Bạn đang xem bài viết Thuyết minh về phong tục lì xì ngày tết: Nguồn gốc và ý nghĩa của bao lì xì tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Theo truyền thống, sáng mùng một Tết, cả gia đình sẽ sum họp lại với nhau thắp hương tổ tiên và cùng nhau vui vầy ăn Tết. Trẻ nhỏ trao cho người lớn những lời chúc tốt đẹp. Ông bà, cha mẹ thì gửi đến trẻ trong nhà những phong bao lì xì đỏ để lấy lộc đầu năm. Đây được xem như là phong tục chẳng thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền Việt.

Nguồn gốc ra đời phong bao lì xì

Phong tục lì xì ngày Tết xuất hiện từ rất xưa tại Trung Hoa và cũng có rất nhiều câu chuyện giải thích về sự ra đời của phong bao lì xì này. Nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ.

Tương truyền rằng, thời xa xưa, tại Trung Hoa có một con quỷ rất thích xoa đầu trẻ em tên là “Sui”. Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa khi mà trẻ đã ngủ ngon, Sui thường lẫn trốn và xoa đầu trẻ khiến trẻ thức, khóc thét đến sốt cao trở nên ngốc nghếch.

Để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ thường đốt đèn và canh trẻ hết đêm giao thừa. Đây cũng là câu chuyện giải thích cho tập tục thức qua đêm giao thừa.

Đi tìm ý nghĩa phong tục lì xì đầu năm mới

Truyện kể có một gia đình nọ đã khoàng 50 tuổi mới hạ sinh được một bé trai bụ bẫm nên gia đình rất cưng chiều. Một hôm vào đêm giao thừa có 8 vị tiên đi ngang và trông thấy con Sui đang tìm cách xoa đầu cậu bé này.

Tham khảo thêm:  

Nhận thấy cha mẹ cậu ấy có tâm tốt nên tiên bèn ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền và dặn cha mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền vào bao đỏ và đặt kế bên cậu bé.

Đi tìm ý nghĩa phong tục lì xì đầu năm mới

Khi con Sui bắt đầu tiến đến gần đứa bé đang ngủ, những bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đủi con yêu quái chạy mất. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi dêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào giấy đỏ rồi tặng cho con cháu để cầu an. Từ đó tục lì xì vào ngày Tết ra đời.

Bao lì xì rất quen thuộc với người Á Đông vậy bạn có biết bao lì xì tiếng Anh là gì?

Bao lì xì trong tiếng Anh là “red envelop” và tiền lì xì được gọi là “lucky money” đấy.

Đi tìm ý nghĩa phong tục lì xì đầu năm mới

Ý nghĩa phong bao lì xì

Lì xì theo tiếng Trung Quốc là phiên âm của từ “lợi thị” có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm.

Ý nghĩa phong bao lì xìÝ nghĩa phong bao lì xì

Ngày nay tục lì xì ngày Tết rất phổ biến ở những quốc gia châu Á như Trung QUốc, Việt Nam, Nhật Bản,… Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người. Theo đó cả người nhận và người tặng phong bao đều nhận những điều tốt đẹp trong năm mới.

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.

Tham khảo thêm:   Toán 7 CTST

Chiếc phong bao còn tượng trưng cho sự kín đáo, không muốn người nhận có sự so bì, tị nạnh. Do đó, người nhận không mở phong bao trước mặt người tặng.

Tham khảo thêm: Nên lì xì bao nhiêu tiền là may mắn theo những số chẵn 50k,100k, 500k,…

Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay

Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới.

Đây cũng là dịp mà con cháu trong nhà chúc Tết đến ông bà, cha mẹ và nhận lì xì mừng tuổi. Phong bao lì xì màu đỏ bên trong có số tiền nhỏ tượng trưng cho lời chúc may mắn, mạnh khỏe, gặp nhiều thành công trong công việc, học tập mà người lớn muốn gửi đến trẻ.

Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nayPhong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay

Ngày nay, việc mừng tuổi đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa, mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình.

Ngoài ra tục lì xì cũng không còn giới hạn chỉ người lớn lì xì cho trẻ nhỏ nữa. Chỉ cần là người đã đi làm, có thú nhập là có thể mừng tuổi những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà rồi. Không chỉ người thân trong gia đình, tục lì xì đã mở rộng khi bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm chúc Tết cũng có thể lì xì lẫn nhau.

Tham khảo thêm: Cách lì xì Tết ừng để phạm vào những điều này nếu không muốn gặp xui xẻo đầu năm.

Lì xì bao nhiêu là đủ?

Qua thời gian, ý nghĩa phong bao lì xì cũng dần mất đi những nét đẹp vốn có của nó. Đó là khi mà giờ đây mọi người thường đặt câu hỏi “lì xì bao nhiêu là đủ?”. Điều đó đặt nặng vấn đề vật chất hơn là về vấn đề tinh thần.

Tham khảo thêm:  

Lì xì bao nhiêu là đủ?Lì xì bao nhiêu là đủ?

Trước đây người Việt thường đặt trong bao lì xì tờ tiền mệnh giá 500đ và 10.000đ, lúc đó cả hai tờ tiền này đều có màu đỏ với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu. Giờ đây mệnh giá tiền trong bao lì xì thường cao hơn tùy vào cấp bật của người nhận. Ví dụ như với cha mẹ, người Việt thường gửi bao lì xì cao hơn để thể hiện lòng thành mong muốn cha mẹ luôn dồi dào sức khỏe.

Dù mệnh giá bao lì xì là bao nhiêu thì phong bao lì xì vẫn luôn giữ vững ý nghĩa vốn có của nó chính là mong muốn người nhận gặp thật nhiều may mắn và dồi dào sức khỏe trong năm mới.

Hiện nay bao lì xì cũng không chỉ còn là màu đỏ hay vàng truyền thống mà còn có thêm nhiều mẫu mã phù hợp với sở thích của mỗi người.

Những chiếc bao lì xì gắn kết mọi người với nhau hơn, là lúc được thể hiện tình cảm, sự hy vọng vào một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thuyết minh về phong tục lì xì ngày tết: Nguồn gốc và ý nghĩa của bao lì xì tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *