Bạn đang xem bài viết ✅ Thuyết minh về Chợ Bến Thành (Dàn ý + 9 mẫu) Thuyết minh danh lam thắng cảnh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 9 bài Thuyết minh về Chợ Bến Thành hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn về lịch sử địa lý, quá trình hình thành, kiến trúc chợ Bến Thành để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành

Với lối kiến trúc cổ, chợ Bến Thành mang đậm dấu ấn lịch sử, chứa đựng giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com, có thêm nhiều vốn từ để hoàn thiện bài văn Thuyết minh về một nét đặc sắc trong di tích thắng cảnh quê em.

Dàn ý Thuyết minh về Chợ Bến Thành

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về chợ Bến Thành

2. Thân bài:

a. Nguồn gốc:

  • Hình thành từ rất sớm, trước khi người Pháp vào Việt Nam
  • Khởi nguồn từ một khu chợ gần bến thuỷ sông Bến Nghé
  • Từ 1859 đến 1911, hoạt động tấp nập dù bị chiếm đóng
  • Năm 1912 được xây dựng trên một khu đất mới

b. Vị trí và quy mô:

  • Nằm ở quận 1 thành phố Hồ Chí Minh, giữa các đường Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lê Thánh Tông, công viên Quách Thị Trang thuộc phường Bến Thành
  • Diện tích: 13.056m2 với 1437 sạp hàng.
  • Chợ có đủ các loại mặt hàng quần áo, giày dép, hoa quả, …

c. Kiến trúc:

  • Ban đầu ở chợ cũ, được làm vách gỗ, mái tranh, lá, … sau đó được nâng cấp lên với mái ngói, tôn.
  • Năm 1912, được xây bằng gạch, lớp mái ngói.
  • Có hình tháp đồng hồ, kiến trúc cổ điển.
  • Gồm 4 cửa chính với 12 cửa phụ. Mỗi cửa bán 1 mặt hàng.

d. Chợ Bến Thành về đêm:

  • Là một địa điểm du lịch đặc sắc
  • Có nhiều hàng quán và món ăn đường phố nổi tiếng

đ. Các cách đến chợ Bến Thành:

  • Đi bằng xe buýt số 01, 02, 03, 04, 18, …
  • Đi bằng ô tô và xe máy

3. Kết bài:

  • Kết luận chung

Thuyết minh Chợ Bến Thành

Nhắc đến thành phố Hồ Chí Minh, người ta nhắc đến nhà thờ Đức Bà, đến Dinh Độc Lập, đến Đầm Sen, … và nổi tiếng nhất là chợ Bến Thành. Không biết từ bao giờ chợ Bến Thành đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu mỗi khi nhắc tới Sài Gòn. Chợ Bến Thành cũng như cầu Long Biên ở Hà Nội là những nhân chứng cho sự thăng trầm của thành phố, chứng kiến những đổi thay và phát triển của thành phố và cả sự giao thoa giữa xưa và nay của lớp người Sài thành.

Chợ Bến Thành được hình thành từ lâu đời, trước cả khi những người Pháp đầu tiên đặt chân đến đất Gia Định. Khởi nguồn của ngôi chợ là một khu chợ khởi thuỷ nằm ở bờ sông Bến Nghé, tại một bến gần thành Gia Định nên mới có tên Bến Thành. Từ năm 1858 đến năm 1911, chợ hoạt động khá tấp nập dù bị giặc Pháp chiếm đóng. Sau đó, do thời gian sử dụng dài, những gian hàng trong chợ đã cũ kĩ và có thể đổ sập bất cứ lúc nào nên chợ bị phá một phần với kế hoạch xây mới tại một vị trí khác.

Đến những năm 1911, người Pháp cho dời chợ về vị trí hiện tại, nằm giữa các đường Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lê Thánh Tông, công viên Quách Thị Trang thuộc phường Bến Thành, cho xây dựng nên chợ Bến Thành từ một vùng đầm lầy. Năm 1912, chợ được khởi công xây dựng cho tới tháng 3 năm 1913 thì hoàn thành. Kể từ đó, chợ Bến Thành trở thành một khu chợ tấp nập dành cho những kẻ buôn người bán, cho người dân Sài Gòn.

Chợ có diện tích khoảng 13.056 m2, với khoảng 1437 sạp hàng và 6000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp hoạt động liên tục. Mỗi ngày, chợ Bến Thành tiếp đón khoảng hơn 10.000 loạt khách hàng tới tham quan và mua sắm. Những sạp hàng trong chợ có đủ các loại mặt hàng từ hàng lẻ tới hàng sỉ, từ bình dân đến cao cấp. Những ngành hàng chủ yếu ở trong chợ Bến Thành là quần áo, vải sợi, hàng thủ công, giày dép, trái cây, rau củ quả, …

Về kiến trúc, thời gian đầu, chợ chỉ được xây dựng một cách thô sơ với các gian hàng bằng gạch, vách gỗ, lợp mái tranh, mái lá, … Tuy nhiên, có một khoảng thời gian, chợ bị cháy, vậy nên khi được xây dựng lại, chợ đã được nâng cấp vật liệu thành mái ngói, tôn. Sau năm 1912, chợ được xây bằng gạch và lợp mái gỗ. Nhìn từ bên ngoài, chợ Bến Thành như một tháp đồng hồ với kiến trúc cổ điển. Một chiếc đồng hồ lớn được đặt ngay phía mặt lớn của cổng chính diện, phía dưới là dòng chữ chợ Bến Thành. Hơn thế, cổng chợ còn điêu khắc các bức tranh nghệ thuật là các đặc sản của khu vực miền Nam Việt Nam.

