Bạn đang xem bài viết ✅ Thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ (3 Dàn ý + 7 mẫu) Bài văn thuyết minh hay nhất ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 7 bài Thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin về đặc điểm, công dụng, ý nghĩa, cách sử dụng khăn quàng đỏ để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Khăn quàng đỏ

Khi đứng trong hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các em học sinh bắt buộc phải đeo khăn quàng đỏ, đây là biểu tượng, đồng phục của Đội. Khăn quàng đỏ thắm trên vai đã gắn bó với biết bao thế hệ học trò. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Dàn ý thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ

Dàn ý 1

1. Mở bài

  • Giới thiệu về chiếc khăn quàng đỏ.

2. Thân bài

a. Đặc điểm

  • Kích thước của chiếc khăn quàng: độ dài, rộng, hình dáng như thế nào?
  • Màu sắc của chiếc khăn, chất liệu vải của khăn quàng đỏ

b. Đối tượng sử dụng và cách sử dụng khăn quàng đỏ

– Đối tượng sử dụng: mọi học sinh từ lớp 1 đến lớp 9

– Cách sử dụng khăn quàng đỏ:

  • Gấp khăn: gấp cạnh dài nhất của chiếc khăn về phía góc tam giác lớn nhất sao cho góc khăn còn lại bằng khoảng nửa bàn tay
  • Quàng khăn: dựng đứng cổ áo lên, luồn khăn ra sau cổ áo rồi đưa hai đầu khăn về phía trước, thắt hai dây khăn vào với nhau hai lần để tạo khuôn vuông vắn, dễ tháo khi cởi ra
  • Chỉnh khăn: thắt khăn làm sao cho hai đầu khăn bằng nhau, đuôi khăn xòe ra, nút thắt khăn nằm chính giữa đường cúc áo, ngay dưới phần chữ V của cổ áo.

c. Ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ

  • Biểu trưng cho thành viên của Đội Thiếu niên Tiền phong
  • Ba góc của khăn quàng đỏ đại diện cho sự liên kết của ba tổ chức Đảng Cộng sản – Đoàn Thanh niên Cộng sản – Đội Thiếu niên Tiền phong

3. Kết bài

  • Cảm nghĩ của em về chiếc khăn quàng đỏ.

Dàn ý 2

I. Mở bài:

– Giới thiệu sơ lược về khăn quàng đỏ:

+ Biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản.

II. Thân bài:

– Đặc điểm:

  • Là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise.
  • Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.

– Công dụng:

  • Được xem như một loại trang phục, có ý nghĩa là biểu trưng cho một tập thể, một tổ chức nào đó, hoặc biểu thị cho một tư cách, địa vị xã hội.
  • 3 góc của chiếc khăn quàng đỏ hình tam giác còn được nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa xã hội cho là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản

– Cách sử dụng:

+ Thắt khăn

  • Gấp đôi chiều cạnh đáy khăn lại (như gấp quạt) để phần chiều cao khăn còn khoảng 15cm, bẻ cổ áo lên, đưa khăn vòng qua sau đầu từ trái sang phải, so hai đầu khăn bằng nhau, đặt dải khăn bên trái lên trên dải khăn bên phải.
  • Vòng đuôi khăn bên trái vào trong, đưa lên trên và kéo ra ngoài.
  • Lấy đuôi khăn bên trái vòng từ trái sang phải, và buộc tiếp thành nút (từ phải sang trái) với dải khăn bên phải.

+ Tháo khăn

  • Thắt nút khăn, sữa vuông vắn, mở cho hai dải khăn xòe ra, chỉnh đỉnh khăn nằm giữa sống lưng, bẻ cổ áo xuống.
  • Tay trái cầm nút khăn, tay phải cầm dải khăn phía trên nút , rút khăn ra

III. Kết bài:

Cảm nghĩ của em về chiếc khăn quàng đỏ

Dàn ý 3

1. Mở bài

Là thành viên của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh, chiếc khăn quàng đỏ niềm tự hào xúc động đó còn đọng mãi trong em từ lần đầu tiên

2. Thân bài

• Chiếc khăn quàng đỏ có nguồn gốc từ Liên Xô

• Chiếc khăn quàng đỏ có giá trị và ý nghĩa thiêng liêng, cùng mang trên vai chúng em đến mỗi khi đến trường, tô thắm mãi trong em

• Tiêu chuẩn kích thước của chiếc khăn quàng đỏ là hình tam giác có màu đỏ tươi, hay còn giống màu máu của những thế hệ cha anh đã hy sinh cũng là màu của lá cờ Tổ quốc linh thiêng

• Khăn quàng đỏ chỉ có các bạn học sinh đã gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong, do các bạn từ lớp 3 đến lớp 9 có thành tích xuất sắc sẽ được gia nhập, và các bạn sẽ đeo chiếc khăn quàng đỏ này đến khi hết lớp Chín, có quy định cụ thể về đối tượng đeo và quy cách đeo khăn quàng đỏ.

• Khăn quàng đỏ phải sạch sẽ, được đeo ngay ngắn, chỉnh tề, gọn gàng không nhàu nát, rách bẩn.

• Chiếc khăn quàng đỏ là trang phục ý nghĩa, cần phải có của đội viên.

• Khăn quàng đỏ là biểu trưng cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã là đội viên bắt buộc phải đeo

• Chiếc khăn quàng tuy nhỏ bé, nhưng ý nghĩa lại vô cùng sâu sắc.

• Các bạn học sinh thật tự hào khi vinh dự được là đội viên Thiếu niên Tiền phong, thật hạnh phúc khi được quàng chiếc khăn trên vai

3. Kết bài

Là một đội viên em rất trân trọng, nâng niu và gìn giữ chiếc khăn quàng đỏ, Khi quàng lên vai chiếc khăn quàng đỏ ta phải nhớ về sự hy sinh của bao thế hệ cha anh đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay. Em sẽ cố gắng học tập và phấn đấu hơn nữa để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 1

Quàng trên vai chiếc khăn quàng đỏ – em là thành viên của Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. Niềm tự hào và những cảm xúc đầy thiêng liêng xúc động ấy vẫn còn đọng mãi trong em từ lần đầu tiên đeo chiếc khăn quàng đỏ.

Tham khảo thêm:   Mãn nhãn với 5 phim võ thuật Mỹ hay nhất mọi thời đại

Khăn quàng đỏ có nguồn gốc từ Liên Xô, chính nhờ có lý tưởng cách mạng Cộng Sản mà Bác Hồ đã đem chiếc khăn quàng đỏ này về với con em nước nhà. Đã 80 năm từ ngày Bác Hồ thành lập Hội Nhi đồng Cứu quốc nay là Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2021). Chiếc khăn quàng đỏ vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa thiêng liêng, vẫn luôn phấp phới trên vai các em học sinh, cùng các em đến trường, tô thắm những tương lai.

Kích thước tiêu chuẩn của chiếc khăn quàng đỏ là hình tam giác, cạnh đáy dài 100cm, hai cạnh bên mỗi cạnh 60cm, chiều cao 30cm. Màu đỏ của khăn quàng phải là màu đỏ tươi, không quá nhạt cũng không quá thẫm, ý nghĩa của màu đỏ còn là màu máu của những thế hệ cha anh đã hy sinh cũng là màu của lá cờ Tổ quốc linh thiêng. Ngày nay khăn quàng đỏ được làm từ nhiều chất liệu vải khác nhau, có vải lụa satin, vải lưới, vải valise, những chất liệu làm bền màu hơn, giữ nếp lâu hơn.

Khăn quàng đỏ không phải là khăn ai thích cũng được đeo và không phải thích đeo thế nào cũng được, có quy định cụ thể về đối tượng đeo và quy cách đeo khăn quàng đỏ. Đối tượng đeo khăn quàng đỏ là các bạn học sinh đã gia nhập vào Đội Thiếu niên Tiền phong, đa số các em ngay từ lớp Một đã được gia nhập, các em sẽ đeo chiếc khăn quàng đỏ này đến khi hết lớp Chín, bởi vì khi đó chúng ta đã chuyển sang là thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Việt Nam. Khăn quàng đỏ phải đeo ngay ngắn, chỉnh tề, khăn phải sạch sẽ, gọn gàng không nhàu nát, rách bẩn.

Đeo khăn quàng đỏ với áo sơ mi trắng là đẹp và nổi bật nhất, gấp khăn từ cạnh đáy lên đỉnh khăn chừa lại một khoảng bằng nửa bàn tay. Rồi dựng cổ áo luồn khăn qua, đưa hai đầu khăn về phía trước thắt ngay ngắn rồi chỉnh sao cho nút thắt nằm chính giữa đường cúc áo và ngay dưới phần chữ V của cổ áo. Chiếc khăn quàng đỏ không nên hiểu là phụ kiện quàng thêm cho đẹp mà nó là trang phục ý nghĩa, cần phải có của đội viên. Bởi khăn quàng đỏ là biểu trưng cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, đã là đội viên bắt buộc phải đeo. Ba góc của chiếc khăn quàng cũng có ý nghĩa đại diện cho ba tổ chức Đảng Cộng sản – Đoàn Thanh niên Cộng sản – Đội Thiếu niên Tiền phong. Một chiếc khăn quàng nhỏ bé, đơn sắc nhưng ý nghĩa lại vô cùng sâu sắc. Thật tự hào khi vinh dự được là đội viên Thiếu niên Tiền phong, được quàng chiếc khăn trên vai và thật hạnh phúc khi được sống và học tập trong hòa bình.

Là người đội viên chúng ta phải trân trọng, nâng niu và gìn giữ chiếc khăn quàng đỏ, dù giá trị hiện vật của nó chỉ là vài nghìn đồng nhưng giá trị về lòng yêu nước, về tinh thần sức mạnh của thế hệ đội viên thiếu niên Tiền phong là vô giá, không có gì có thể thay thế được. Khi quàng lên vai chiếc khăn quàng đỏ ta phải nhớ về sự hy sinh của bao thế hệ cha anh đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay, đồng thời phải tự nhắc nhở bản thân học tập và phấn đấu hơn nữa để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 2

Em mang ở trên vai
Như lời ai thầm nhắc
Hãy học hành chăm ngoan.
Các bạn thân mến!

Chiếc khăn quàng đỏ ngày ngày theo nhịp bước chúng ta tới trường, cùng chúng ta học tập, vui chơi. Cùng chúng ta chia sẻ bao niềm vui nỗi buồn đã trở thành một hành trang thân thương không thể thiếu đối với mỗi đội viên chúng ta. Chiếc khăn quàng đỏ là một phần lá cờ của Tổ quốc. Màu đỏ của chiếc khăn là màu máu của bao anh hùng, liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc Việt Nam được độc lập, tự do, được nở hoa kết trái. Màu đỏ ấy như nhắc nhở chúng ta về những trang sử hào hùng của dân tộc, nhắc ta về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Màu đỏ ấy nhắc ta hãy tự hào về truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Bởi chúng ta có quyền tự hào về những anh Kim Đồng, anh Lê Văn Tám, anh Phạm Ngọc Đa, về Đội thiếu niên tình báo Bát Xát, về anh Nguyễn Bá Ngọc, chị Bùi Thu Nội… Hành động anh hùng của các thế hệ đội viên đã tô thắm thêm lá cờ đội, tô thắm chiếc khăn quàng, làm rạng rỡ truyền thống “Lớp cha trước, lớp con sau…” Thật xúc động và tự hào biết bao khi ta được đứng trong đội ngũ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, được đeo trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm.

Vậy mà… rất tiếc, rất buồn khi tôi phải nêu lên đây một hiện tượng đáng chê trách rằng: Trong số những đội viên của chúng ta, có không ít bạn không hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của chiếc khăn quàng đội, không cảm nhận được niềm vinh dự, tự hào khi được mang chiếc khăn quàng đội viên trên vai. Bởi vậy, việc đeo khăn quàng với các bạn ấy là điều bắt buộc. Các bạn chỉ thực hiện khi các thầy cô hoặc các bạn cán bộ lớp kiểm tra, còn không thì lại vo tròn nhét vào túi áo, túi quần làm chiếc khăn nhàu nát. Nhiều bạn đeo khăn rất cẩu thả, tùy tiện, chỉ vội vàng buộc thắt nút, khiến cho chiếc khăn xộc xệch, không đúng nghi thức đội. Có những bạn chẳng hề nâng niu trân trọng chiếc khăn mà bạ đâu vứt đấy, thậm chí còn dùng làm giẻ lau bảng, lau bút hoặc biến thành đồ chơi để quăng, vụt, ném, trói nhau…

Tất cả những hành vi ấy đều không đúng với tư cách của một đội viên, không xứng đáng với truyền thống đội, với màu khăn quàng đỏ thiêng liêng.

Nét đẹp đội viên không chỉ được thể hiện ở kết quả học tập tốt, ở trang phục quần áo đẹp, ở những tài năng, năng khiếu… mà còn được thể hiện ở những hành động, việc làm hàng ngày, mà trước hết ở việc tuân thủ tốt nghi thức đội viên, đặc biệt là ý thức đeo chiếc khăn quàng hàng ngày, ở những nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của chiếc khăn quàng, về truyền thống của đội.

Chúng ta hiểu rằng được mang chiếc khăn quàng đỏ trên vai là một niềm vinh dự tự hào của người đội viên. Trước khi đi học, chúng ta hãy đứng trước gương chỉnh đốn lại trang phục và xin hãy đeo chiếc khăn quàng đúng với nghi thức đội. Tôi tin rằng chúng ta sẽ thấy vui hơn trên đường tới trường, sẽ nhận được bao ánh mắt trìu mến, yêu thương của mọi người, sẽ thấy như vang lên trong tim lời hát:

Tham khảo thêm:  

“Các cháu hãy cố gắng
Cháu Bác Hồ Chí Minh
Các bạn thân mến!

Toàn liên đội chúng ta hãy dấy lên phong trào thi đua học tập, tu dưỡng “Tiến bước lên Đoàn”, để xứng đáng với truyền thống của Đội, với chiếc khăn quàng đỏ, xứng là một đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 3

“Em đeo trên vai màu khăn tươi thắm
bao niềm mơ ước khát vọng ngày nay”

Rộn ràng trong câu hát là hình ảnh màu khăn tươi thắm của chiếc khăn quàng đỏ theo bước những học sinh tới trường. Nó là chiếc khăn duy nhất gắn bó lâu dài với học sinh dưới mái trường thân yêu. Chiếc khăn quàng đỏ hình thù thật đặc biệt. Tuy chỉ là một miếng vải hình tam giác cân. Đỉnh góc của nó được gọi là “đuôi”, còn hai cạnh cắt nhọn dài trông rất hợp lý. Nhớ lại hồi học lớp ba, em được kết nạp vào đội và bắt đầu được quàng khăn đỏ trên vai, trong lúc dạy thắt khăn quàng đỏ em thấy rất phấn khởi, hạnh phúc và tự tin. Có vẻ đơn giản nhưng cũng thật khó hiểu quá. Sau rồi em lại thấy rất thành thạo và thấy thích. Chiếc khăn theo thời gian đã gắn bó với em cho tới ngày hôm nay. Khi quàng nó trên vai em thấy niềm hạnh phúc nảy nở vô bờ bến. Em thấy mình biết nhiều hơn, và rất tự hào khi hiểu ý nghĩa của chiếc khăn quàng đỏ đến chừng nào. Tuy rằng em chưa hiểu hết ý nghĩa sâu sắc, những điều cơ bản mà mỗi học sinh chúng em đều biết: Màu đỏ khăn quàng chính là hình tượng, tượng trưng máu đào của các chiến sĩ, những người con đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc Việt nam. Còn gì thiêng liêng hơn thế nữa, khi chúng em, những người học sinh dưới mái trường này được quàng nó trên vai để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ như câu nói: “Ăn quả nhớ người trồng cây” sâu sắc với lớp cha anh đi trước đã đổ máu hy sinh anh dũng.

Chúng em còn tự hào bởi nó còn tượng trưng cho Đảng cho một phần lá cờ tổ quốc, đồng thời nó cũng là hình ảnh người học sinh tuổi thanh thiếu niên mà ai ai cũng từng trải qua.

Chiếc khăn quàng đỏ như một người bạn thân luôn luôn tiến bước cùng chúng ta, luôn học tập, vui chơi cùng chúng ta. Em nhớ mỗi khi gặp bài khó, nhìn thấy nó là em lại cố gắng không chịu khuất phục, khăn quàng đỏ làm em can đảm và tự tin hơn trong học tập. Nó luôn khích lệ trong từng bước đi của em. Nó giản dị bé nhỏ nhưng lại thể hiện một vai trò to lớn. Nó là món quà mà lớp cha anh đi trước để lại cho chúng ta. Nó cũng chính là nhiệm vụ mà đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh giao cho mỗi đội viên chúng ta phải nâng niu, giữ gìn đó là trách nhiệm của chúng em. Em nguyện sẽ giữ gìn nó. Dù sau này em lên cấp 3. Trở thành một người đoàn viên thanh niên em sẽ phải rời xa nó để đeo trên ngực chiếc huy hiệu đoàn viên.

Song em sẽ vẫn nâng niu, vẫn cảm ơn và nhớ về chiếc khăn quàng đỏ xinh xắn, nó đã cho em niềm vinh dự. Cái khăn mà em cảm thấy mình lớn lên hiểu được ý nghĩa của lá cờ tổ quốc, hiểu được trách nhiệm của chính bản thân mình với mái trường, tổ quốc hình chữ S thân yêu.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 4

Từ năm học lớp ba thì em cũng đã được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Và không phải nói gì thêm em cũng rất rất sung sướng và tự hào về điều đó. Và không chỉ thế thôi đâu, một trong những điều em yêu thích chính là được khoác trên vai chiếc khăn quàng đỏ. Chiếc khăn quàng chính là biểu tượng cho người thiếu niên.

Có thể nhận thấy được chiếc khăn quàng khá to, nó có hình tam giác cân đối dài và rộng. Chiếc khăn quàng đỏ này thông thường được làm bằng loại vải thun mềm khi cầm lên rất nhẹ và mịn màng. Khăn quàng có màu đỏ tươi như máu, mà cô giáo em nói khi chúng ta đeo chiếc khăn quàng này chúng ta phải học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước. Và khi mà vào Đội em đã hiểu rõ ý nghĩa của nó, đó cũng chính là màu cờ của Tổ quốc Việt Nam ta. Chiếc khăn quàng dường như cũng đã tượng trưng cho màu máu của những anh hùng dân tộc, các anh cũng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nó dường như cũng đã thật là khéo léo nhắc nhở chúng em phải luôn luôn ghi nhớ đến công lao to lớn ấy và để cho chính em cũng phải biết và như hiểu rõ trách nhiệm của người đội viên.

Quả thật cứ mỗi khi em quàng khăn đỏ, chiếc khăn nằm ngay ngắn và nổi bật dưới cổ áo màu trắng tinh nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, đối với em chính chiếc khăn quàng đỏ cũng chính là đồng phục của bất kì người Đội viên Thiếu niên nào cũng vậy, nên mình cần phải làm những việc tốt, học tốt.

Chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai như chính là người bạn thân thiết của em, em luôn đeo nó khi đến trường. Và em như thấy được rằng để mà được đeo khăn quàng đỏ, em thấy mình như lớn hẳn lên và là người phải có trách nhiệm hơn nữa. Em như thấy được chiếc khăn quàng như nhắc nhở em luôn phải chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng với danh hiệu đó chính là Đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 5

Tôi có một chiếc khăn quàng đỏ như các bạn vẫn có. Một hôm, là một ngày đáng nhớ nhất trong lễ kết nạp Đội tôi đã được chính thức đeo chiếc khăn quàng này trên vai đi học kể từ ngày đó trong tôi biết bao cảm xúc. Vào Đội chính là một nhiệm vụ thật thiêng liêng tuy nó sẽ không là gì nhưng sẽ là một dấu ấn rất quan trọng trong cuộc đời của tôi.

Tôi như thấy được rằng chiếc khăn quàng như là minh chứng cho sự thành công này của tôi. Chiếc khăn quàng của em có màu đỏ như máu của những người anh hùng đã hi sinh vì dân tộc. Chiếc khăn hình tam giác rất lớn và dài. Em cũng rất lúng túng khi thắt chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai nhưng nhận được lời chỉ dạy tận tình của cô giáo trong công tác Đoàn trường cũng như ở nhà em đã được mẹ dạy.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách đo size nhẫn cho nam, nữ đơn giản

Chính vì thế bây giờ khi đi học ngoài việc đúng đồng phục học sinh em lại được khoác trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm rất tự hào kia. Khi được vào Đội thì em như thấy mình lớn lắm, niềm vui cứ mãi ở trong tâm trí em không bao giờ mất đi. Em thấy được mình cần phải học tập tốt hơn nữa để xứng đáng là một thành viên trong Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Có thể nhận thấy được chiếc khăn quàng khá to, nó có hình tam giác cân đối dài và rộng. Chiếc khăn quàng đỏ này thông thường được làm bằng loại vải thun mềm khi cầm lên rất nhẹ và mịn màng. Khăn quàng có màu đỏ tươi như máu, mà cô giáo em nói khi chúng ta đeo chiếc khăn quàng này chúng ta phải học tập tốt để xứng đáng với thế hệ đi trước. Và khi mà vào Đội em đã hiểu rõ ý nghĩa của nó, đó cũng chính là màu cờ của Tổ quốc Việt Nam ta.

Chiếc khăn quàng dường như cũng đã tượng trưng cho màu máu của những anh hùng dân tộc, các anh cũng đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. Nó dường như cũng đã thật là khéo léo nhắc nhở chúng em phải luôn luôn ghi nhớ đến công lao to lớn ấy và để cho chính em cũng phải biết và như hiểu rõ trách nhiệm của người đội viên.

Quả thật cứ mỗi khi em quàng khăn đỏ, chiếc khăn nằm ngay ngắn và nổi bật dưới cổ áo màu trắng tinh nhìn thật đẹp mắt biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, đối với em chính chiếc khăn quàng đỏ cũng chính là đồng phục của bất kì người Đội viên Thiếu niên nào cũng vậy, nên mình cần phải làm những việc tốt, học tốt.

Hàng ngày cứ đến lớp học là em đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai trong niềm tự hào về dân tộc mình. Em yêu chiếc khăn quàng này lắm.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 6

Đeo chiếc khăn quàng đỏ thắm trên vai tôi luôn tự hào và hãnh diện khi là một thiếu niên của nước Việt Nam. Tôi luôn trân trọng và nâng niu nó để nó mãi là một người bạn, tri kỷ của tôi.

Mùa xuân đã về với tuổi thơ rồi đó, mùa xuân về khiến mỗi chúng ta lại nhớ một thời thơ ấu tươi đẹp. Tôi cũng vậy nhớ lại khi tôi vinh dự được cô tổng phụ trách đeo lên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm thật vui biết mấy.

Chiếc khăn là một hình tam giác to dài và rộng. Qua những bàn tay khéo léo, chiếc khăn đã được dệt nên bởi vải thun mềm. Nhưng có một điều tôi đã thắc mắc khi còn là một cô bé thơ ngây mới bước vào đội mà đến bây giờ tôi mới hiểu ra.

Tại sao chiếc khăn ấy không phải là những màu sắc mà tôi yêu như : vàng, hồng, cam… mà chiếc khăn quàng lại có màu đỏ thắm. Màu đỏ thắm tượng trưng cho màu máu của những anh chiến sĩ đã không tiếc máu xương đổ xuống vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Để mỗi thiếu nhi trên toàn quốc, những chủ nhân tương lai của đất nước luôn biết phấn đấu, học tập, tu dưỡng đạo đức để xứng đáng là một đội viên thiếu niên tiền phong. Luôn biết ơn những thế hệ cha ông.

Chiếc khăn quàng ấy như một người bạn mỗi khi tôi đeo lên, người bạn tri kỷ ấy lại nhắc nhở tôi phải chăm ngoan, học tập tốt để xứng đáng là một đội viên gương mẫu. Mỗi khi đeo chiếc khăn ấy lên, gương mặt của những cô bé, cậu bé đội viên như tươi tắn, rạng rỡ hơn.

Thuyết minh chiếc khăn quàng đỏ – Mẫu 7

Nhắc đến Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là nhắc đến chiếc khăn quàng màu đỏ thắm. Khăn quàng đỏ là biểu tượng, là sức mạnh và là niềm tự hào lớn của thế hệ thiếu nhi Việt Nam.

Khăn quàng đỏ là biểu tượng và đồng phục của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cũng như một số tổ chức thiếu niên ở tại những nước cộng sản. Nó thường là một miếng vải màu đỏ hình tam giác cân, thường làm từ vải bông, lụa hoặc valise. Khăn quàng đỏ được thắt lên cổ áo của đội viên theo một quy tắc nhất định.

Khăn quàng đỏ là một khăn quàng màu đỏ. Thiếu niên đeo khăn quàng đỏ là biểu trưng cho việc mình đã gia nhập tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong.

Khăn quàng đỏ là một hình tam giác cân, chiều cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy. Khăn quàng đội viên có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.25 m, cạnh đáy: 1m. Khăn quàng phụ trách có kích thước tối thiểu: chiều cao: 0.3 m, cạnh đáy: 1,2 m.

Ba đỉnh của khăn quàng đỏ là biểu trưng của sự liên kết giữa 3 thế hệ trong gia đình và 3 tổ chức nòng cốt của chủ nghĩa xã hội: thế hệ cha – thế hệ anh – thế hệ em tương ứng với 3 tổ chức Đảng Cộng Sản – Đoàn Thanh niên Cộng Sản – Đội thiếu niên tiền phong. Đây là điều mà trước đây các gia đình có 3 thế hệ đều theo lý tưởng của và phục vụ cho Đảng Cộng Sản rất tự hào.

Khăn quàng đỏ là một phần cờ Tổ quốc. Màu đỏ tượng trưng cho lý tưởng cách mạng, đeo khăn quàng đỏ, Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh tự hào về Tổ quốc, về Đảng Cộng sản Việt Nam, về Bác Hồ vĩ đại, về nhân dân Việt Nam anh hùng và nguyện phấn đấu để trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đội viên đeo khăn quàng đỏ khi đến trường, sinh hoạt Đội và tham gia các hoạt động Đội.

Thiếu nhi đến độ 8 tuổi đều háo hức được đứng vào hàng ngũ của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, điều đó chứng tỏ sức ảnh hưởng của chiếc khăn quàng đỏ lớn mạnh như thế nào. Khăn quàng đỏ sẽ là điểm nhấn và là dấu son đáng nhớ trong quãng thời gian cắp sách tới trường của mỗi người học sinh.

80 năm ra đời và phát triển, Đội TNTP HCM đã bồi dưỡng, rèn luyện và đóng góp cho đất nước những thế hệ thanh thiếu niên đáng tự hào, đóng góp lớn cho công cuộc chiến đấu, bảo vệ, phát triển Tổ quốc Việt Nam văn minh, hòa bình và giàu đẹp.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thuyết minh về chiếc khăn quàng đỏ (3 Dàn ý + 7 mẫu) Bài văn thuyết minh hay nhất của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *