng lại không đội mũ bảo hiểm cho các cháu, điều đó vừa gây nguy hiểm cho các cháu, vừa ảnh hưởng đến nhà trường và còn làm mất đi nét văn hóa giao thông học đường đấy .
Con: Ba nghe mọi người nói chưa ba, chúng con được học văn hóa giao thông ở trường rồi nên tụi con ai cũng hiểu luật hết, tại tụi con nói mà ba không chịu nghe. Còn nữa, khi va chạm giao thông thì mình phải xem lỗi thuộc về ai, không được chửi mắng đỗ lỗi cho nhau mà phải biết lịch sự hỏi thăm xem người kia có sao không và xin lỗi, thậm chí bồi thường cho người khác khi mình làm họ bị thương hoặc hư hại tài sản ạ.
Ba: Thôi, ba biết rồi mà, con cứ nói quày.
(Quay sang mẹ): Tôi xin lỗi chị, chị bỏ qua cho tôi nghe
Mẹ: Không sao đâu anh, tôi cũng thấy ngại quá vì đã bắt anh đền tiền.
Ba: (Quay sang công an và cô giáo). Chú công an và cô giáo bỏ qua cho tui nghe, bọn trẻ bây giờ được nhà trường dạy văn hóa giao thông hay quá, đứa nào cũng tiếp thu tốt hết. Tôi đã từng tuổi này mà kiến thức về giao thông còn kém quá. Thôi, từ nay tôi hứa là tôi sẽ cho các cháu đội nón bảo hiểm và chở các cháu nhiều bận chứ không chở 4 người như thế này nữa. Tới cổng trường tôi sẽ chạy chậm lại, nhà trường đã cực khổ dạy dỗ các cháu mà chúng tôi lại còn làm phiền các thầy cô nữa, tôi thành thật xin lỗi cô giáo nghe.
Con: Hoan hô ba.
Uyên, Nhi: Hoan hô bác Năm, bác Năm muôn năm.
Cô giáo: Anh hiểu được như vậy là tốt rồi. Các em về lớp chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần đi, sẵn đây tôi mời anh và chị ở lại trường để nghe các anh công an tuyên truyền về luật giao thông nhé.
Cha, mẹ: Vậy cũng được.
Cô giáo: Vậy thì chúng ta cùng hô to khẩu hiệu AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ nhé!
Tất cả cùng đồng thanh: AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ.
Tiểu phẩm dự thi của chúng em đến đây là hết, chúc sức khỏe thầy cô và các bạn, chúc hội thi thành công tốt đẹp.
(Tất cả cùng chào)
Tiểu phẩm “Em có làm sao đâu?”
Màn 1:
(Tại một quán nhậu, ba người đàn ông đang vui vẻ, rượu vào, lời ra)
Minh |
Nào chúng ta dzô nhé! Một, hai, ba…..dzô! |
Quân |
Ha… ha… ha…Trăm phần trăm nào anh em, uống đi cho thoải mái cuộc đời. |
Minh |
Đúng vậy, phải làm tăm phần tăm. Lấy rượu thêm đi anh em. |
Cường |
Chủ quán đâu, cho thêm chai Vodka to nhé! |
Minh |
Đúng đấy, cho thêm chai Vodka to nhé! |
Cường |
Hôm nay chúng ta không say không về. Lâu rồi chúng ta không gặp nhau luôn, phải uống cho hết mình. Chưa say chưa được về. |
Quân |
Chưa say chưa v…ề. Khà khà….! |
Cường |
Thêm món nhắm không, uống khan thế này sót ruột quá. |
Minh |
Thôi, mình làm hết chai này rồi về thôi. Chiều tao còn phải làm việc nữa. |
Quân |
Kệ đi mày. Việc cơ quan đã có thằng khác lo, việc của mày là phải uống hết chai này với bọn tao. |
Cường |
Mình làm hết chỗ này rồi về nhé. Chiều tao cũng có chút việc phải làm. |
Quân |
Vậy “bottom-up” đi anh em. Hôm khác gặp nhau phải hết mình đấy nhé. |
Minh |
Ok, hôm nay thế đã. Chủ quán đâu, thanh toán tiền nào. |
Cường |
Ok. Tăm phần tăm nào. |
Cả ba người cùng nhau chúc tụng. Lúc này cả ba đều ngà ngà say, mặt trời bắt đầu mọc vào lúc 1giờ chiều trên gương mặt của họ. |
Màn 2:
Ba người đàn ông ngà ngà men rượu bước ra khỏi quán nhậu.
Minh |
Thằng nào có xe lai tao với, lúc nãy tao đi taxi tới. |
|
Cường |
Vậy hả, hai thằng tao đi một xe máy. Hay mày gọi taxi mà về. |
|
Quân |
Thôi không sao đâu. Lên đây tao dzin ba. |
|
Minh |
Nhưng mà tao không có mũ bảo hiểm. |
|
Quân |
Không sao đâu, tao là siêu sao lách công an mà. Mày cứ ngồi lên đây tao đèo. |
|
Cả ba ngồi lên chiếc xe máy, lạng lách, vòng vèo đi nhanh về kịp giờ làm buổi chiều. |
||
Cường |
Mày đi từ từ thôi, mày say rồi đấy. |
|
Quân |
Bậy mày! Tao đâu có say. Mà tao say thì mày cũng xỉn chớ mày hơn gì tao? Mày xem tao chạy nè…(Quân nói xong rú ga bốc xe lên chạy, rồi móc điện thoại ra nghe và nói cười rất thản nhiên…chạy vòng vòng, lạng lách, đánh võng…. ) |
|
Minh |
Quân, chạy chậm thôi, đừng lạng lách. Cất điện thoại đi…! |
|
Quân |
Không sao đâu mày, tin tưởng vào tay lái lụa của tao đi. |
|
Cường |
Chết rồi Công an trước mặt mày ơi! |
|
Quân |
Đâu đâu, chúng mày ngồi yên để tao lách nào, không sao đâu. |
|
Minh |
Không được đâu mày, nguy hiểm lắm. Đường một chiều mày quay xe là chết đó. |
|
Cường |
Không kịp rồi mày ơi. |
|
CSGT |
Huýt còi ra hiệu dừng xe |
|
Quân loạng choạng dừng xe, cả ba xuống xe. |
||
CSGT |
Yêu cầu anh xuất trình Giấy phép lái xe! |
|
Quân |
(giọng xởi lởi)A! chào các đồng chí. Anh em quen biết cả mà. Cho qua đi nhé! |
|
CSGT |
Không được. Các anh đã vi phạm luật an toàn khi tham gia giao thông |
|
Quân |
(tỏ vẻ khó chịu, lý sự)Vi phạm hồi nào? Tui có gây ra tai nạn, gây thương tích cho ai đâu mà bảo phạm luật ? |
|
CSGT |
Không cứ phải gây ra tại nạn cho người khác mới là phạm luật. Anh đã điều khiển xe máy trong khi hơi thở có nồng độ cồn vượt mức qui định. |
|
Quân |
Làm sao đồng chí biết hơi thở của tôi có nồng độ cồn vượt mức qui định? |
|
CSGT |
(đưa máy đo nồng độ cồn cho Quân, Minh, Cường)Các anh vui lòng thổi vào đây! |
|
Cả ba ngần ngừ một chút rồi thổi vào máy |
||
CSGT |
A Quân xem nhé – Máy chỉ 0,4 miligam, trong khi mức cho phép là không quá 0,25…Điểm b Khoản 5 Điều 8 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. |
|
Anh lại còn lạng lách, đánh võng…Điểm b Khoản 7 Điều 9Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị. |
||
Quân |
Nhưng mà tôi vẫn chủ động, điểu khiển xe an toàn, tôi có làm sao đâu? |
|
CSGT |
Anh không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông. Điểm i Khoản 3 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng cách khi tham gia giao thông trên đường bộ. |
|
Minh |
Các đồng chí thông cảm, lâu rồi anh em tôi không gặp nhau. |
|
CSGT |
Anh lại sử dụng điện thoại trong lúc đang điều khiển phương tiện giao thông… Điểm K Khoản 1 Điều 9 Nghị định 34/2010 của Chính phủ ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định: Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với người đang điều khiển xe sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính; người ngồi trên xe sử dụng ô. |
|
CSGT |
Chấp hành luật giao thông là nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi công dân. Các anh là cán bộ, công chức lại càng phải chấp hành nghiêm túc để làm gương cho quần chúng nhân dân. |
|
Quân |
Đồng chí thông cảm. Tôi xin rút kinh nghiệm lần sau sẽ không vi phạm. Các đồng chí bỏ qua cho lần này… |
|
CSGT |
Xin lỗi các anh, chúng tôi không thể làm theo yêu cầu của anh được. Chúng tôi buộc phải giữ GPLX và phương tiện của các anh trong thời gian qui định của luật và đồng thời thông báo tình hình vi phạm của các anh về cơ quan của các anh. |
|
Yêu cầu anh ký biên bản! |
||
Quân |
Linh động chút đi đồng chí ơi! Vì chúng tôi cũng chưa gây ra thiệt hại gì mà. |
|
CSGT |
Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như các anh uống rượu mà điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tai nạn có thể xảy ra và có thể cướp đi sinh mạng của người đi đường hoặc chính sinh mạng của các anh bất cứ lúc nào. |
|
Minh |
(nói với Quân): Đồng chí ấy nói đúng đấy. Mình sai quá đi rồi. Thôi ký tên vào biên bản vi phạm đi.(Quân miễn cưỡng ký tên vào biên bản). |
|
Quân |
Kính thưa quí vị! Tôi rất thấm thía về lời của đồng chí CSGT. Đúng! Hãy vì lương tâm và trách nhiệm công dân, vì tính mạng của chính chúng ta và của những người đi đường. Hãy tuân thủ một cách nghiêm túc trong việc thực hiện an toàn trong khi tham gia giao thông nhằm ngăn ngừa đến mức cao nhất việc gây ra tai nạn cho người khác và kể cả chính mình. |
|
(Các nhân vật chào nhau và kết thúc) |
Thay lời kết: Đã uống rượu, bia thì không lái xe!
Tiểu phẩm “Nhà quê ra phố”
Bố: (Ngồi hút thuốc lào)
Không biết – Cái thằng Minh nó đi đâu chứ?
Mẹ: Đi chưa – đi chưa hả ông? Sắp đến giờ rồi đấy!
Bố: Đi với đứng gì? Thằng Minh đã về đâu mà đi.
Lan đâu?
Lan: Con đây, con đây.
Bố: Thôi không đợi nữa, mày xuống lấy xe đưa bố và mẹ mày đi ăn cưới.
Lan: Không được đâu bố ạ, con chưa có giấy phép lái xe.
Mẹ: Ấy phép với tắc gì chứ, cái xe bò to thế mày còn lái được cơ mà.
Lan: Không được đâu mẹ ạ, ở trường con đã được học luật giao thông rồi mà.
Bố: Con này, học với chả hành – Mày không lái thì tao lái.
Lan: Kìa bố – bố không hiểu luật giao thông nhớ ra đường gặp tai nạn thì sao?
Mẹ: Lan à, tao với bố mày ngã suốt có sao đâu.
Lan: Kìa bố, bố không được chở 3 người. Mà mũ bảo hiểm của bố không có quai kìa.
Bố: Con này mày lắm chuyện, tội đâu tao chịu, ngồi lên nào.
Lan: Kìa bố – bố đi chậm thôi, đằng kia có đèn đỏ kia kìa!.
Mẹ : Ôi dào ôi. Có mỗi cái đèn đỏ mà lắm người xem thế!
Bố: Xanh với đỏ cái gì. Xem tao đi đây này? (en …….en)
Lan: Ơ bố vượt đèn đỏ rồi.
Công an: (Tuýt còi)
Cháu chào bác, yêu cầu bác xuất trình giấy tờ.
Bố: Cán bộ à. Gia đình tôi ăn cưới mà, có đụng vào ai sao mà giữ lại, vớ va vớ vẩn.
Lan : Kìa bố, bố vi phạm luật giao thông mà bố còn cãi.
Chú cảnh sát ơi, chú cứ phạt bố cháu thật nặng vào để lần sau bố cháu mới chừa.
Mẹ: ÁI đà, mày ngồi đằng sau biết cái gì cơ chứ.
Công an: Đề nghị bác trật tự, bác có biết mình vi phạm gì không?
Bố: Cán bộ à ba người vẫn ngồi trên xe, xe vẫn chuyển bánh mà có bị ngã đâu.
Lan: Bố đi vào thị trấn cứ phóng vèo vèo lại vượt đèn đỏ nữa.
Mẹ: Lan à, mày ngu thế, mày cứ bô bô cái mồm – mày muốn bố mày bị phạt à.
Công an: Thôi được rồi để cho tôi nói cho bác nghe. Lỗi thứ nhất của bác là đội mũ bảo hiểm không cài quai.
Bố: Cán bộ à, Tại nhà bác nhiều chuột quá nó cắn đứt quai mũ, chứ bác có lỗi gì đâu.
Công an: . Lỗi thứ hai là không chấp hành hiệu lệnh tín hiệu đèn giao thông lại còn vượt đèn đỏ.
Bố : Tại cái cột đèn nó đứng yên, Nó có chạy mà tôi phải vượt?
Công an: Yêu cầu bác nghiêm túc, lỗi thứ 3 là bác chở quá số người quy định.
Bố: Ối dào, ở làng bố vẫn chở bốn người lên dốc, xe vẫn chạy ầm ầm đấy thôi.
Lan : Bố như vậy là bố vi phạm luật giao thông rồi đấy . Bố sẽ bị phạt tiền
Mẹ: ơ sao lại phạt, bố mày lái giỏi thế mà.
Công an: Bác nhìn đây khi đến đèn đỏ thì mọi người dừng lại còn bác thì lại vượt qua.
Thôi thôi. Bây giờ mời bác xuất trình giấy tờ để chúng tôi làm biên bản.
Bố: Ơ giấy tờ gì? Giấy mới chả tờ. Sao mà lắm chuyện thế?
Công an: Không được đấy là quy định.
Mẹ: Thôi ông à, chấp hành đi mình đủ giấy tờ mà.
Lan: Đúng đấy bố ạ.
Bố: Giấy tờ đây.
Công an: Bác ơi đây không phải giấy tờ của bác,
Bố: Đúng mà, Giấy này là của thằng Minh con bác mà.
Công an: Thế giấy phép lái xe của bác đâu
Bố: Ô làm gì có, giấy của ai mà chả được, giấy nào chả là giấy. rách việc quá
Công an: Thế là bác lại thêm 1 lỗi điều khiển xe phân khối lớn không có giấy phép lái xe.
Từ các lỗi trên, chúng tôi giữ lại giấy tờ và phương tiện. Mời bác về cơ quan công an để giải quyết.
Mẹ: Ôi thu thật à, tưởng chỉ nạp tiền thôi chứ. Thu rồi lấy gì mà đi.
LAN : Con đã bảo bố rồi mà, bố có nghe con đâu.
Bố: Thì tao biết đâu được đấy.
Này đừng có cậy công an mà bắt nạt dân. Tôi đi kiện -Tôi đi kiện.
Cô giáo: Ô kìa. DẠ Chào hai bác, chào đồng chí công an.
Lan: Dạ, em chào cô.
Công an: Chào cô giáo.
Bố: May quá cô giáo ở đây.
Cô giáo: Bác ơi bác cứ bình tĩnh. Vừa rồi tôi đi qua nghe được câu chuyện, theo tôi đồng chí công an xử lí như thế là đúng quy định rồi.
Bố: Đúng cái gì chứ ? Nhưng vừa rồi tôi có đâm vào ai đâu.
Cô giáo: Không phải cứ đâm vào ai thì mới có lỗi đâu bác ạ.
Ở trường, em đã được học luật giao thông rồi, em hãy nói cho bố biết những điều bố vi phạm đi.
Lan : Vâng ạ. Bố đã vi phạm điều 30 khoản 2 luật giao thông đường bộ quy định. Khi điều khiển ô tô 2 bánh, 3 bánh xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có quai đúng quy cách.
Bố: Đã bảo chuột cắn đứt quai mũ mà.
Cô giáo: Bác cứ bình tĩnh để em nó nói hết đã.
Lan : Theo điều 30 khoản 1 quy định, người điều khiển mô tô chỉ được chở 1 người, trừ trường hợp chở người đi cấp cứu hoặc chở trẻ em dưới 4 tuổi thì được chở 2 người.
Bố: Hì hì, thì con Lan nhà tôi nó 13 tuổi mà.
Lan : Ơ ơ con 15 tuổi mà.
Mẹ: Lan – mày ngu thế hả con? Mày muốn bố mày bị phạt à?
Bố: Mày muốn tao bị phạt à? Mày ngu thế?
Cô giáo: Hai bác đừng mắng em nó nữa, cháu là học sinh của tôi, tôi biết mà. Em cứ nói tiếp đi.
Bố: Thôi, thôi không cần nói nữa.
Hì hì – nói như vậy chắc là tôi mắc lỗi thật rồi .
Công an: Thế nào, bây giờ thì bác bảo công an bắt nạt dân nữa chứ.
Bố: Đã biết là có lỗi, thế phạt bao nhiêu?
Cô giáo: Thưa bác! Áp dụng hình phạt của luật giao thông đường bộ thì: đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách thì phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng. Chở quá số người quy định phạt từ 100 đến 200 nghìn đồng, lỗi không chấp hành đèn tín hiệu giao thông phạt từ 200 đến 400 nghìn đồng.
Bố: Ối giời ơi 100 nghìn – 200 nghìn – 400 nghìn
Công an: Và lỗi cuối cùng không có giấy phép lái xe phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu hai trăm đồng.
Mẹ: Ối giời ơi, phạt nhiều thế thì có mà bán xe đi mà nộp phạt à?
Lan: Thì con đã bảo bố rồi. Bố có nghe con đâu?
Bố: Thì tao biết đâu đấy.
Cứ tưởng như lái xe bò ấy, mà mày được học cái luật giao thông mà mày chẳng nói cho tao biết.
Giời ơi thế là mất mấy tạ thóc rồi.
Lan : Thế bố có cho con nói đâu?
Mẹ: Thôi ông à, có lẽ tôi với ông phải đi học cái anh luật giao thông mới được. ừ ! Không học thì lái xe bò mà đi ra phố à.
Bố: Báo cáo cô giáo, báo cáo chú công an, ngay ngày mai vợ chồng tôi phải đi học luật giao thông, thi được cái anh bằng lái.
Lan: A hoan hô bố.
Cô giáo: Như vậy hai bác đã hiểu ra vấn đề rồi. Chúng ta phải học và nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông, bởi an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đấy bác ạ.
Bố mẹ: Ừ, vợ chồng chúng tôi phải đi học thôi.
Tất cả ra chào.
Tiểu phẩm “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”
Cảnh 1: (Tiếng còi xe trên đường).
Bà Bình An ngơ ngác đi trên đường, vừa đi vừa nhìn xung quanh, miệng lẩm bẩm:
– Quái, không biết có phải đường này không nhỉ, mới mấy năm không về quê mà nhà cửa, phố xá thay đổi quá không thể nhận được. ( Quay sang vẫy nón hỏi: )
– Ơ này các bác ơi, về Thị trấn……….đường nào ấy nhỉ?
Nói đế: Cứ đi thẳng rồi rẽ trái là đến nơi.
– À, thế thì em nhận ra rồi . Thanks các bác nhé . Em về quê với ông lão nhà em đây. Gớm , mấy năm vào Miền Nam bế cháu cho thằng bố cả, hôm nay mới được về quê. Nhớ nhà quá, nhớ cả…..ông lão nữa. Thôi về nhanh kẻo ông ấy mong.
Cảnh 2: Mai đang đứng ở cổng trường đợi người đến đón:
Sao mãi không ai đến đón mình nhỉ.
(quay ra) A ông bà ơi! Cháu đây! ( chạy ra chỗ ông bà đỗ xe)
Bà Chát: Mai ơi, nhanh lên xe về không muộn cháu.
Mai: Thế mũ xe máy của cháu đâu ạ?
Ông Đốp: Ông bà đi ăn cỗ gần đây tiện thể vào đón cháu nên không mang theo mũ xe máy. Mà từ đây về nhà có một đoạn đường làm gì phải mũ với nón.
Mai: Cô giáo cháu bảo ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Không có mũ cháu không lên xe đâu!
Bà: Giờ này các thầy cô giáo về hết rồi không ai biết đâu, còn các chú công an ông đều quen biết hết không sợ gì. Lên xe về thôi cháu.
Mai: Đội mũ xe máy không phải để đối phó với mọi người mà để bảo vệ chính mình ông bà ạ.
Ông: (quát) Có lên xe không thì bảo. Ông cho mày đi bộ về bây giờ. Trứng mà đòi khôn hơn vịt à. Lên ngay!
(bà cắp cháu lên xe)
(Ông phóng xe rồ ga)
Cháu: Ông ơi, ông đi nhanh quá, cháu sợ lắm!
Ông: Sợ cái gì mà sợ. Cứ bám chặt vào! (vít ga phóng nhanh hơn).
Bà Chát: Chậm chậm thôi ông ơi, ông vừa uống rượu lại
Ô kìa! Có người dừng lại đi, dừng lại đi ông ơi.
Bà Bình An đột ngột qua đường (tiếng phanh xe) két….oành/ ối …ối
Bà Bình An: Ối giời, ối giời ơi…
Bà Chát: Cháu ơi, cháu có sao không? Ông Đốp, ông Đốp ơi, ông có làm sao không?
Cháu: Cháu không sao ạ.
Ông Đốp: Giập mất quả mông rồi bà nó ơi.
Bà Chát: Tôi đã bảo rồi mà ông có chịu nghe tôi đâu
Ông Đốp: Chỉ tại cái bà kia. Ôi cái xe…cái xe SH vừa mới tậu của tôi.
(vội vàng chạy lại chỗ cái xe) Trời ơi gương đi đằng gương, yếm đi đằng yếm còn gì là xe nữa.
(Sững sờ). Cái nhà bà kia (bà An sợ sệt lùi lại) đền ngay cái xe cho tôi. Bà làm hỏng xe của tôi.
Bà Chát: Đền ngay.
Bà An: Tại gì tôi, tại ông thì có, ông đâm xe vào tôi xước hết cả người lại còn….
Bà Chát: Tại bà.
Bà An: Tại ông.
Bà Chát: Tại bà….
Ông Đốp: Chả tại bà thì tại ai, đi sang đường chẳng nhìn gì cả lại còn già mồm, bà có muốn cãi không
Bà An: Ông ơi tôi xin ông, ông tha cho tôi, tôi làm gì có tiền mà đền.
Ông Đốp: Tôi không biết, bà muốn làm thế nào thì làm (xót xa) cái xe tôi vừa mới mua hơn 70 triệu đấy.
Bà An: Thế…. thế tôi phải đền ông bao nhiêu.
Ông Đốp: Hỏng nặng thế này bà phải đền tôi 2 chục triệu.
Bà An: (mắt trợn tròn, mồm lắp bắp) Hai…chục…triệu?
Ông Đốp: Đúng! 2 chục triệu. Sai thì phải đền chứ còn sao nữa.
Bà An (hát): Trời ơi tôi lấy đâu ra tiền, bây giờ tôi trót vi phạm luật giao thông đường kia cứ sang ngang. Chẳng nhìn vạch sơn hay nhìn quanh khi bước sang đường. Giờ đây xe vỡ, yếm tan, chẳng còn gương nữa. Ông bắt đền tôi ngần kia, thôi tan rồi mộng ước sum vầy.
Ôi khiếp người dân nghèo tôi lấy đau ra ngần ấy là tiền.
Ối giời cao đất giầy ơi! Ối thằng bố cả ơi là thằng bố cả ơi! Bu lấy đâu ra tiền mà đền cho người ta bây giờ! Tên là Bình An mà có được bình an đâu.
Bà An (đến gần ông Đốp, bà Chát, xuống giọng): Ông ơi, bà ơi, ông bà tha cho tôi đi, tôi quả thật là không có tiền.
Cháu: Ông ơi, hay bỏ qua cho bà ấy đi, trông bà ấy tội lắm.
Ông Đốp: Tha là tha thế nào. Ai sửa xe cho tôi
Bà An: Đây. Tôi còn có 200. Ông cầm tạm…
Ông Đốp: Bà nói thế nghe được à. Xe hỏng thế kia mà đền có 2 trăm sao. Đã vậy bà theo tôi vào đồn công an.( lôi xềnh xệch)
Bà An: giằng tay lại (đanh đá) Tôi nói cho ông biết nhá. Tôi đã hết lời xin mà ông vẫn định đưa tôi vào đồn. Đừng hòng. Đã thế thì….
Ông Đốp: Thì sao ?
Bà An: Đã thế thì tôi cứ nằm ở đây để giữ nguyên hiện trường . Bà con ơi, ông ấy đi xe máy đâm vào tôi đây này.
Cháu: Bà ơi bà dậy đi. Để cháu sẽ phân xử cho.
Ông Đốp: Mày bé tí thế thì biết gì mà phân với xử.
Cháu: Ở trường, cháu được các cô dậy luật giao thông rồi cháu biết mà.
Ông Đốp: Ồ thế nói ta nghe.
Cháu: Ông và các bà và cả cháu nữa đều vi phạm luật giao thông.
Bà An, bà Chát, ông Đốp: Làm gì có chuyện đấy!
Cháu: Bà An, bà phạm lỗi sang đường không đúng vạch quy định, không quan sát khi sang đường. Còn ông bà và cả cháu nữa tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm, mà ông còn uống rượu nữa.
Ông Đốp: Đi có một đoạn đường làm gì phải đội mũ. Mà ăn cỗ thì phải uống rượu chứ.
(một nhóm học sinh đi tới): Bạn Mai nói đúng đấy ông bà ạ.
HS 1: Dù đi gần hay xa đã ngồi lên xe máy là phải đội mũ bảo hiểm.
HS 3: Ông đã uống rượu thì không được lái xe.
Ông Đốp: Ông biết mình sai rồi.
Cháu: May mà chỉ hỏng cái xe, mọi người an toàn như thế là tốt rồi. Theo cháu tất cả các mọi người đều phải rút kinh nghiệm. Ra đường phải chấp hành luật giao thông cho chúng cháu noi theo chứ ạ.
Bà An: Bà cứ tưởng luật giao thông là chỉ có đi về bên phải là đủ rồi. Lần sau bà sẽ chú ý hơn.
Ông Đốp: Nhưng này, sao cái gì các cháu cũng biết thế?
HS 1: Các thầy cô dạy chúng cháu đấy ạ.
HS 2: Các cô còn dạy chúng cháu cả văn minh giao thông nữa cơ. Trường chúng cháu ai cũng thực hiện tốt nên cả năm không có tai nạn giao thông xảy ra.
Ông: Thế văn minh giao thông như thế nào
(đọc vè)
Cháu: Cháu đã bảo ông rồi mà ông chẳng nghe lại còn mắng cháu.
Học sinh: Lần sau khi tham gia giao thông các ông bà nhớ thực hiện đúng luật giao thông nhé.
Ông Đốp, bà An, bà Chát: Cảm ơn các cháu, ông bà nhớ rồi.
Bà An: Thôi chào ông bà và các cháu nhé, tôi về với ông lão nhà tôi đây. Mọi người về, nhớ đi cẩn thận nhé. Không ai phạm lỗi để “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà”. (Mọi người cùng nói)
Tiểu phẩm “Tại ngã tư đường phố”
Thư: vai Kim Oanh trong vai em học sinh đi xe đạp.
Minh Huy: vai Minh Huy, trong vai chú cảnh sát.
Mai Thy: vai Mai Thy, trong vai em HS đi học về.
Nhật Minh: vai Nhật Minh, trong vai em HS đi học về.
HSL4: vai Như Quỳnh và Hoàng Nam trong vai em HS đi học về
Thục Đan: vai Thục Đan, trong vai trong vai người mẹ đi xe máy.
Nghi Trân: vai Nghi Trân trong vai con, ngồi trên xe máy.
Tiểu phẩm mang tên: “Tại ngã tư đường phố”. Câu chuyện xin được phép bắt đầu.
MÀN 1: lời dẫn (Hoàng Việt,):giờ tan học tại Trường Tiểu học ………, bốn bạn học sinh nhau đi bộ trên vỉa hè đường …………
HSL4: Chị Mai Thy ơi, mình băng qua đường về nhà luôn cho gần!
Mai Thy: không được đâu các em, mình phải đi đến chỗ ngã tư giao nhau với đường Hùng Vương có kẻ vạch dành cho người đi bộ, rồi mình mới được sang đường.
Nhật Minh: mình băng qua đây luôn cho tiện mà, có ai nhìn thấy đâu mà sợ.
Mai Thy: Minh, bạn quên lời cô giáo đã dạy rồi sao?
Nhật Minh: Không mình đâu có quên.
Mai Thy: Vậy thì nói bạn nghe xem : Người đi bộ, đi như thế nào?
Nhật Minh: Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường về bên tay phải của mình. Nơi không có vỉa hè, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Mai Thy: Còn người đi bộ muốn sang đường phải đi như thế nào?
Nhật Minh:Người đi bộ muốn sang đường phải đi trên lối đi dành riêng cho người đi bộ và tuân theo tín hiệu của đèn. Nơi không có đèn tín hiệu thì bạn quên rồi Thy ơi !
Mai Thy: Để mình giúp cậu và các em nhớ lại “ Nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới để qua đường an toàn.”
Minh nhớ chưa? Chúng mình phải thực hiện đúng những lời cô giáo dạy để đảm bảo tốt ATGT nhé!
Nhật Minh: Cảm ơn Mai Thy đã nhắc, mình nhớ ra rồi.
Mai Thy Nhật Minh và 2 HSL4 cùng đi bộ 1 đoạn
Nhật Minh: Đến vạch kẻ đường rồi, đèn xanh cũng bật lên rồi kìa, chúng mình sang đường đi, về nhà mau, kẻo mưa đó.
Mai Thy Ừ, mình đi thôi bạn
Mai Thy, Nhật Minh đi qua đường
HSL4: Các anh chị ơi chờ chúng em đi với. (Chạy theo)
Mai Thy, Nhật Minh (quay đầu lại) : Nhanh lên các em.
MÀN 2: Lời dẫn (Hoàng Việt ): ngay sau đó, Kim Oanh đang đạp xe về đến đầu đương thì gặp đèn đỏ và mưa bắt đầu rơi hạt.
Kim Oanh: (bung dù lên và chuẩn bị vượt đèn đỏ.)
Minh Huy: (thổi còi và lấy dùi cui chặn lại.)
Minh Huy: Cháu dùng lại trước vạch sơn kẻ đường ngay! Cháu không nhìn thấy đèn đỏ à?
Thương: ( ấp úng ) Cháu xin lỗi chú, tại cháu thầy trời sắp mưa to nên vội về nhà.
Minh Huy: Dù cháu có vội đến đâu cũng phải chấp hành tốt luật ATGT chứ! Khi gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch sơn kẻ trắng.
Kim Oanh: Dạ thưa chú, cháu sẽ ghi nhớ ạ!
Minh Huy: Chưa hết đâu, cháu còn sai nữa, cháu biết sai gì không?
Kim Oanh: (Gãi đầu ra chiều suy nghĩ ) Cháu không biết chú ơi ! Chú chỉ giúp cháu với.
Minh Huy: Khi đi xe đạp cháu không được che dù đâu, vì như thế sẽ không đảm bảo ATGT. Cháu xếp ngay dù lại cho chú
(Kim Oanh xếp dù lại để trên giỏ xe đạp)
Minh Huy: Cháu phải nói bố mẹ mua cho áo mưa để mặc đi học khi trời mưa nhé!
Kim Oanh: Dạ. Cháu nhớ ra lời cô giáo dạy rồi, cháu biết lỗi rồi chú ơi! Chú tha lỗi cho cháu nha! Cháu hứa với chú từ nay về sau sẽ chấp hành tốt luật ATGT và còn tuyên truyền cho các bạn của cháu cùng nhau thực hiện tốt nữa chú ạ !
Minh Huy: Cháu ngoan lắm ! Đèn xanh bật lên rồi kìa, cháu về mau đi , trời sắp mưa to đấy.
Kim Oanh : Dạ, cháu cảm ơn chú, cháu chào chú ạ !
MÀN 3 : Lời dẫn (Hoàng Việt ) :Bạn học sinh vừa đạp xe đi thì có một cô vừa đón con đi học về bằng xe gắn máy cũng vừa đến chỗ giao nhau giữa đường ………… và đường ………….
Minh Huy: (thổi còi và lấy dùi cui chặn lại.)
Thục Đan: (Nhìn đèn tín hiệu thắc mắc) ủa đèn xanh mà ta !
Minh Huy: Chị dừng lại đi ! Mời chị và cháu xuống xe.
Thục Đan: (Thái độ bực tức vì trời sắp mưa mình không vượt đèn đỏ sao cảnh sát chặn lại)Thưa anh cảnh sát, tôi có vượt đèn đỏ đâu mà anh chặn lại ?
Minh Huy: Tôi có thổi chị vượt đèn đỏ đâu ?..Thật sự chị không biết mình vi phạm gì à ?
Thục Đan : (Thái độ vẫn còn bực tức) Anh không nói tôi làm sao biết được ?
Minh Huy : Chị chở cháu ngồi trên xe máy mà không đội mũ bảo hiểm cho cháu.
Thục Đan : Nhưng anh cảnh sát ơi ! Cháu nó còn nhỏ mà, chỉ mới 7 tuổi thôi.
Minh Huy : Chị không biết à ?
Thục Đan : Biết gì anh ?
Minh Huy: Theo quy định mới của luật Giao thông đường bộ, trẻ em trên 6 tuổi khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy cũng phải đội mũ bảo hiểm. Không những thế, mà trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được khuyến khích đội mũ bảo hiểm phù hợp để đảm bảo an toàn. Vì tai nạn xảy ra không chừa một ai cả.
Nghi Trân: Đó mẹ thấy chưa ? Con nhắc mẹ mua mũ cho con mà mẹ hẹn hoài.
Thục Đan: Con trật tự coi, để mẹ nói chuyện với chú (Vừa nói, vừa lấy tay dí vào trán con)
Minh Huy: Cháu nó nói đúng đó chị.
Minh Huy: Cháu ơi,
Nghi Trân: Dạ !
Minh Huy: Ở trường cháu có học về ATGT không cháu ?
Nghi Trân: Thưa chú cảnh sát, có chứ ạ ! Nên cháu đã nhắc mẹ cháu mua mũ bảo hiểm cho cháu mà mẹ cháu chưa mua đấy ạ ! Vì cô giáo cháu bảo khi ngồi trên mô tô ,xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và ôm chặt người ngồi trước.(Vừa nói vừa làm điệu bộ)
Minh Huy : Đúng rồi cháu ạ ! Cháu ngoan lắm !(Vừa nói vừa xoa đầu Nghi Trân)
Thục Đan:(xuống giọng) Tôi biết lỗi rồi anh cảnh sát ơi ! Cho tôi xin lỗi nhé ! Anh cảnh sát bỏ qua cho mẹ con tôi lần này đi, để tôi đưa cháu về kẻo trời mưa to. Trên đường về, tôi sẽ ghé vào cửa hàng mua mũ bảo hiểm cho cháu ngay. Và hứa chấp hành tốt luật ATGT.
Minh Huy: Thôi được rồi ! Chị và cháu đi nhanh kẻo mưa.
Thục Đan: Cảm ơn anh cảnh sát nhiều nha! (Quay sang con)Lên xe đi con, bây giờ mẹ con mình đi mua mũ bảo hiểm nào !
Trân: (ôm mẹ hô) hoan hô mẹ, (quay sang chú cảnh sát), cháu cảm ơn chú cảnh sát ! Cháu chào chú. Chúc chú hạnh phúc.
Minh Huy: Chào hai mẹ con ! Hai mẹ con nhớ thực hiên tốt ATGT nhé ! Vì “AN TOÀN GIAO THÔNG LÀ HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ”.
(Hai mẹ con vẫy tay chào chú cảnh sát và cho xe chạy)
Hoàng Việt : “Tiểu phẩm của đội ……….. đến đây là kết thúc.
– Kính chúc ban giám khảo, quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và các bạn học sinh dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
– Mong các bạn học sinh thực hiện tốt luật ATGT khi đi bộ, đi xe đạp cũng như khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy nhé !
– Kính chúc Hội thi ATGT trường ta thành công rực rỡ !
(Cả đội chạy ra cuối đầu chào và đồng thanh)
Tiểu phẩm tuyên truyền về an toàn giao thông
Giới thiệu: Ông bà nhà nọ đi bộ, bố và con nhà khác đi xe máy, cảnh sát giao thông
(Trên đường đi)
Ông: Thấy chưa, đi từ sáng đến giờ cũng đã đến nơi.
(Vụ tai nạn giao thông xảy ra giữa người đi bộ và người đi xe máy)
Bà: Trời đất quỷ thần ơi, mày đi cái kiểu gì vậy thằng kia.
Bà: Ông ơi ông, ông có bị làm sao không ông. Nếu như ông có mệnh hệ gì thì chúng cháu có ai đấy.
Bố: Con ơi con, con có làm sao không? Bố xin lỗi con gái nha.
Con gái: Dạ, con không làm sao bố ạ.
Bố: Ông ơi, ông có làm sao không? Cháu xin lỗi ông nhá.
Ông: Sao với chăng cái gì. Ui cha cái chân của tôi.
Con gái: Bố này, con đã nhắc bố bao nhiêu lần rồi, chạy chậm mà bố cứ thích chạy nhanh, lại còn không đội mũ bảo hiểm nữa. May mà hai bố con mình không sao.
Bố: Bố xin lỗi con gái.
Bà: Tôi bảo với ông rồi, ở thành phố, xe cộ đi tấp nập mà ông thì lại cứ đi dưới lòng đường. Sướng chưa? Bây giờ hậu quả như thế này đây.
Ông: Không phải lỗi của tôi gì hết. Bây giờ mời cảnh sát giao thông đến đây giải quyết.
(Con gái nhà nọ đỡ ông đứng lên và giúp bố dựng xe lên và cảnh sát giao thông đến)
CSGT: Xin chào mọi người, ở đây xảy ra vụ tai nạn giao thông gì vậy? Xin mọi người tránh ra để tôi thi hành nhiệm vụ. Ở đây có ai bị làm sao không?
Con gái: Dạ thưa chú, cũng may là không có ai bị thương nặng hết cả.
CSGT: Vậy cháu có thể kể cho chú nghe tại sao xảy ra vụ tai nạn giao thông này không?
Con gái: Là … là do bố cháu đã vượt ẩu phóng nhanh quá trời nhanh, mũ bảo hiểm thì không chịu đội nên thành ra thế này. (hát)
CSGT: Ông với bà này đi như thế nào?
Cháu: Dạ, cháu thấy ông bà này đi dưới lòng đường.
CSGT: Ông với bà này nhớ đi bộ thì phải đi trên vỉa hè.
(CSGT đi đến bố con nhà kia)
CSGT: Còn anh nữa, con gái đã nhắc nhở anh như vậy mà anh không chấp hành đúng luật làm sao giáo dục được cho con mình được chứ.
(CSGT đứng ra giữa)
CSGT: Các ông bà thấy gì chưa? Ở đâu cũng tuyên truyền luật an toàn giao thông, ở ngay trường mẫu giáo còn giáo dục trẻ con luật lệ giao thông qua các bài hát, bài thơ. Sao chúng ta là người lớn mà lại không chấp hành luật lệ An toàn giao thông?
Ông: Từ nay chúng tôi xin nhớ chấp hành luật lệ An toàn giao thông.
Con gái: Sáng mai, trường con có tổ chức hội diễn văn nghệ với chủ đề Mừng Đảng Mừng Xuân, con và các bạn con tham gia.
Kết thúc tiểu phẩm là bài hát “Chúng em với an toàn giao thông” vang lên.
Tiểu phẩm Ai là người sai
Tại quán nhậu, ba người Minh, Quân và Cường đang uống rượu với nhau.
Minh: Thôi uống say rồi để tao gọi Taxi đưa ba anh em tụi mình về.
Quân: Say gì mà say tao vẫn còn uống được nữa. Chẳng mấy khi anh em gặp nhau ngồi đây uống thêm vài chén nữa xem nào.
(Sau khi đã tàn bữa tiệc)
Minh: Thôi ba đứa say cả rồi để tao gọi taxi về cho an toàn.
Quân và Cường cùng đồng thanh đáp: Thằng này sao mày nhát thế? Tụi tao vẫn còn tỉnh chán, vẫn đi được.
Thế là cả ba chở nhau trên chiếc xe.
Cảnh sát giao thông: Yêu cầu các anh xuất trình giấy phép lái xe.
Quân: Chào đồng chí, anh em quen biết cả mà cho đi qua nhé.
CSGT: Không được các anh đã vi phạm luật an toàn giao thông.
Quân: Tôi có gây ra tai nạn giao thông hồi nào đâu.
Cảnh sát giao thông: Các anh đã điều khiển xe máy trong khi hơi thở có nồng độ cồn vượt mức quy định, mời các anh thổi hơi vào máy để đo nồng độ cồn. Anh thấy không máy chỉ 0,4 Mg trong khi mức cho phép là không quá 0,25 Mg. Các anh có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với người điều khiển tham gia giao thông trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 mg đến 80 mg. Anh lại còn lạng lách đánh võng, chở quá số người quy định khi tham gia giao thông.
Minh: Các đồng chí thông cảm cho, lâu rồi anh em tôi không gặp nhau.
CSGT: Chấp hành giao thông và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, các anh là cán bộ công chức lại cản trở việc chấp hành. Các anh phải thực hiện nghiêm túc để làm gương cho quần chúng nhân dân. Bây giờ mời các anh ký vào biên bản.
Cả ba: Cảm ơn đồng chí Công an đã cho chúng tôi biết được luật. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm lần sau.
(Hãy tuân thủ an toàn giao thông để bảo vệ bản thân và người tham gia giao thông.)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tiểu phẩm dự thi An toàn giao thông (8 Mẫu) Kịch bản dự thi An toàn giao thông 2023 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.