Chợ Bến Thành gồm 4 cửa chính và 12 cửa phụ, được toả ra ở nhiều hướng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, mua sắm. Cứa phía Nam với tháp đồng hồ 3 mặt nằm ở đường Lê Lợi, đối diện công viên Quách Thị Trang, bày bán các gian hàng đồ khô, vải vóc, … Cổng phía Đông nằm ở mặt đường Phan Bội Châu, bày bán các loại bánh kẹo cũng như mỹ phẩm đa dạng. Cửa Tây nằm ở đường Phan Châu Trinh, bày bán các loại giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cho mọi người có thể mua để mang về. Cửa phía Bắc là thiên đường của trái cây, hoa quả nhiệt đới tươi mát, nằm ở cung đường Lê Thánh Tông.

Chợ Bến Thành về đêm cũng là một địa điểm hấp dẫn thu hút những người trẻ tới tham quan, vui chơi. Với khoảng 200 các quầy hàng, các xe đẩy ở mặt đường Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, với đủ các mặt hàng như quần áo, đồ mỹ nghệ, … đặc biệt là các quầy hàng ăn uống đường phố như nướng, lẩu, … Chợ Bến Thành đã trở thành một trong những vị trí mà không vị khách du lịch nào có thể bỏ qua khi tới với thành phố Hồ Chí Minh.

Đến với chợ Bến Thành, khách tham quan có thể thưởng thức đủ các hương vị ở ba miền từ món chính tới món tráng miệng cũng như các loại chè, nước giải khát. Ngoài ra, các món ăn đến từ các quốc gia lân cận như Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, … cũng không thiếu trong các gian hàng ở chợ Bến Thành. Dạo quanh một vòng chợ Bến Thành, bạn có thể mua cho mình đủ thứ quần áo, quà bánh, ăn các món ăn đặc sắc.

Chợ Bến Thành nằm ở vị trí ngay tại quận 1 nên khá dễ dàng để có thể ghé thăm chợ bằng bất cứ phương tiện nào cũng như khoảng thời gian nào. Bạn có thể đi bằng xe buýt tới chợ với các tuyến xe 01, 02, 03, 04, 18, 19, …đi bằng xe máy hay ô tô đều rất thuận tiện.

Có thể nói, chợ Bến Thành đã trở thành một phần không thể thiếu, một trong những biểu tượng đặc trưng của nơi đây. Đến với thành phố Hồ Chí Minh mà không ghé chợ Bến Thành tấp nập thì bạn sẽ không bao giờ biết được không khí, hương vị cũng như con người của vùng đất Sài Gòn xưa này.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 1

Nằm ở trung tâm thành phố. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn thuộc quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Đặc điểm: Chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh.

Trước khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Từ xuất xứ ấy mà chợ đã mang tên ghép là Bến Thành. Chợ được xây bằng gạch, khung gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, chợ mới được xây khang trang rộng rãi hơn và hoàn thành vào tháng 3/1914.

Sau năm 1975, chợ Bến Thành lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước. Năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Hình ảnh chợ Bến Thành với tháp đồng hồ thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Giờ đây chợ Bến Thành là một trung tâm buôn bán lớn không chỉ của TP Hồ Chí Minh mà còn của các tỉnh phía Nam.

Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”. Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cầu, đường… bán ra để mua tơ lụa, quả thô, nhang, quạt, trà, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ nước ngoài mang đến. Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh. Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là trường Trung học Ngân Hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kênh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887-1888 thì con kênh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kênh lấp. Chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay. Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1911 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa. Hai con đường bên hông chợ mãi đến năm 1940 còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành một chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quí hiếm của trong nước và nước ngoài.

Tham khảo thêm:   Bài tập luyện IOE lớp 4 cấp huyện, cấp tỉnh Bài tập luyện thi IOE lớp 4

Sau ngày giải phóng, năm 1975, chợ Bến Thành được sắp xếp và cải tạo lại một cách gọn gàng và ngăn nắp hơn. Trong chợ Bến Thành ngày nay chúng ta có thể tìm thấy đủ loại hàng hóa, từ thực phẩm vật dụng hàng ngày, hàng nhập cảng cũng như hàng nội hóa, từ những mặt hàng thông thường đến những hàng xa xỉ phẩm.

Năm 1985, Ủy ban Nhân dân thành phố và Quận 1 đã cho chỉnh trang và sửa chữa lớn chợ Bến Thành. Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sửa chữa và làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Chợ Bến Thành ngày nay có hơn 3.000 hộ kinh doanh. Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hoá chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghệ hiện đại trên thế giới.

Thuyết minh về Chợ bến thành – Mẫu 2

Nằm ở khu vực trung tâm thành phố, từ lâu chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Không chỉ thuần túy là nơi buôn bán, gần một trăm năm qua ngôi chợ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố, là bộ mặt kinh tế nói lên sự phát triển của một thành phố thương mại lớn nhất nước và là điểm giao hòa giữa Sài Gòn xưa và nay.

Những năm gần đây chợ Bến Thành còn là địa điểm tham quan không thể thiếu cho bất cứ tour du lịch nào đến TP. Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên, du khách đến chợ không chỉ đơn thuần để tìm mua những hàng hóa hay quà lưu niệm mà còn tìm ở đó chút hình ảnh riêng, một cá tính đặc trưng thể hiện trong những sinh hoạt đời thường của một thành phố mà chợ chính là nơi bộc lộ rõ nhất.

Hình thành từ trước khi người Pháp đặt chân đến vùng đất này, ngôi chợ khởi thủy nằm ven sông Bến Nghé, ở một bến cận thành Quy (thành Gia Định) nên có tên là Bến Thành. Đến năm 1911, chính quyền thuộc địa Pháp quyết định dời chợ về vị trí hiện nay, khi ấy còn là một cái ao sình lầy. Chợ được khởi công từ năm 1912 cho đến cuối tháng 3-1914 mới hoàn tất và hoạt động liên tục kể từ đó cho đến nay.

Bến Thành được xem là chợ bán lẻ quy mô nhất theo nghĩa có thể tìm thấy tại nơi này đủ thứ mặt hàng, từ bình dân đến cao cấp, đặc biệt hàng thực phẩm thuộc loại chọn lọc nhất. Ở đây không thiếu một thứ gì, từ củ hành, trái ớt, mớ rau, con cá, đủ loại hoa quả mùa nào thức nấy, cho tới bánh kẹo, vải vóc, giày dép, túi xách, đồ điện, điện tử, hàng lưu niệm…

Chợ Bến Thành có tổng diện tích 13.056m², trung bình mỗi ngày đón khoảng 10.000 lượt khách lui tới mua bán và tham quan. Chợ có 1.437 sạp, 6.000 tiểu thương, 11 doanh nghiệp, với bốn cửa chính và 12 cửa phụ tỏa ra bốn hướng.

Cửa Nam (nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang) với biểu tượng ngôi tháp đồng hồ ba mặt, là cổng chính, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc (phía đường Lê Thánh Tôn) rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây mời gọi người qua đường. Cửa Ðông (phía đường Phan Bội Châu) hấp dẫn khách hàng bởi các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây (phía đường Phan Chu Trinh) lại là nơi thu hút phái đẹp vì sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.

Ngoài ra, dọc theo các hành lang bao quanh nhà lồng chợ là những gian hàng bày bán đủ các loại mặt hàng tiêu dùng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là hàng lưu niệm, quần áo may sẵn, vải tơ tằm, thủ công mỹ nghệ, tranh thêu, thổ cẩm…

Nhắc đến chợ Bến Thành thì không thể bỏ qua khu ẩm thực với sự góp mặt của đầy đủ các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước. Cuối tháng 1-2012, chợ Bến Thành đã được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh, chính là lời khẳng định hùng hồn cho sự phong phú đó.

Chợ Bến Thành cũng rất sôi động về đêm, bắt đầu từ 7 giờ tối, 178 quầy hàng đổ ra hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ với các quầy hàng mỹ nghệ, lưu niệm, quần áo và đặc biệt là hàng ăn.

Mặc dù xu hướng mua sắm của một đô thị hiện đại là vào siêu thị hoặc các trung tâm thương mại, nhưng đôi khi trong nhịp sống nhanh đó người ta cũng cần sống chậm đi, như một cách lấy lại thăng bằng cho tâm hồn. Đó là một trong những lý do để chợ Bến Thành nói riêng và các chợ truyền thống nói chung sẽ vẫn tồn tại mãi với thời gian. Và phần hồn của chợ Bến Thành nằm ngay trong nhà lồng, nơi đời sống đô thị diễn ra sinh động nhất qua những giao tiếp thân tình giữa con người với con người.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 3

“Chợ Bến Thành dời đổi
Người ở đời sao khỏi hợp tan
Xa gần giữ nghĩa tào khang
Chớ ham nơi quyền quý mà đá vàng xa nhau”

Chợ Bến Thành là một di tích văn hóa lâu đời có từ hơn trăm năm về trước, nó gắn liền với đời sống của các thế hệ người dân Sài Thành và là nét đẹp đặc trưng, biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm tọa lạc ở quận một, thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng vào thế kỉ XIX nhưng vị trí nguyên thủy của chợ Bến Thành lại nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định và là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, buôn bán.

Chợ được hình thành bắt nguồn từ thành Bát Quái được Nguyễn Ánh cho xây dựng để ngăn bước tiến của nghĩa quân Tây Sơn. Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành (tức bến trước khi vào thành); gần sát bến này có một khu chợ vì thế mà chợ này cũng được gọi là “Chợ Bến Thành”.

Và tên “Chợ Bến Thành” chính là được xuất phát từ đây.Tuy vậy, sau khi Pháp xâm chiếm thành Gia Định vào cuối thế kỷ 19, chợ đã bị thiêu hủy trong đợt hỏa công liên tiếp của chúng, tuy đã được dựng lại nhưng chợ Bến Thành chỉ duy trì được một thời gian. Chợ Bến Thành ngày nay là chợ mới, được Pháp xây dựng ở gần ga xe lửa Mỹ Tho để phục vụ nhu cầu buôn bán, giao thương ngày càng phát triển.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, kiến trúc và vị trí chợ Bến Thành ngày nay khác hoàn toàn so với thời kỳ đầu bởi chợ cũ nằm được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được người xưa mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông.

Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”.

Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước. Trước thời điểm Pháp đánh chiếm Gia Định thì khu vực quanh thành có rất ít dân cư trú và chợ Bến Thành là đông đúc nhất.

Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Còn chợ Mới được bố trí vô sâu trong kinh chợ Vải, trên đường Nguyễn Huệ ngày nay chứ không nằm bến sông như ngôi chợ cũ.

Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang – trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ – Rệt do viên xã Tây lúc ấy cho lấp năm 1912 và xây chợ Mới Sài Gòn. Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.

Mặt Bắc chợ mới là đường Lê Thánh Tôn. Mặt Tây chợ mới là đường Phan Chu Trinh. Mặt Đông chợ mới là đường Phan Bội Châu. Chợ Bến Thành có 16 cửa gồm 4 cửa chính và 12 cửa phụ.Cửa Nam là mặt tiền của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang.

Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số hai, cửa số mười sáu. Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ, tháp có ba mặt và được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp.

Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “Chợ Bến Thành”, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Nếu như cửa Bắc rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây thì cửa Đông lại bày bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc. Cửa Tây nổi bật với sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm…

Khi trăng lên, chợ như khoác lên một tấm áo mới với sắc màu rực rỡ, tráng lệ trong không khí đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp người qua lại, chợ đêm thường tập trung trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ chính. Có thể nói đây là thời gian “sống thật” của chợ với nhiều hoạt động giao thương, thưởng thức ẩm thực đa dạng dành cho du khách và người dân bản địa.

Với lối kiến trúc cổ, mang đậm chất Pháp, chợ Bến Thành mang đậm dấu ấn lịch sử và dấu ấn văn hóa, chứa đựng giá trị văn hóa, bản sắc truyền thống của dân tộc Việt. Có thể nói chợ Bến Thành là minh chứng hùng hồn của lịch sử, chứng kiến công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.

Như vậy, ta có thể thấy tuy việc xã hội không ngừng thay đổi để theo kịp thời đại, nhưng những nét đẹp truyền thống bình dị mà gần gũi vẫn được giữ nguyên, kết hợp hài hòa mà không bị hòa tan. Chợ Bến Thành chính là niềm tự hào của người dân Sài thành cũng như bao người con đất Việt, góp phần quảng bá hình ảnh nước nhà với bạn bè quốc tế.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 4

Ai đến Sài Gòn, chắc cũng đôi lần được bước tới và tham quan, mua sắm ở chợ Bến Thành. Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với người dân Việt và du khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Tham khảo thêm:   Địa lí 9 Bài 40: Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí Soạn Địa 9 trang 144, 145

Sở dĩ có tên là chợ Bến Thành là vì chợ gần bến sông và gần thành Quy. Đầu thế kỉ XVII, khi người Việt đến lập cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất Sài Gòn xưa trở thành nơi phố chợ đông đúc náo nhiệt nhất vùng Nam Kỳ lục tỉnh. Giữa thế kỉ XIX, xuất hiện một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Chợ Bến Thành được mô tả trong sử cũ như sau: Đó là một “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”.

Thời ấy, đất Gia Định là một vùng nông nghiệp trù phú nên Chợ Bến Thành đầy hàng hóa, nào gạo, cá khô, tôm khô, cầu, đường, tơ lụa, quả thô, nhang, trà, quạt, đồ sành sứ, thuốc uống, dược thảo… từ nước ngoài mang đến. Đây chính là khu vực mà nay dành cho thương cảng Sài Gòn. Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833 – 1835) phố chợ Bến Thành không còn sầm uất như trước. Chợ được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh.

Sau khi đánh chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã cho lập một nhà lồng làm chợ ở ngay trên nền đất mà nay là Trường học Ngân hàng 3. Ngôi chợ này bị cháy năm 1870, nhưng đã được trùng tu với sườn sắt. Trước nhà lồng chợ có con kinh rộng chạy đến trước cửa tòa nhà nay là trụ sở của Ủy ban Nhân dân thành phố. Đến năm 1887 – 1888 thì con kinh này được lấp lại, làm cho khu vực Võ Di Nguy, Tôn Thất Thiệp trở nên náo nhiệt hơn. Đại lộ Nguyễn Huệ trước kia là đường kinh lấp. Ngôi chợ Bến Thành được chuyển đến vị trí ngày nay.

Nhà lồng chợ được khởi công xây cất trên vùng đất trước đó là một ao sình lầy gọi là ao Boresse. Ngôi chợ này được khởi công xây cất từ khoảng năm 1912 và khánh thành vào tháng 3 năm 1914. Ngày khánh thành có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về. Cuộc lễ diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm 1914 với pháo bông, xe hoa.

Thế là chợ Bến Thành xưa trở thành Chợ Cũ, còn chợ Bến Thành mới được gọi là Chợ Mới Sài Gòn. Mãi đến năm 1940 hai con đường bên hông chợ còn là bến xe đò miền Đông và miền Tây. Gần một trăm năm qua, chợ Bến Thành bao giờ cũng là một trung tâm thương mại, trung tâm phồn hoa náo nhiệt của thành phố Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ cũ. Dần dần nó trở thành mọt chợ lớn, nơi tập trung những mặt hàng quý hiếm của trong nước và nước ngoài.

Chợ Bến Thành ngày nay có khoảng 3.000 hộ kinh doanh. Hình ảnh chợ Bến Thành thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Chợ Bến Thành ngày nay lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước, để nó xứng đáng là một trung tâm buôn bán lớn ở phía nam đất nước. Hàng hóa chợ Bến Thành rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong nước – đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long – cùng các mặt hàng công nghiệp hiện đại trên thế giới.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 5

Chợ Bến Thành ở Sài Gòn trước khi bị Pháp xâm chiếm năm 1859 là một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn. Từ đó mà chợ đã mang tên ghép là Bến Thành. Chợ Bến Thành được xây bằng gạch, khung gỗ, lợp tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần. Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, chợ mới được xây khang trang rộng rãi hơn và hoàn thành vào tháng 3/1914.

Sau năm 1975, chợ Bến Thành lại được đầu tư nâng cấp to đẹp lên rất nhiều so với trước. Năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa. Hình ảnh chợ Bến Thành với tháp đồng hồ thường được dùng làm biểu tượng cho thành phố.

Trải qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, chợ Bến Thành vẫn là một trong những trung tâm mua sắm bậc nhất tại Hồ Chí Minh. Chợ Bến Thành là một thị trường nhộn nhịp cả ngày lẫn đêm, chợ Bến Thành được xem là một biểu tượng, điểm đến vô cùng thú vị cho không chỉ du khách quốc tế mà còn cả với người dân địa phương. Dạo quanh, mua sắm, khám phá chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong những tour du lịch miền tây kết hợp du lịch Sài Gòn.

Chợ Bến Thành nổi tiếng là khu trung tâm mua sắm có vị trí đắc địa, cửa ngõ giao thoa của thành phố, nằm giữa đại lộ Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo. Đây là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu và thương mại diễn ra sôi động, nhộn nhịp. Chợ Bến Thành có tới bốn cửa chính với Cửa Nam (cửa chính) nhìn ra quảng trường Quách Thị Trang, cửa Bắc phía đường Lê Thánh Tôn, cửa Ðông phía đường Phan Bội Châu và cửa Tây hướng ra đường Phan Chu Trinh.

Theo kinh nghiệm du lịch Sài Gòn, đến với chợ Bến Thành du khách có thể tìm thấy gần như hầu hết mọi thứ từ thông dụng đến hiếm có, từ bình dân đến cao cấp như thực phẩm, quần áo, trang sức, vật dụng, gia vị, quà lưu niệm, đồ điện tử… với chất lượng tốt.

Bên cạnh những món quà lưu niệm, thời trang, đến chợ Bến Thành bạn sẽ thích thú khi được khám phá khu vực ẩm thực với hàng trăm món từ mọi miền của đất nước như phở Hà Nội, bánh bèo Huế, hủ tiếu Mỹ Tho, chả giò, các món bún, bánh xèo.

Chợ Bến Thành đã trở thành một trong những biểu tượng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh. Điểm du lịch hấp dẫn luôn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và mua sắm.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 6

Ghi dấu trong ký ức tuổi thơ và tâm hồn của nhiều thế hệ người Sài Gòn, chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của thành phố này, như tháp Rùa thân thương gắn bó với người dân Hà Nội. Không một tour du lịch nào đến thành phố mang tên Bác mà các công ty lữ hành không dẫn du khách tới tham quan và mua sắm ở chợ Bến Thành – khu chợ sầm uất của thành phố thương mại lớn nhất nước.

Nếu muốn tìm hiểu và cảm nhận hình ảnh đặc trưng trong sinh hoạt đời thường cũng như nhịp sống sôi động của người Sài Gòn, hãy tới chợ Bến Thành.

Chợ rộng tới 13.056m², nằm ở vị trí trung tâm Sài Gòn, gồm 4 cửa chính (cửa Nam, cửa Bắc, cửa Đông, cửa Tây) và 12 cửa phụ chia đều ra 4 hướng. Với quy mô rộng lớn, chợ Bến Thành ngày nay có trên 1.400 sạp hàng của khoảng 6.000 tiểu thương và 11 doanh nghiệp, mỗi ngày tiếp đón trung bình 10.000 lượt khách tới tham quan, mua bán.

Đây là ngôi chợ lâu đời và hiện đại nhất Sài Gòn. Sở hữu kiến trúc cổ xưa từ thời Pháp thuộc nên chợ Bến Thành cũng được biết đến là một trong những điểm tham quan hút khách nhất.

Đi khắp mọi miền đất nước, ít thấy ngôi chợ nào tập trung du khách thuộc nhiều quốc tịch và màu da như Bến Thành. Đây cũng là nơi có sự giao thoa giữa các nền văn hóa Đông – Tây tự cổ chí kim. Qua cổng chợ, du khách sẽ thấy một thế giới tấp nập và rộn ràng khác hẳn. Trong dòng người nườm nượp là nhiều du khách nước ngoài, họ bị ấn tượng bởi những lời chào lảnh lót bằng tiếng Anh, Nhật, Pháp, Thái, Hàn, Đức, Campuchia… tạo nên âm thanh sôi động của cuộc sống.

Đặc biệt nhất, những tiểu thương ở chợ Bến Thành hầu hết là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc hợp thời và “sành” ngoại ngữ. Theo một nhân viên ban quản lý, có khoảng 80 – 90% nhân viên bán hàng đứng quầy quần áo, mỹ phẩm, thổ cẩm, hàng lưu niệm… nói được ít nhất 2 ngôn ngữ. Bởi vậy, khu chợ này được coi là một trong những khu mua sắm hiện đại bậc nhất và hội nhập nhanh ở Sài Gòn.

Ngoài ra, Bến Thành còn nổi tiếng là khu chợ bán lẻ quy mô nhất. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Cây kim, sợi chỉ, củ hành, mớ rau, gia vị cho đến bánh kẹo, thực phẩm, thủy hải sản, quần áo, đồ dệt may, quà lưu niệm, trang sức, đồ điện tử… đều có đủ từ hàng bình dân đến cao cấp.

Hàng hóa được bày bán và phân chia theo từng khu vực trong chợ. Cửa Nam tập trung các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Cửa Bắc luôn tràn ngập hoa, trái cây tươi với nhiều màu sắc sặc sỡ và bắt mắt. Cửa Đông có các loại mỹ phẩm và hàng bánh kẹo. Cửa Tây là nơi thu hút nhiều du khách hơn cả vì bày bán giày dép, đồ mỹ nghệ, lưu niệm.

Một khu vực khác không kém phần hấp dẫn là khu ẩm thực với những món ăn ngon. Gần như các món ăn truyền thống khắp mọi miền đất nước đều tập trung về đây. Chắc chắn du khách sẽ không thưởng thức hết được những món ăn ngon chợ Bến Thành nếu chỉ ghé qua một lần.

Dạo chợ mệt, du khách có thể ghé khu ẩm thực để giải khát với những đồ uống mát lạnh như: chè, nước dừa hoặc những món ăn vặt quen thuộc với người Sài Gòn như: ốc, bánh bèo, bánh khọt, cháo lòng, bún mắm…

Đến khi trời chập tối, Bến Thành chuyển mình thành khu chợ đêm không kém phần nhộn nhịp so với ban ngày. Lúc các cửa hàng trong chợ đóng cửa hết thì những sạp hàng ở 3 hướng cổng Đông, Tây, Bắc lại rục rịch lên đèn, biến nơi đây thành chợ đêm quyến rũ, hấp dẫn với nhiều món ăn ngon. Bởi vậy, ăn đêm chợ Bến Thành cũng là hoạt động ưa thích của du khách.

Trên đoạn đường chưa đầy 200m có rất nhiều đồ ăn ngon, từ những món ăn dân giã quen thuộc đến đồ nướng, bia, hải sản tươi sống (tôm, cua, nghêu, sò, ốc…). Chính nhờ sự đa dạng và hấp dẫn của những món ngon đất Việt, năm 2013, tờ USD Today của Mỹ đã xếp chợ Bến Thành đứng vị trí thứ 15 trong danh sách 45 khu chợ ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới.

Vào cuối tháng 1/2012, Bến Thành cũng được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine nổi tiếng đưa vào danh sách 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh. Bởi vậy, không quá nếu nhận xét chợ Bến Thành là một trong những biểu tượng văn hóa của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đóng vai Lục Vân Tiên kể lại Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Sơ đồ tư duy) Dàn ý & 8 bài văn mẫu hay lớp 9

Các quán ăn ở đây không cầu kỳ, sang trọng nhưng lúc nào cũng tấp nập du khách nước ngoài. Nhiều người chia sẻ rằng, họ rất thích ăn đêm tại chợ Bến Thành vì cảm giác thoải mái, gần gũi và được hòa mình vào cuộc sống đời thường của người dân địa phương.

Dạo chơi ngắm cảnh, thưởng thức các món ăn ngon chợ Bến Thành dần được coi là thú vui của nhiều người và trở thành hoạt động du khách không thể bỏ qua khi tới tham quan Sài Gòn hoa lệ.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 7

Chợ Bến Thành, trước đây tọa lạc ở bến sông Tân Bình (sông Sài Gòn), cạnh một con đường vào thành Phụng, được gọi tên Bến Thành là vì chợ nằm gần bến nước của Thành Gia Định cũ và được xây cất trên một cái ao sình lầy (ao Bồ – Rệt).

Năm 1859, khi thực dân Pháp đánh Thành Gia Định, chợ Bến Thành bị thiêu trụi, sau đó chợ được xây dựng lại ở vị trí Kho Bạc nằm trên đường Nguyễn Huệ với cột gạch, sườn gỗ và lợp lá… Năm 1870, chợ Bến Thành lần nữa bị hỏa hoạn, sau đó được xây dựng lại mới với 5 gian hàng: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Đến năm 1911, chợ lại được phá bỏ và xây dựng mới, cho đến 3 năm sau (năm 1914) mới chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Và năm 1985, chợ Bến Thành được sửa chữa lớn toàn bộ nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ bên ngoài cho đến ngày nay.

Trải qua gần một thế kỷ tồn tại và phát triển, chợ Bến Thành luôn giữ vị trí là một Trung tâm thương mại tiêu biểu của thành phố, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân thành phố và của cả nước. Cũng chính vì thế, chợ Bến Thành không chỉ là nơi mua bán mà còn là một biểu trưng văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố Hồ Chí Minh và khu vực.

Chợ Bến Thành có 4 ô cửa nhìn ra 4 con đường chính của trung tâm quận 1. Cửa Bắc nhìn ra đường Lê Thánh Tôn, cửa Nam nhìn ra đường Lê Lợi, cửa Đông nhìn ra đường Phan Bội Châu, cửa Tây nhìn ra đường Phan Chu Trinh và cổng chính có tháp cao nhìn ra Quảng trường Quách Thị Trang được gắn 4 chiếc đồng hồ trên đỉnh tháp. Chính từ những chiếc đồng hồ được bố trí theo 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc, đã tạo nên một dấu ấn đặc biệt, hình thành tình cảm quen thuộc, sâu sắc và đặc biệt hơn đó là điểm nhấn tạo nên một chợ Bến Thành mà bất cứ du khách nào đã từng đặt chân đến đất Sài Gòn cũng đều muốn một lần ghé thăm chợ Bến Thành để rồi sau đó họ cùng có chung cảm nghĩ nơi đây chính là nhịp sống, là trái tim của người dân Sài Gòn.

Trước năm 1945, chợ Bến Thành đã chứng kiến những cuộc mít tinh, biểu tình của quần chúng chống lại thực dân Pháp.

Với tiếng còi “Một, hai”, với bài hát “Lên đàng”, với trùng trùng thanh niên tiên phong lấy phía trước chợ làm nơi tụ họp ngày đêm. Chợ Bến Thành đã nhìn rõ từng gương mặt của người dân Sài gòn trong buổi đón ngày độc lập đầu tiên, rồi cũng tại bùng binh này dân quân Cách mạng tuyên thệ “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” hay “Vệ quốc quân một lần ra đi, nào có xá chi đâu ngày trở về” và rồi cũng có người đã không kịp trở về nhìn đất nước đổi mới, nhưng trước đó họ cũng kịp nhìn những chiếc đồng hồ lần cuối của chợ Bến Thành trước lúc ra trận.

Hàng trăm ngàn người sinh viên học sinh, phong trào Công nhân trí thức và các Tôn giáo chống lại sự áp bức của chính quyền Mỹ – Thiệu, đặc biệt hơn là sự hy sinh của nữ sinh Quách Thị Trang ngay trước cổng chợ Bến Thành trong cao trào đấu tranh của Phật giáo chống lại chế độ độc tài chính quyền Ngô Đình Diệm, và địa điểm này nay được gọi là Quảng trường Quách Thị Trang.

Nếu như trước đây chợ Bến Thành về đêm bạn có thể nghe được tiếng guốc đêm khuya, tiếng rao “Ai bột khoai, bún tàu, đậu xanh nước dừa đường cát…hôn”, tiếng lộc cộc của những chiếc xe thổ mộ, tiếng đàn độc huyền cầm nghe đến não ruột của những người ăn xin không nhà, thì ngày nay chợ Bến Thành về đêm nhộn nhịp hơn nhiều, đâu đó tiếng gọi nhau í ới của các nam thanh nữ tú ghé vào ăn vội thứ gì để lót dạ cho một cuộc du ngoạn về đêm ở đường phố Sài Gòn, hay tiếng cười đùa không ngớt của những đứa trẻ trong một gia đình nào đó khi cùng cha mẹ đến với các gian hàng ăn uống đêm của chợ mà không kịp về nhà để chuẩn bị cho bữa ăn tối của gia đình sau một ngày làm việc vất vả, hay những tiếng trả giá lơ lớ không đầu, không đuôi bằng tiếng Việt của một số du khách nước ngoài khi vào khu vực bán hàng lưu niệm…

Năm 2004 – 2005 vừa qua, chợ Bến Thành đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là chợ đạt chuẩn Văn minh – Thương nghiệp trong cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

Có người nói, để xây một trung tâm thương mại mang tầm cỡ quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh thì không khó lắm. Song, để giữ gìn một chợ Bến Thành luôn luôn có nét đặc trưng, bản sắc riêng giữa những thay đổi về quy hoạch và kiến trúc ở trung tâm thành phố thì công phu hơn nhiều. Người dân Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung đã làm được điều đó gần suốt một thế kỷ qua. Vì đối với họ, chợ Bến Thành là một niềm tự hào, là một biểu trưng của thành phố năng động, là một công trình văn hóa.

Thông qua báo Sài Gòn Tiếp thị, người tiêu dùng đã bình chọn chợ Bến Thành là “Điểm du lịch được hài lòng trong năm 2005”.

Thuyết minh về Chợ Bến Thành – Mẫu 8

Nhắc đến Sài Gòn ta không thể không nhắc đến một danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là biểu tượng của thành phố Hồ Chí Minh được mang tên chợ Bến Thành – khu chợ cổ mang nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn.

Chợ Bến Thành nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng vào thế kỉ XX, nhưng thực chất chợ có lịch sử hình thành từ thế kỷ XVII, lúc đó chợ nằm gần sông Sài Gòn và là nơi mua bán của các tiểu thương.

Đến thời kỳ chống thực dân Pháp, chợ nằm bên bờ sông bến Nghé cạnh một bến sông gần thành Gia Định. Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành, và khu chợ cũng có tên gọi là chợ Bến Thành.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, kiến trúc của chợ Bến Thành ngày nay mang diện mạo hoàn toàn khác so với thời kỳ đầu hình thành chợ. Chợ Bến Thành thời kỳ đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, được người xưa mô tả như là “phố chợ nhà cửa trù mật ở dọc theo bến sông.

Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ, có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang chở khách buôn ngoài biển lên. Đầu phố phía Bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, hai bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thứ hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền”.

Tuy nhiên, sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi, thành Quy bị triệt hạ, phố chợ Bến Thành cũng không còn sầm uất như trước. Trước thời điểm Pháp đánh chiếm Gia Định thì khu vực quanh thành có rất ít dân cư trú và chợ Bến Thành là đông đúc nhất.

Cạnh khu chợ, dọc theo bờ sông Bến Nghé, các ghe thương thuyền thường đậu chen chúc nhau, tạo thành một thành phố nổi trên mặt nước. Tuy vậy sau khi Pháp chiếm thành Gia Định bắn hỏa công thiêu rụi cả thành, thiêu hủy cả ngôi chợ ấy,tuy có được dựng lại nhưng đến thế kỷ XIX ngôi chợ trở nên cũ kỹ và lâm vào tình trạng có thể bị sụp đổ.

Để tránh tai họa, người ta phải phá chợ, chỉ còn gian hàng thịt, vì mái tôn nhẹ, nên chưa bị phá. Đồng thời người Pháp đã chọn một khu vực khác để xây dựng lại một khu chợ mới với kiến trúc tốt hơn để phục vụ nhu cầu buôn bán ngày càng phát triển, địa điểm được lựa chọn nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho, và cũng là chợ Bến Thành ngày nay.

Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang – trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ-Rệt do viên xã Tây lúc ấy cho lấp năm 1912 và xây chợ Mới Sài Gòn. Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.

Mặt Bắc chợ mới là đường Lê Thánh Tôn. Mặt Tây chợ mới là đường Phan Chu Trinh. Mặt Đông chợ mới là đường Phan Bội Châu. Chợ Bến Thành có 16 cửa gồm 4 cửa chính và 12 cửa phụ.Cửa Nam là mặt tiền của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang.

Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số hai, cửa số mười sáu. Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ, tháp có ba mặt và được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp.

Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “Chợ Bến Thành”, bên trong nhà lồng là nơi bày bán các mặt hàng vải vóc và thực phẩm khô. Nếu như cửa Bắc rực rỡ với những gian hàng hoa tươi và trái cây thì cửa Đông lại bày bán các loại mỹ phẩm và bánh kẹo đầy màu sắc.

Cửa Tây nổi bật với sự đa dạng về kiểu dáng và kích cỡ của giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm… Khi trăng lên, chợ như khoác lên một tấm áo mới với sắc màu rực rỡ, tráng lệ trong không khí đông đúc, tấp nập, nhộn nhịp người qua lại, chợ đêm thường tập trung trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh bên hông chợ chính.

Có thể nói đây là thời gian “sống thật” của chợ với nhiều hoạt động giao thương, thưởng thức ẩm thực đa dạng dành cho du khách và người dân bản địa.

Có thể nói, chợ Bến Thành chính là chứng nhân của lịch sử, chứng kiến xuyên suốt công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước của người Việt, tuy đã được tu bổ nhưng nơi đây vẫn giữ được nét kiến trúc ngày trước gợi cho chúng ta nhớ về một thời kỳ đầy khốn khó và gian khổ. Không chỉ vậy chợ còn mang dấu ấn văn hóa rõ nét, mang đậm bản sắc truyền thống dân tộc Việt.

Ta có thể thấy giữa nhịp sống nhanh, tấp nập, hối hả, mang hơi thở hiện đại của Sài Gòn, đâu đó vẫn lưu giữ những nét đẹp truyền thống ,cổ xưa như chợ Bến Thành để ta có những giây phút sống chậm lại, hòa mình vào không khí náo nhiệt mà bình dị, gần gũi của nơi đây.

Chợ Bến Thành đã trở thành niềm tự hào của người dân Sài Thành, quảng bá những nét đẹp văn hóa, truyền thống của Việt Nam ra thế giới.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thuyết minh về Chợ Bến Thành (Dàn ý + 9 mẫu) Thuyết minh danh lam thắng cảnh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *