Bạn đang xem bài viết Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng bé trai, bé gái theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bố mẹ bỉm sữa sau khi có con thì thường có thói quen đo chiều cao hay cân nặng của các bé mỗi ngày. Chính vì vậy nên cần một bảng tiêu chuẩn chính xác nhất. Ngày hôm nay chúng mình đã liệt kê bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao cho cả bé trai và bé gái theo tổ chức Y tế thế giới WHO, bố mẹ hãy tham khảo ngay nhé.
Bảng chiều cao – cân nặng chuẩn cho bé trai, bé gái
Để theo dõi quá trình hình thành của bé thì tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có một bảng tiêu chuẩn để bố mẹ có thể đo được chiều cao hoặc cân nặng của bé tùy thuộc vào độ tuổi khác nhau.
Bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng dành riêng cho bé trai bao gồm:
– 2SD: Chỉ số suy dinh dưỡng, thiếu cân
TB: Chỉ số cân nặng trung bình
+ 2SD: Chỉ số thừa cân, béo phì
Bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng dành riêng cho bé gái bao gồm ký tự:
-2SD: Chỉ số thấp còi
TB: Chỉ số chiều cao trung bình
+2SD Chỉ số cao vượt chuẩn
Bố mẹ sẽ đối chiếu tháng sinh của bé rồi nhìn qua bé trai hay bé gái. Rồi tiếp tục nhìn vào phần cân nặng hoặc chiều cao của bé. Tất cả những ký tự chúng mình đã ghi lại ở trên để bố mẹ nhìn rồi đấy ạ.
Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao, cân nặng của bé
Chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền gen của ông bà và bố mẹ. Ngoài ra chế độ ăn uống dinh dưỡng lại góp khoảng 32%, thể dục, thể thao lại quyết định 20%. Còn lại là những yếu tố của môi trường sống, chế độ nghỉ ngơi,…
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Bổ sung các thực phẩm và các chất béo, protein….để giúp trẻ đạt chiều cao tối ưu và còn có một sức khỏe tốt.
Trong thời gian mẹ mang thai thì nên bổ sung các chất như đạm, sắt, acid folic, các acid béo chưa no (DHA, ARA),... để không bị ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của em bé.
Bố mẹ nên cho con của mình ngủ đúng giờ và đúng giấc bởi vì khi đi vào giấc ngủ thì hormone tăng trưởng sẽ sinh ra, sau 1 tiếng lượng hormone sẽ đạt đỉnh là từ 22 giờ đêm đến 1 giờ sáng hôm sau.
Nếu bé đang ở trong một môi trường sống với lượng không khí bị ô nhiễm, dịch bệnh, tiếng ồn,… sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Bạn đừng tưởng rằng khi con béo thì sẽ khỏe. Nó cũng có thể là một phần ảnh hưởng ngăn chặn quá trình tăng trưởng chiều cao ở con bạn đấy.
>> 2 khung giờ ngủ quan trọng giúp phát triển chiều cao của bé mẹ bỉm cần biết
Bố mẹ muốn bé tăng cân, tăng chiều cao thì cần làm gì?
Theo các bác sĩ ở Vinmec khuyên rằng, để có một chiều cao, cân nặng đúng tiêu chuẩn thì bố mẹ hãy cho con của mình có một chế độ ăn uống khoa học. Đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm chứa protein, chất béo, canxi…
Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là những bài tập kéo giãn xương khớp, tập yoga, bài tập treo mình, nhảy dây, bơi lội…
Luôn để bé ngủ đúng giấc.
Vitamin D của ánh mặt trời cũng là một chất giúp xương khớp chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt.
>> Thực phẩm tốt nhất giúp bé tăng cân nhanh
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé và cách để các bé yêu của mình có thể phát triển chiều cao và cân nặng bình thường.
Có thể bạn quan tâm
>> Cách tăng cân bằng sữa bột cho trẻ
>> Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ
>> Cách chọn kích thước tã phù hợp với cân nặng của bé
Kinh nghiệm hay Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng bé trai, bé gái theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.